Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Bé 21 tháng tuổi

sự phát triển của trẻ 21 tháng tuổi

Bé của mẹ đã được 21 tháng tuổi và mẹ biết không, ở tháng tuổi này, con đã bắt đầu phát triển khả năng độc lập rồi đấy. Vậy trong khoảng thời gian này, ba mẹ cần làm gì để con có thể phát triển toàn diện? Mời mẹ cùng tìm đọc bài viết dưới đây của nhà Huggies nhé!

Sự phát triển thể chất của trẻ 21 tháng tuổi

Trong khoảng 11 – 12 kg đối với bé trai, và 9 – 11 kg đối vối bé gái. Trong khi chiều cao của bé trai nằm trong khoảng 79 – 85 cm, và của bé gái nằm trong ngưỡng từ 77 đến 89 cm. Nếu cân nặng và chiều cao của bé 21 tuổi của mẹ chưa đạt, hoặc vượt quá cao so với các mốc kể trên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm về tình trạng của con nhé.

Đây là độ tuổi bé có nguồn năng lượng dồi dào và dường như không biết mệt. Bé 21 tháng tuối rất hiếu động và bắt đầu tỏ vẻ thích thú với những công việc nhỏ nhặt mà bé có thể giúp mẹ như tự mặc quần áo, thu gom đồ chơi, tưới cây,... Mẹ hãy tạo đủ không gian để bé khám phá thế giới xung quanh, đồng thời cần chú ý tới sự an toàn của bé. Sự phát triển thể chất của con được biểu hiện việc:

  • Con có thể cúi xuống và đứng dậy vững vàng, không bị mất thăng bằng.
  • Con có thể lắc lư, múa hoặc nhảy theo điệu nhạc
  • Con có thể nhảy từ bậc thềm xuống đất
  • Con có thể tự lên xuống cầu thang
  • Con có thể tự thay quần áo mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ
  • Con có thể sử dụng muỗng để xúc thức ăn thành thạo
  • Con có thể sử dụng xe đạp ba bánh
  • Con có thể kéo thêm đồ chơi bằng gỗ

Tóm lại, kỹ năng vận động của con trong giai đoạn này đã phát triển ngày càng hoàn thiện, tạo tiền đề cho sự phát triển của giai đoạn tiếp theo.

Tham khảo:

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ

Sự phát triển nhận thức và cảm xúc của trẻ 21 tháng tuổi

Bên cạnh sự phát triển về thể chất, trẻ 21 tháng tuổi cũng thể hiện sự phát hiện nhanh về mặt trí tuệ, cảm xúc và cả khả năng ngôn ngữ:

  • Con có thể nhận biết sự khác biệt giữa các màu sắc và hình dạng khác nhau.
  • Con có thể biết bắt chước những hành động, lời nói, cử chỉ của người thân xung quanh khá nhanh.
  • Con có thể biểu đạt cảm xúc: khóc khi bị mẹ la mắng, vui vẻ khi được đáp ứng đúng nhu cầu. Đây là thời điểm mẹ nên bắt đầu dạy trẻ về các hành vi tích cực. Hãy khuyến khích khi bé cư xử tích cực để bé biết nên phát huy và tỏ thái độ không vừa ý khi bé cư xử không đúng.
  • Con có thể ghi nhớ được trên 20 từ, nói chuyện lưu loát hơn, và bắt đầu thích ngân nga và hát. 
Sự phát triển nhận thức và cảm xúc của trẻ 21 tháng

Chế độ dinh dưỡng của trẻ 21 tháng tuổi

Với bản tính tò mò trong độ tuổi này, mẹ nên khuyến khích bé 21 tháng tuổi thử các loại đồ ăn mới, hoa quả mới để được trải nghiệm thêm về nhiều mùi vị. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bé, vì thế mẹ cần lưu ý đảm bảo các nguyên tắc dinh dưỡng sau cho bé:

  • Cần được cung cấp đủ chất xơ từ hoa quả, rau xanh, sữa chua lợi khuẩn.
  • Cần được bổ sung nước lọc, nước hoa quả để bổ sung lượng khoáng chất và vitamin cần thiết, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi.
  • Cần được cung cấp 5000ml sữa/ngày. Mẹ nên duy trì việc cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đến khi bé được 24 tháng tuổi.
  • Ở thời điểm bé 21 tháng tuổi, chiếc răng hàm dưới thứ hai của bé có thể đang mọc. Do đó, mẹ nên lưu ý theo dõi để vẫn bổ sung đủ chất dinh dưỡng khi con khó chịu, chán ăn.

Tham khảo: Làm gì khi trẻ biếng ăn

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý những điểm sau để con có thể phát triển tối ưu:

  • Bổ sung vitamin D cho con bằng cách cho con tắm nắng, vận động ngoài trời, hoặc bằng các thực phẩm dinh dưỡng giàu canxi, vitamin D.
  • Bổ sung 5mg kẽm.ngày cho con để kích thích vị giác, tạo sự ngon miệng, phát triển chiều cao và cân nặng đúng chuẩn.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như: lysine, crom, vitamin nhóm B,... cho con để tăng cường đề kháng trong giai đoạn này.
  • Đưa con đi tiêm chủng đúng hạn.
  • Đăng ký lớp học bơi cho con để thúc đẩy sự phát triển về thể chất.
  • Kích thích khả năng ngôn ngữ, trí tuệ của con bằng các bộ đồ chơi trí tuệ, hoặc đưa con tham gia các câu lạc bộ, khu vui chơi đúng tuổi. Tại đây, con có thể vui chơi với các bạn đồng trang lứa và luyện tập khả năng sử dụng ngôn ngữ, điều khiển cảm xúc của bản thân.
  • Giữ vệ sinh thân thể cho con sau vui chơi ngoài trời
  • Đảm bảo chế biết thực phẩm hợp vệ sinh.
  • Duy trì giấc ngủ từ 11 – 12 giờ vào ban đêm và 1,5 – 3 tiếng ngủ ngắn ban ngày để đảm bảo bé ngủ đủ giờ để đáp ứng nhu cầu phát triển.

Tham khảo: Giấc ngủ của trẻ

Trong giai đoạn này, một số bé đã sẵn sàng cho việc tập ngồi bô. Mẹ có thể khuyến khích bé tập tự đi vệ sinh, nhưng không nên cố ép vì mốc thời gian để hoàn thiện kỹ năng này là ở thời điểm bé được 2,5 – 3 tuổi.

Mẹ có thể tiếp tục theo dõi sự phát triển của

Bé 22 tháng tuổi

Bé 23 tháng tuổi

Bé tròn 2 tuổi

Cũng như tham khảo cách chăm sóc bé tại Góc chuyên gia Huggies nhé.  

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;