Tất cả các chuyên mục
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Cho con bú

Cho con bú đúng cách

Bài viết này đã nhận được sự tham vấn từ bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh - chuyên khoa Nội Nhi của bệnh viện Nhi Đồng 1 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh vì ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết, sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể giúp con chống lại bệnh tật và viêm nhiễm. Chính vì lý do này, nếu mẹ không có vấn đề gì về sức khỏe thì trẻ được khuyến khích cho bú sữa mẹ trong vòng ít nhất 6 tháng đầu sau khi sinh. Thực tế, sữa mẹ không chỉ có nhiều lợi ích cho bé mà còn cho chính bản thân mẹ. Đây cũng là một cách gắn bó tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và bé ở những năm tháng đầu đời. Qua bài viết sau đây, Huggies sẽ giúp bạn lý giải những lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ, đồng thời đưa ra một số lời khuyên cho trẻ bú đúng cách.

>> Xem thêm: Lợi ích cho con bú mẹ là hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ đối với trẻ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì những lý do sau:

  • Sữa mẹ có đầy đủ tất cả lượng carbohydrate, protein, chất béo và vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trong từng giai đoạn.
  • Sữa mẹ cũng chứa các kháng thể để giúp hệ miễn dịch của bé chống lại sự xâm nhập của các bệnh tật và viêm nhiễm như viêm phổi và tiêu chảy.
  • Sữa mẹ sẽ dễ tiêu hóa cho bé hơn là sữa công thức.
  • Sau khi sinh, tuyến sữa của người mẹ sẽ tiết ra một chất có tên là Colostrum còn gọi là sữa non, mang hàm lượng dinh dưỡng cao, cực kỳ tốt và có lợi cho em bé.
  •  

    Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ đối với trẻ

    Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ đối với trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

    Lợi ích sữa đối với mẹ

  • Giúp tử cung mau trở lại kích thước và hình dạng trước khi mang thai, nhờ sự kích thích giải phóng của hoocmon oxytocin.
  • Giúp mẹ mau lấy lại dáng sau khi sinh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cho con bú có thể giúp các bà mẹ giảm được cân khá nhanh.
  • Giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng.
  • Giảm tỷ lệ mắc bệnh loãng xương.
  • Giúp mẹ có sự gắn kết gần gũi hơn với bé.
  • Sữa mẹ tiện dụng ở mọi lúc mọi nơi, không cần phải chuẩn bị, hâm nóng, làm sạch hay vô trùng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho mẹ.
  •  

    Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ mang đến nhiều nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bé

    Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển não của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

    Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ tốt cho trẻ

    Dinh dưỡng trong sữa non

    Như các mẹ đã biết, sữa non là sữa được tiết ra trong vài giờ đầu cho đến hết tuần sau sinh. Sữa non có màu vàng nhạt, đặc sánh, rất giàu chất đạm, kháng thể, bạch cầu và vitamin A.

  • Lượng chất đạm có trong sữa non cao gấp 10 lần trong sữa trưởng thành.
  • Sữa non chứa rất nhiều kháng thể quý giá như IgG, IgA, IgD, IgM và một số chất chống nhiễm trùng như fibronectin (tăng cường bạch cầu), interferon (chống siêu vi trùng). Đặc biệt hơn, trong sữa non còn có rất nhiều tế bào miễn nhiễm như đại thực bào 40%, lymphocyte 10% và nhiều nhất là bạch cầu trung tính 50%. Do đó, nếu trẻ sơ sinh được bú sớm ngay sau sinh cho tới 6-9 tháng đầu sẽ không bị mắc các bệnh như ho gà, sởi, tiêu chảy và ít bị viêm đường hô hấp.
  • Trong sữa non có rất giàu vitamin A giúp bé phòng ngừa bệnh khô mắt và ít bị các bệnh nhiễm khuẩn nặng.
  • Bên cạnh đó, sữa non còn có tác dụng xổ nhẹ vừa giúp tống nhanh phân xu ra khỏi đường tiêu hóa vừa giúp hạn chế tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh.
  • Dinh dưỡng trong sữa mẹ

  • Casein: Đây là chất đạm đặc biệt có trong sữa mẹ giúp ngăn chặn các bệnh viêm tai, nhiễm trùng hô hấp, dị ứng và tiêu chảy.
  • Sắt: Mặc dù, chất sắt có trong sữa bột và sữa bò nhiều hơn trong sữa mẹ nhưng thành phần sắt trong sữa mẹ lại dễ hấp thu hơn cho bé.
  • Lactose: Sữa mẹ có rất nhiều lactose giúp bé thu nhận chất sắt dễ dàng hơn.
  • DHA: Đây là một loại acid béo không no cần thiết thuộc nhóm Omega 3 giúp phát triển trí não và mắt cho trẻ.
  • Lipase: Loại men này giúp bé thu nhận chất mỡ và tiêu hóa tốt.
  • Lactase: Đây là một enzyme giúp thu nhận đường lactose trong sữa mẹ, đồng thời giúp điều hòa sinh khuẩn đường ruột, phát triển não bộ và thần kinh.
  • Amylase: Amylase là loại enzyme rất tốt giúp tiêu hóa các chất bột.
  • Cho bé bú đúng cách đảm bảo đủ lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ

    Đầu tiên, mẹ hãy tìm một tư thế phù hợp cho cả mẹ và bé. Mẹ nên ngồi trên một chiếc ghế thoải mái hoặc ghế sofa, chân nâng lên cao một chút. Kê một cái gối sau lưng và trong lòng bạn để hỗ trợ em bé, điều quan trọng là bạn phải thư giãn và thoải mái.

    Giữ em bé ở vị trí nằm ngang, mặt hướng về phía mẹ, đầu ngang với núm vú của mẹ. Bạn có thể dùng ngón tay của mình để nâng hay điều chỉnh nhẹ nhàng cho núm vú vào miệng bé.

    Nếu bé quay mặt đi chỗ khác thì hãy nhẹ nhàng xoay bé lại, hướng vào núm vú mẹ. Để bé chịu mở miệng bú, hãy nhẹ nhàng đưa bé đến gần rồi lại tách ra khỏi đầu vú mẹ.

    Khi thấy miệng bé đã mở rộng, bạn hãy cho mặt bé áp sát vào ngực, cằm chạm trước, làm sao để môi dưới và lưỡi của bé tiếp xúc với vú mẹ đầu tiên. Khi bé đã ngậm được đầu vú, hãy giữ bé ở tư thế chắc chắn, ổn định sát vào ngực mẹ.

    Để nút được sữa thì em bé phải dùng miệng siết mạnh vùng phía sau núm vú mẹ. Khi bé đã nút xong vú bên này thì mẹ dùng tay nhẹ nhàng để miệng bé ra và cho bú tiếp vú bên kia.

    Bạn nên cho con bú trong vòng 10 đến 15 phút mỗi bên vú, 8 đến 12 lần trong vòng mỗi 24 giờ.

    >> Xem thêm: Cho bé bú đúng cách

    Các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng mẹ nên ăn khi cho con bú

    Khi cho con bú, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ cũng sẽ cao hơn vì mẹ cần ăn để cung cấp dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Chính vì điều này, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình hơn và chọn những thực phẩm phù hợp cho cả hai mẹ con.

    Phụ nữ cho con bú sẽ có nhu cầu năng lượng khá cao, cùng với nhu cầu bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, lipid, các loại vitamin như B2, vitamin C, folate, Vitamin A, canxi, và chất sắt. Một số thực phẩm vừa giàu dinh dưỡng cho mẹ vừa tốt cho chất lượng sữa dành cho bé có thể kể đến:

  • Thịt: các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,...
  • Cá và hải sản: cá hồi, rong biển, tôm, cua,...
  • Rau củ quả: bông cải, cà chua, bắp cải,...
  • Trái cây: trái cây mọng chín,...
  • Các loại hạt: hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt lanh,...
  • Mẹ cần lưu ý hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn vì chúng không chứa nhiều chất dinh dưỡng như thực phẩm đã qua chế biến, đồng thời chúng cũng chứa nhiều calo, đường và chất béo không lành mạnh.

    Ngoài ra, phụ nữ cho con bú cũng cần bổ sung thêm 1 số vitamin tổng hợp, vitamin D và omega-3 (DHA) nhằm bù đắp lại sự thiếu hụt dinh dưỡng do quá trình thai nghén và giúp kích thích phát triển về mặt thể chất và trí tuệ cho trẻ nhỏ.

    Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp bé hấp thụ dinh dưỡng tốt

    Phụ nữ cho con bú cần bổ sung thêm các dinh dưỡng cần thiết như vitamin, sắt,... (Nguồn: Sưu tầm)

    Mách mẹ bí quyết để có nguồn sữa dồi dào cho con bú

    Chế độ dinh dưỡng

  • Mẹ nên ăn uống đầy đủ và cân đối các nhóm chất gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin, các khoáng chất,… Bên cạnh đó. các mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm lợi sữa như thịt thăn bò, móng giò, quả sung, rau ngót, đu đủ, khoai lang,… Đồng thời, tránh xa một số loại thực phẩm có thể gây mất sữa như dưa cải muối, lá lốt, bắp cải, mướp đắng hoặc thực phẩm công nghiệp, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, chua, cay nóng,…
  • Uống tối thiểu 8 ly nước (khoảng 2 lít) mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không uống cà phê và đồ uống chứa cồn như nước ngọt đóng chai, bia, hay rượu. Trong trường hợp mẹ phải dùng thuốc tây thì phải được kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi trẻ từ 4 tháng tuổi, mẹ nên tăng cường bổ sung chất sắt để bé được bú nguồn sữa chứa sắt dồi dào.
  • Tập luyện

  • Các mẹ nên vận động nhẹ nhàng hai tuần đầu sau sinh, sau đó có thể tăng mức vận động và tăng thời gian vận động nhiều hơn.
  • Massage ngực mỗi ngày giúp kích thích việc tiết sữa, ngăn ngừa nguy cơ tắc sữa và lưu thông máu.
  • Sinh hoạt, nghỉ ngơi

  • Mẹ nên ăn uống đúng giờ, điều độ, không thức khuya và cần ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Dành thời gian thư giãn như ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách… để tránh căng thẳng, stress làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
  • >> Xem thêm:

  • Cách kích sữa về nhiều cho con bú
  • Chế độ ăn uống hợp lý khi cho con bú
  • Lời khuyên khi cho con bú

  • Cố gắng cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt sau khi sinh.
  • Hạn chế số người thăm nuôi ngay sau khi sinh để bạn có nhiều cơ hội tiếp xúc, ôm ấp và cho bé bú.
  • Luôn uống đủ nước vì quá trình tiết sữa sẽ khiến mẹ bị thiếu nước.
  • Hạn chế sử dụng caffeine vì khoảng 1% lượng caffeine này sẽ chuyển vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Trẻ nhỏ cũng rất khó chuyển hóa được chất này.
  • Cho bé bú càng lâu càng tốt, một số bé mới sinh có thể cần tới 45 phút để bú mẹ.
  • Cố gắng không hạn chế thời gian và tần suất cho bé bú.
  • Đừng cố cho bú khi bé đang khóc mà hãy dỗ bé nín trước rồi sau đó bắt đầu cho bú.
  • Nếu núm vú bạn bị sưng hoặc nứt, hãy thử thoa thuốc mỡ nhẹ nhàng lên đó, và cần đảm bảo rằng nó không độc hại, đặc biệt là đối với bà mẹ đang cho con bú.
  • Nếu bạn hút thuốc thì cần phải từ bỏ thói quen này từ lâu trước khi bắt đầu cho con bú, vì nó có thể làm cho sữa có vị rất tệ và không tốt cho bé.
  • Cố gắng tránh sử dụng loại áo ngực có gọng dưới khi cho con bú vì chúng có thể gây nhiễm trùng.
  • Cho con bú sữa mẹ và tiêm vắc-xin ngừa COVID-19

    Phụ nữ đang cho con bú và đang cân nhắc việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cần lưu ý:

  • Hiện tại, vẫn chưa có thông tin về tính an toàn của vắc-xin phòng COVID-19 trên phụ nữ đang cho con bú hoặc trẻ đang bú mẹ. Tuy nhiên, vì vắc-xin này không phải là vắc-xin vi-rút sống và mRNA không xâm nhập vào nhân tế bào của người được tiêm chủng và bị phân hủy nhanh chóng, nên về mặt sinh học và lâm sàng, vắc-xin không có khả năng gây rủi ro cho trẻ đang bú mẹ.
  • Hiệu quả của vắc-xin ở phụ nữ đang cho con bú được mong đợi là tương tự như hiệu quả ở phụ nữ không cho con bú.
  • WHO SAGE đã khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú hoặc đang vắt sữa nên tiêm vắc-xin phòng COVID-19, đồng thời cũng khuyến cáo rằng các bà mẹ đã được tiêm chủng COVID-19 tiếp tục cho con bú sau tiêm chủng.
  •  

    WHO SAGE khuyến cáo các phụ nữ cho con bú nên tiêm vắc-xin phòng COVID-19

    WHO SAGE khuyến cáo các phụ nữ cho con bú nên tiêm vắc-xin phòng COVID-19 (Nguồn: Sưu tầm)

    >> Xem thêm:

    Hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách, trẻ không bị sặc sữa

    Một số câu hỏi thường gặp khi cho trẻ bú sữa mẹ

    Vì sao 2 ngày đầu sau sinh, mẹ nên cho trẻ bú 5-7ml trong mỗi lần bú?

    Dung tích dạ dày của trẻ mới sinh chỉ bằng đầu ngón tay cái, nếu mẹ cho trẻ bú lượng sữa công thức quá nhiều làm giãn dạ dày. Sau đó, bé bú lại mẹ thì lượng sữa là không đủ vì sữa mẹ trong những ngày đầu là sữa non nên rất ít. Tuy nhiên, sữa non vẫn đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cho bé:

  • Lượng sữa non tuy ít nhưng lại có độ đậm cao.
  • Sữa non nhiều protein kháng khuẩn, giàu kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiễm khuẩn, dị ứng và có khả năng miễn dịch nhiều bệnh.
  • Thiết lập hệ lợi khuẩn giúp đường ruột thích nghi với cuộc sống ngoài tử cung.
  • Sữa non giàu vitamin A, E, giàu Natri, Kẽm và Kali.
  • Bên cạnh đó sữa non có tác dụng xổ nhẹ giúp trẻ dễ đi phân su nhanh hơn.
  • Các cữ bú nên kéo dài bao lâu là đủ?

    Mẹ hãy chú ý cho trẻ sơ sinh bú ít nhất 8-12 lần trong 24 giờ hoặc sau 2-3 giờ (tính từ thời điểm bắt đầu cho đến khi bắt đầu cữ bú tiếp theo). Mỗi cữ bú sữa mẹ khoảng 10-15 phút cho một bên vú.

    Thậm chí, thời gian bú có thể dao động từ 60-120 phút/lần. Một số bé đòi bú cả hai bên vú ngay từ những ngày đầu, một số khác chỉ có nhu cầu bú mỗi lần một bên. Trong lần tiếp theo, mẹ hãy cho bé bú bên còn lại để đảm bảo cả hai bầu vú đều được kích thích và bú cạn thường xuyên.

    Trẻ khóc nhiều quá có phải do đói sữa mẹ không?

    Một số nguyên nhân khiến bé khóc mẹ có thể để ý như sau:

  • Bé đói: Mẹ cần lưu ý các dấu hiệu đòi bú.
  • Sữa có mùi vị khác lạ: Do mẹ sử dụng các loại đồ uống như cafe, trà.
  • Bé muốn ngậm bú cái gì đó.
  • Bé đang cô đơn, cần mẹ ở gần và trò chuyện.
  • Bé mệt mỏi hoặc ngủ không đủ giấc.
  • Bé bị ướt tã.
  • Bé cần sự giúp đỡ của bố mẹ vì có điều gì đó khó chịu như áo quần, chỉ cột tay,...
  • Trẻ muốn di chuyển, hoạt động.
  • Có thể bé nóng hoặc lạnh.
  • Trẻ khó chịu do môi trường xung quanh ồn ào, ánh sáng,...
  • Bé chỉ muốn khóc, các cơn khóc có thể kéo dài đến 8 tuần rồi sẽ giảm dần.
  •  

    Cho con bú sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích như tăng đề kháng, dễ tiêu hóa

    Trẻ quấy khóc do nhiều nguyên nhân như đói, tã ướt khó chịu môi trường xung quanh,... (Nguồn: Sưu tầm)

    Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết được những lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nếu bố mẹ muốn tìm hiểu những thông tin hữu ích khách có thể tham khảo chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia trên website Huggies nhé!

    Xem thêm các sản phẩm Huggies với giá cực ưu đãi kèm nhiều quà tặng hấp dẫn: Miếng lót Huggies, Tã dán Huggies, Tã quần HuggiesKhăn ướt em bé Huggies

    Nguồn tham khảo:

    https://www.cdc.gov/nccdphp/dnpao/features/breastfeeding-benefits/index.html

    https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding/benefits/

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
    Chăm sóc bé 02/01/2019

    Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

    Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

    biểu đồ phát triển của bé
    Chăm sóc bé 15/01/2019

    Biểu đồ phát triển của bé

    Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

    Bà bầu và bệnh thiếu máu
    Mang thai 10/12/2018

    Bà bầu và bệnh thiếu máu

    Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

    Nguyễn Phước Mỹ Linh

    Avatar expert

    Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;