Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Các thông tin về bệnh chàm Eczema

Các thông tin về bệnh chàm Eczema

Bệnh chàm Eczema (bệnh viêm da dị ứng) là bệnh da không lây truyền nhưng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh chàm Eczema gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người lớn lẫn trẻ nhỏ. Cùng Huggies tìm hiểu về loại bệnh này ngay trong bài viết dưới đây để bảo vệ con nhỏ. 

Bệnh chàm Eczema là bệnh gì ?

Bệnh chàm Eczema hay còn gọi là bệnh viêm da dị ứng là bệnh trên da không lây truyền, diễn ra từng đợt, dai dẳng hay tái phát, xảy ra tình trạng viêm da. Bệnh này phổ biến nhất ở những người có tiền sử gia đình bị rối loạn dị ứng, bao gồm bệnh hen suyễn hay sốt mùa hè.

Bệnh chàm dị ứng là một bệnh phổ biến làm cho da trở nên đỏ, khô, ngứa, có vảy và nghiêm trọng hơn, có thể chảy nước, chảy máu và đóng vảy, gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Đôi khi da người bệnh có thể bị nhiễm trùng. Bệnh có thể trở nặng hay nhẹ do những nguyên nhân không rõ ràng.

Mặc dù bệnh chàm ảnh hưởng đến tất cả các lứa tuổi, nhưng bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ hai đến sáu tháng tuổi vì làn da trẻ sơ sinh khá nhạy cảm và biến mất khi trẻ lên sáu tuổi. Trong thực tế, hơn một nửa người bị bệnh chàm có dấu hiệu của bệnh trong vòng 12 tháng đầu tiên và 90% người bệnh mắc phải bệnh trước khi được năm tuổi.

Mặc dù hầu hết trẻ em khi trưởng thành đều không còn mắc bệnh, nhưng cũng có một tỷ lệ nhỏ bị bệnh chàm nặng vào tuổi trưởng thành. Khi trở nặng, tình trạng không chỉ gây khó khăn cho cá nhân, mà cả gia đình, bạn bè và nhân viên y tế.

Các triệu chứng của bệnh chàm dị ứng

  • Gây ngứa da từ nhẹ đến nặng (triệu chứng này giúp phân biệt giữa bệnh chàm và các loại phát ban trên da khác).
  • Định kỳ phát ban. Da khô, đỏ, loang lổ hoặc nứt da. Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuất hiện phát ban trên mặt, khuỷu tay hoặc đầu gối. Ở trẻ lớn hơn và người lớn, phát ban ít xuất hiện trên mặt, mà phổ biến hơn trên bàn tay, cổ, trong nếp gấp khuỷu tay hay đầu gối và mắt cá chân.
  • Da nổi mụn nước nhỏ.
  • Da dày và thô nhám.
  • Nhiễm trùng da do nhiễm khuẩn.

chăm sóc bé sơ sinh bị bệnh chàm Eczema

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm dị ứng

Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh chàm hiện nay vẫn chưa xác định rõ, nhưng có thể có liên quan đến các yếu tố bên trong và bên ngoài sau đây:

Yếu tố bên trong:

  • Gia đình có tiền sử bệnh chàm, hen suyễn hay dị ứng theo mùa (được xem là nguyên nhân chủ yếu).
  • Nếu cả cha và mẹ mắc bệnh chàm, 80% trẻ cũng sẽ có nguy cơ mắc phải.
  • Một số loại thực phẩm và rượu (sản phẩm từ sữa và lúa mì, cam, quýt, trứng, các loại đậu, hải sản, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản và chất tạo màu).
  • Căng thẳng.

Yếu tố bên ngoài:

  • Chất kích thích: khói thuốc lá, hóa chất, thời tiết (nóng và ẩm ướt hoặc lạnh và khô), điều hòa không khí hoặc máy sưởi.
  • Chất gây dị ứng: bụi bặm, nấm mốc, các loại cỏ, phấn hoa thực vật, thực phẩm, thú cưng và quần áo, xà phòng, dầu gội và bột giặt, mỹ phẩm và chất tẩy trong nhà vệ sinh.

Bao lâu thì bệnh chàm dị ứng biến mất?

Triệu chứng của bệnh chàm có xu hướng giảm dần theo thời gian. Đối với phần lớn các bệnh nhân, triệu chứng hầu như biến mất, mặc dù da có thể khô và nhạy cảm hơn.

Làm thế nào để kiểm soát bệnh chàm?

Mặc dù bệnh chàm không phải là một căn bệnh đe dọa tính mạng, nhưng chắc chắn ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và gia đình của họ. Ngứa vào ban đêm có thể gây mất ngủ cho trẻ, cha mẹ và anh chị em trong gia đình. Nó có thể gây căng thẳng trong mối quan hệ gia đình. Khi bệnh trở nặng trẻ có thể phải nghỉ học, người lớn không thể đi làm, ảnh hưởng đến hoạt động bản thân và gia đình.

Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo mục Chăm sóc da trẻ em hoặc Chăm sóc bé 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;