Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Sinh con dưới nước tại bệnh viện

Sinh con dưới nước tại bệnh viện

Sinh con dưới nước tại bệnh viện

Hiện nay tuy chưa phổ biến tại Việt Nam nhưng có nhiều người đã bắt đầu quan tâm đến hình thức sinh con dưới nước.

Tham khảo: Sinh con dưới nước

Với nhiều phụ nữ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ đang cảm thấy lo lắng về kinh nghiệm sinh nở, thì việc sinh con dưới nước ở bệnh viện sẽ là một giải pháp đáng lưu ý trong tương lai.

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng việc sinh con dưới nước chỉ phù hợp với những phụ nữ vừa trải qua một thai kỳ khỏe mạnh và muốn sinh đẻ tự nhiên.

Tham khảo: Sinh thường

Đối với những phụ nữ muốn sinh con dưới nước, họ cần có sự giúp đỡ của một nữ hộ sinh và một đội ngũ hỗ trợ y tế trong trường hợp cần thiết.

Nếu muốn tìm hiểu thông tin về phương pháp sinh con dưới nước, hãy tham khảo ý kiến của những người đã có kinh nghiệm ở nước ngoài, họ sẽ chỉ cho bạn biết phải làm gì. Phụ nữ thường rất thích chia sẻ những kinh nghiệm nên chắc chắn bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin và những lời đề nghị hữu ích.

Lớp học tiền sản cũng là nơi bạn có thể tìm hiểu những thông tin về việc sinh con dưới nước. Hãy đem vấn đề này ra bàn luận cùng mọi người để có thêm thông tin và hướng dẫn để có một cách hiểu đúng về vấn đề này.

Lên kế hoạch sinh con dưới nước ở bệnh viện

Theo kinh nghiệm của các nước đã áp dụng biện pháp này cho các sản phụ thì việc chuẩn bị và lên kế hoạch cũng khá đơn giản. Sẽ có một nữ hộ lý chăm sóc cho bạn. Khi lựa chọn nữ hộ sinh cho mình, bạn nên thảo luận với họ về quyết định sinh con dưới nước và xem thử liệu họ có đủ thiết bị, kinh nghiệm, vốn kiến thức và thái độ đúng mực để hướng dẫn bạn làm điều đó hay không?

Nếu đã chọn được người chăm sóc rồi thì nên hỏi họ xem trung tâm y tế mà bạn đã đăng ký sử dụng bồn tắm hay hồ nước để sinh.

Một số câu hỏi gợi ý mà bạn nên hỏi bác sĩ

Có bao nhiêu người cũng sử dụng hồ như bạn?

Liệu ở đó luôn có sẵn các bà đỡ có đủ chuyên môn và kinh nghiệm?

Đã bao giờ có hậu quả nào không hay xảy ra trong hoặc sau khi sinh ở đây chưa?

Liệu bạn có cần phải đăng ký trước một hồ dành để sinh con không?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu có ai đó đang sử dụng ngay lúc bạn cần đến nó?

Nếu có chuyện gì đó khiến bạn không đến đó được thì liệu bạn hoặc nữ hộ sinh có thể mang một cái khác để dùng không?

Ở một số nước như Úc, luôn có những nữ hộ sinh có sẵn các loại hồ phục vụ việc sinh con, các bà bầu ở đó có thể thuê của họ.

Ưu và nhược điểm của việc sinh con dưới nước

Ở những nước đã áp dụng phương pháp này, có rất nhiều ý kiến trái chiều bởi nó vừa có mặt lợi nhưng cũng không thiếu mặt hại. Bạn cần thu thập đầy đủ thông tin để có đánh giá khách quan và tự quyết định cho mình.

Dưới đây là một số ưu điểm:

Việc ở dưới nước có thể giúp bạn bớt thấy đau hơn trong suốt quá trình chuyển dạ.

Nhiều phụ nữ cảm thấy ở dưới nước riêng tư hơn và điều đó giúp họ có cảm giác tự kiểm soát tình huống.

Việc nổi trên mặt nước khiến cho bạn tìm được tư thế sinh thoải mái một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Sinh dưới nước có thể giúp các bà mẹ giảm bớt trạng thái căng thẳng và cảm thấy thư thái hơn.

Không khí sẽ thư giãn hơn một ca sinh thường nên bạn có nhiều thời gian để vượt qua mà không quá bị áp lực.

Tìm hiểu về quá trình sinh con dưới nước

Tuy nhiên, sinh dưới nước cũng có những nhược điểm riêng:

Nó có thể làm cho quá trình chuyển dạ kéo dài, làm chậm quá trình sinh đẻ của bạn lại lâu đến mức có thể bạn sẽ bị mắc kẹt với nó.

Tham khảo: Dấu hiệu chuyển dạ

Bạn rất có thể sẽ bị chuột rút, đặc biệt là khi bồn tắm quá nhỏ.

Nếu bạn có biến chứng và bắt đầu chảy máu, bác sĩ khó có thể biết được là bạn đã mất bao nhiêu máu và điều đó có thể sinh ra nguy hiểm.

Tuy hiếm xảy ra nhưng em bé sinh dưới nước có nguy cơ gặp các vấn đề về đường hô hấp, đứt dây rốn và chảy máu, nhiễm trùng.

Dù bạn muốn sinh con bằng hình thức nào, nhớ rằng đó phải là lựa chọn của bạn. Đừng bị chi phối bởi bạn bè hay gia đình gì cả. Bạn nên nghiên cứu kỹ các tình huống có thể xảy ra và quyết định cái nào hợp với hoàn cảnh của mình và gia đình.

Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ về Góc Chuyên Gia của HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé.

Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

sinh ba khác trứng
Sinh con 30/11/2018

Sinh ba khác trứng

Có đa thai luôn luôn là một điều thú vị trong đó thì sinh ba cũng thu hút nhiều sự chú ý của các cá nhân quan tâm tìm hiểu. Nhưng làm thế nào để sinh ba? Liệu chúng có giống hệt nhau? Bạn sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp đó?

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai
Bé tập đi 15/01/2019

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai

Con trai và con gái có rất nhiều đặc điểm khác biệt, thể hiện trong cách chơi, cách giao tiếp, cách thể hiện yêu thương. Do đó, các loại tã của Huggies được nghiên cứu và sản xuất với những thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng tốt nhất với sự khác nhau của con trai và con gái, đem đến cho bé những giây phút dễ chịu và thoải mái.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;