Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Xuất viện sau khi sinh

Xuất viện sau sinh

Nằm lại bệnh viện bao lâu sau khi sinh con tùy thuộc vào việc bạn sinh thường hay sinh mổ. Ngoài ra, mỗi bệnh viện cũng có quy định riêng về việc cho sản phụ xuất viện. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu trước để có thời gian lưu lại bệnh viện đúng như mong muốn. Một số sản phụ muốn được về nhà ngay sau khi sinh (tất nhiên phải được bác sĩ cho phép), sau đó nhờ nữ hộ sinh đến nhà thăm khám, số khác lại muốn nằm viện càng lâu càng tốt. Chuyện xuất viện sớm rồi nhờ nữ hộ sinh đến nhà chăm sóc vào tuần đầu sau khi sinh cũng có cái hay. Như vậy, bạn có thể hỏi nữ hộ sinh về mọi vấn đề phát sinh, trong lúc đó, bạn và bạn đời sẽ sắp xếp lại sinh hoạt trong nhà khi có thêm thành viên mới. Cùng Huggies tìm hiểu ngay các kiến thức mới ngay sau khi xuất viện nhé!

Thu thập kiến thức

Những ngày nằm trong bệnh viện, bạn hãy tranh thủ học hỏi kinh nghiệm của các nữ hộ sinh. Có thắc mắc gì bạn cứ hỏi ngay, lắng nghe lời họ khuyên bảo và áp dụng những gì mình thấy hữu ích. Một số bệnh viện phụ sản có tổ chức lớp học hướng dẫn cách chăm sóc bé, cụ thể như cách cho bé bú mẹ, tắm bé và dỗ dành bé. Nếu có điều kiện, bạn hãy tham gia các lớp học này.

Tiêm chủng

Ở bệnh viện, bé sẽ được tiêm phòng theo định kỳ. Đầu tiên là vitamin K, người ta có thể cho bé tiêm một liều ngay sau khi chào đời hoặc chia thành 3 liều để uống. Liều 1 uống ngay sau khi sinh, liều 2 khi bé được 4 ngày tuổi và liều 3 lúc bé được 4 tuần tuổi. Ngoài ra, bé còn được tiêm liều đầu tiên phòng bệnh viêm gan siêu vi B ngay sau khi sinh. Nếu bạn định xuất viện sớm, bạn cần chắc rằng mình đã nắm rõ mọi thông tin cần thiết liên quan đến chuyện tiêm ngừa cho bé.

Quy trình thăm khám

Quy trình thăm khám ở bệnh viện có thể làm bạn khó chịu khi hết bác sĩ đến hộ lý vào thăm hỏi, kiểm tra. Nếu ở đó có sẵn bảng “Xin đừng làm phiền”, bạn không cần phải ngại, cứ lấy treo lên nắm cửa, nhất là khi bạn đang cho bé bú hoặc định chợp mắt một chút.

Dinh dưỡng khi nằm viện

Nếu thức ăn bệnh viện chuẩn bị không đủ no hoặc không vừa miệng, bạn có thể thủ sẵn vài món ăn vặt trong phòng. Sau cơn “vượt cạn”, bạn thật sự mệt và cơ thể cần bổ sung dưỡng chất để tái tạo năng lượng. Nếu cho bé bú mẹ, bạn có thể thấy đói liên tục. Ngoài ra, cho bé bú mẹ còn có thể khiến bạn thấy khát khô cổ. Vì vậy, bạn nên để sẵn một chai hoặc ly nước kế bên trước khi cho bé bú.

Khách đến thăm

Bệnh viện thường quy định nghiêm ngặt về giờ thăm bệnh. Như vậy cũng tốt, để các sản phụ được nghỉ ngơi yên tĩnh. Thông thường sau bữa trưa sẽ là giờ thăm bệnh. Lúc này, không khí có thể trở nên hết sức náo nhiệt. Để tránh tình trạng quá ồn ào, nếu có thể, bạn hãy hạn chế nhiều người vào thăm cùng một lúc, cố gắng sắp xếp sao cho người này ra rồi người kia mới vào. Dù bản thân bạn có thể thấy không cần nghỉ ngơi, nhưng hãy nghĩ đến những sản phụ khác cùng phòng và tuân thủ đúng quy định về giờ thăm bệnh. 

Thông thường, bạn bè vào thăm hay tặng hoa. Tuy nhiên, bạn có thể gợi ý cho họ chọn món gì đó để trang trí giường cũi, xe đẩy hay đồ dùng cho bé. Nếu được tặng nhiều hoa, bạn nên cẩn thận hương hoa có thể quá nồng khi bé nằm trong phòng máy lạnh.

Cho bé bú mẹ

Giây phút đầu tiên lúc mới tập cho bé bú mẹ có thể đầy khó khăn nhưng cũng thật nhiều cảm xúc. Lần đầu, hai mẹ con cùng hợp tác để làm quen với một thứ vô cùng mới mẻ, nhưng một khi làm được rồi, mọi chuyện trở nên dễ như không. Các hộ lý sẽ góp ý cho bạn cách đạt hiệu quả tốt nhất. Có thể mỗi người đưa ra một cách, bạn hãy tiếp nhận và sàng lọc, chọn ra cách nào phù hợp với hai mẹ con, đừng để nghe nhiều quá rồi cảm thấy rối, cuối cùng chẳng biết làm sao. 

Cho bé quen dần với việc bú mẹ

Tâm trạng buồn chán

Sau khi sinh, một số phụ nữ rơi vào trạng thái buồn chán do lượng nội tiết tố cơ thể tiết ra để nuôi dưỡng bào thai bị tụt xuống đột ngột. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường khi bạn đang dần hồi phục sau cơn “vượt cạn”. Bạn có thể trở nên dễ khóc lóc, thấy mệt đến mức không chịu nổi. Cảm giác này sẽ qua đi trong vài ngày. Nếu không thấy khá hơn, có thể bạn đã bị trầm cảm sau sinh.    

Xuất viện

Bác sĩ sẽ khám cho mẹ và bé để bảo đảm rằng cả hai đều ổn trước khi cho xuất viện. Bệnh viện sẽ giao lại cho bạn sổ theo dõi sức khỏe của bé, trong đó có đầy đủ thông tin về lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm phòng cho bé. Ngoài ra, còn có số điện thoại để bạn đặt hẹn khám sức khỏe cho bé khi bé được 6 tuần tuổi.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

sinh ba khác trứng
Sinh con 30/11/2018

Sinh ba khác trứng

Có đa thai luôn luôn là một điều thú vị trong đó thì sinh ba cũng thu hút nhiều sự chú ý của các cá nhân quan tâm tìm hiểu. Nhưng làm thế nào để sinh ba? Liệu chúng có giống hệt nhau? Bạn sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp đó?

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai
Bé tập đi 15/01/2019

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai

Con trai và con gái có rất nhiều đặc điểm khác biệt, thể hiện trong cách chơi, cách giao tiếp, cách thể hiện yêu thương. Do đó, các loại tã của Huggies được nghiên cứu và sản xuất với những thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng tốt nhất với sự khác nhau của con trai và con gái, đem đến cho bé những giây phút dễ chịu và thoải mái.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;