Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

33 giờ chuyển dạ

Câu chuyện sinh con

Tôi còn nhớ tôi từng tự hỏi không biết mình sẽ chuyển dạ trong bao lâu. Tôi thậm chí còn hỏi mẹ tôi và dì tôi đoán xem tôi sẽ đau trong bao lâu. Dựa theo kinh nghiệm gia đình thì có vẻ tôi sẽ chuyển dạ trong khoảng 10-15 tiếng đồng hồ. Và đó là con số sai lầm!!!

Tham khảo: Dấu hiệu chuyển dạ

Em bé quá ngày dự sinh

Em bé đã quá ngày dự sinh 8 ngày và tôi được lên lịch để giục sinh. Thế là chồng tôi xin nghỉ việc ngày đó. Tôi nhớ tôi đã cố gắng ngủ và nghỉ ngơi thật nhiều ngày trước đó. Đêm đó tôi thậm chí còn thức và coi chương trình tivi.

Tham khảo: Tính ngày dự sinh

Khoảng 2 giờ sáng tôi thức dậy với cơn gò đầu tiên, chủ yếu là ở lưng và không bao giờ cách nhau ít hơn 12 phút. Tôi đã tự nhủ nếu cứ đà này thì tôi sẽ sinh con nhanh thôi. Tôi gọi chồng tôi dậy và anh ở bên tôi từng cơn gò. Khoảng 7 giờ sáng chúng tôi gọi đến bệnh viện và họ khuyên chúng tôi cứ chờ thêm chút nữa. Tôi cho là vì tôi còn nói chuyện điện thoại được nghĩa là chưa có gì gấp gáp cả.

Tôi nhớ tôi đã xả nước xối xả vào lưng để giảm đau. Chúng tôi đi bộ ra công viên sáng hôm ấy và tôi cứ đòi quay về nhà thôi. Vì tôi không muốn em bé có thể ra đời trong công viên. Chúng tôi cuối cùng cũng về đến nhà và mệt rã rời. Cả hai hầu như ngủ thiếp đi mặc cho những cơn gò vẫn cách nhau khoảng 12 phút mỗi cơn.

Những cơn gò vẫn tiếp tục và chúng tôi quyết định đến bệnh viện. Đã 10 tiếng đồng hồ trôi qua và chúng tôi không chắc được điều gì sẽ xảy ra. Những cuốn sách tôi đã đọc đều nói là những cơn gò sẽ mạnh lên dần và gần nhau hơn. Nhưng có vẻ cơn gò của tôi vẫn thế, vẫn cách nhau 12 phút mỗi cơn.

Chúng tôi đến bệnh viện và vào thẳng khoa sản. Có vẻ như tôi đã gọi điện thoại lên nhiều lần rồi nên bệnh viện đã chờ sẵn tôi nhập viện.

Vậy mà tử cung tôi chỉ mới mở có 1cm thôi sau 15 tiếng. Thế là tôi quay về nhà với toa thuốc giảm đau. Nhà ba mẹ tôi cách bệnh viện có 2 phút thôi nên chúng tôi về ở tạm. Tôi tắm rồi đi bộ, mong chờ cơn gò sẽ mạnh hơn nhưng chúng hầu như vẫn thế. Tôi cứ đi qua đi lại trong nhà và hết sức sốt ruột. Sau đó khoảng 12 giờ đêm, tôi có những cơn gò đau đến phát khóc. Chúng tôi biết ngay là chúng tôi phải vào bệnh viện nữa rồi.

Bác sĩ khám và cho biết cổ tử cung mở được 3-4cm. Tôi rất vui vì dù sao cũng có tiến triển. Bác sĩ cho tôi dùng thuốc giảm đau nhưng không dễ chịu tí nào vì tôi lại buồn nôn và thậm chí nôn hết vài lần. Nên tôi quyết định không dùng thêm nữa vì nó quá sức khó chịu. Tôi càng lúc càng kiệt sức. Tôi không thể đi lại vì đang bị cắm dịch truyền. Gần cuối giai đoạn chuyển dạ, chồng tôi đã phải năn nỉ tôi chấp nhận gây tê ngoài màng cứng để giảm đau. Nhưng tôi hoàn toàn không chấp nhận gây tê. Vài giờ sau đó thì bé cũng chào đời. Tôi đã mở mắt to thế nào sau một cơn co khủng khiếp và phát hiện ra có 5 bác sĩ và trong phòng thì quá nhiều người vây quanh tôi. Họ nghi dây rốn quấn quanh cổ em bé và nhịp tim bé bị giảm. Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là cầu nguyện. Cuối cùng mọi chuyện cũng êm xuôi, dù bị dây rốn quấn quanh cổ bé nhưng không đe dọa tính mạng bé.

Sau 2 tiếng rặn sinh thì Tyron ra đời nặng 3.5 kg và dài 57cm.

Tham khảo: Cách rặn đẻ dễ dàng

Tôi không thể nào tả xiết niềm vui khi mọi người đặt Tyron lên ngực tôi. Đau đớn bao nhiêu cũng xứng đáng.

Chồng tôi đã ở bên tôi, động viên tôi suốt 33 tiếng dài đằng đẵng ấy. Tôi thấy mình hơi cuống cho lần đầu làm mẹ.

Tôi thấy ngưỡng chịu đau của mình cũng khá cao. Tôi chỉ dùng giảm đau một lần duy nhất trong suốt 33 tiếng.

Giờ đây Tyron đã 2 tuổi và chúng tôi đang mong chờ bé thứ hai trong 2 tháng nữa. Đó sẽ là một bé gái nên chúng tôi hết sức hào hứng.

Để biết thêm, mời bạn đọc bài Sinh con

Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ về Góc Chuyên Gia của HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé.

Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

sinh ba khác trứng
Sinh con 30/11/2018

Sinh ba khác trứng

Có đa thai luôn luôn là một điều thú vị trong đó thì sinh ba cũng thu hút nhiều sự chú ý của các cá nhân quan tâm tìm hiểu. Nhưng làm thế nào để sinh ba? Liệu chúng có giống hệt nhau? Bạn sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp đó?

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai
Bé tập đi 15/01/2019

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai

Con trai và con gái có rất nhiều đặc điểm khác biệt, thể hiện trong cách chơi, cách giao tiếp, cách thể hiện yêu thương. Do đó, các loại tã của Huggies được nghiên cứu và sản xuất với những thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng tốt nhất với sự khác nhau của con trai và con gái, đem đến cho bé những giây phút dễ chịu và thoải mái.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;