Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai 8 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần lưu ý gì khi siêu âm thai nhi 8 tuần

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 8

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Thai 8 tuần phát triển như thế nào? Ở giai đoạn thai nhi 8 tuần tuổi này, thai đã bắt đầu chuyển động nhẹ, nhịp tim cao gấp đôi mẹ và các cơ quan trong cơ thể được hình thành nhiều. Và cũng giai đoạn này, mẹ bầu cần ăn uống và tập thể dục điều độ để khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

>> Tham khảo: 

Bầu 8 tuần là bao nhiêu tháng?

Nếu tính trung bình 1 tháng 4 tuần, mẹ mang bầu 8 tuần tương đương với 2 tháng thai kỳ. Mẹ còn phải chờ 32 tuần thai nữa mới có thể gặp được em bé.

>> Xem thêm:

Siêu âm thai ở tuần thứ 8 có gây nguy hiểm không?

Siêu âm là hình thức sử dụng sóng âm thanh ở tần số cao nhằm dựng hình ảnh và quan sát sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy sử dụng tần số cao nhưng mức độ này vẫn nằm trong mức an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy vậy, thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài nên mẹ chỉ nên đến siêu âm và khám thai theo định kỳ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

>> Xem thêm:

Mẹ chỉ nên siêu âm theo định kỳ

Mẹ chỉ nên siêu âm theo định kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

>> Mẹ có thể tham khảo thêm các động tác giúp thai phụ thư giãn khi làm việc:

Thai 8 tuần phát triển như thế nào?

Thai 8 tuần kích thước bao nhiêu?

Đến cuối tuần thai thứ 8, kích thước thai nhi mới chỉ bằng hạt đậu nhỏ xinh, khoảng 11.6 mm và nặng vài gam.

Thai 8 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Về nhịp tim, tim thai có trung bình đập từ 150 - 170 nhịp/phút, cao gấp đôi mẹ. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, đây là hiện tượng bình thường.

Thai 8 tuần đã máy chưa?

Mặc dù chỉ mới có 8 tuần tuổi, có thể bạn sẽ không cảm nhận được sự chuyển động của em bé. Tuy nhiên, thai nhi đã và đang dần chuyển động tay và chân không ngừng.

>> Tham khảo: 

Biểu hiện thai 8 tuần tuổi khỏe mạnh

Về hình dáng, nếu ở tuần 6 và 7, cơ thể thai nhi còn co cụm lại thì đến tuần thứ 8 đã bắt đầu duỗi thẳng người, đuôi biến mất. Đầu của em bé vẫn còn lớn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng từ tuần 8 trở đi, cổ và tất cả xương trên mặt đã hình thành. Nghĩa là bạn đã có thể siêu âm để nhìn thấy các nét trên gương mặt một cách khá rõ ràng. Các ngón tay và chân có màng dính nhưng bắt đầu được tách ra.

Về sinh lý, hai quả thận của em bé đã đang lọc máu và tạo nước tiểu. Nếu em bé là con trai, cơ quan sinh dục ngoài sẽ bắt đầu phát triển và sản sinh kích thích tố sinh dục nam. Một lớp tơ mịn đang bao bọc lấy cơ thể em bé. Tai trong và tai ngoài, chân răng và mắt đã được phát triển đầy đủ.

Sự phát triển của thai 8 tuần

Sự phát triển của thai 8 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Đặc điểm khuôn mặt thai 8 tuần tuổi

Bước vào giai đoạn 8 tuần tuổi, thai nhi đã có những thay đổi nhất định về ngoại hình. Các bộ phận trên khuôn mặt như mũi và môi trở nên rõ nét hơn trước, lớp mí mặt cũng đang dần hình thành. Bên cạnh đó, hai lỗ tai cũng dần thành hình ở hai bên đầu. 

Thai 8 tuổi biết được giới tính chưa? 

Tuy thai nhi đã có nhiều sự phát triển về ngoại hình, bộ phận sinh dục cũng đang dần được hình thành nhưng hình dạng vẫn đủ rõ ràng để xác định giới của trẻ.

>> Tham khảo: 

Siêu âm thai 8 tuần tuổi

Chỉ số siêu âm CRL của thai nhi 8 tuần

Đường kính của túi thai (GSD) dao động trong khoảng 26 - 30mm.

Chiều dài từ đầu đến mông thai nhi (CRL) dao động trong khoảng từ 16 đến 22 mm.

Tuổi thai kỳ

Chỉ số GSD (mm)

Chỉ số CRL (mm)

8 tuần

26

16

8 tuần 1 ngày

26.5

17

8 tuần 2 ngày

27

18

8 tuần 3 ngày

28

19

8 tuần 4 ngày

29

20

8 tuần 5 ngày

30

21

8 tuần 6 ngày

31

22

Mẹ có thể tham khảo thêm Bảng chỉ số thai nhi theo tuần để nắm được sự phát triển của trẻ.

Hình ảnh siêu âm thai 8 tuần tuổi

Mẹ có thể tham khảo hình ảnh siêu âm thai 8 tuần tuổi dưới đây để nắm rõ thông tin, dễ dàng trao đổi với bác sĩ về tình hình phát triển của thai nhi.

Hình ảnh thai nhi 8 tuần tuổi trong bụng mẹ

Hình ảnh thai nhi 8 tuần tuổi trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ bầu 8 tuần có thể thực hiện siêu âm bằng phương pháp nào?

Thông thường, khi đi khám thai, các bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ siêu âm bằng một trong 2 phương pháp sau:

  • Siêu âm thông qua thành bụng: đây là phương pháp siêu âm thai 8 tuần tuổi được sử dụng phổ biến. Với hình thức siêu âm này, mẹ cần phải làm căng bàng quang để máy siêu âm nhìn rõ em bé hơn.
  • Siêu âm đầu dò: phương pháp này có đôi chút phức tại hơn siêu âm thông qua thành bụng. Bởi vì, đầu dò sẽ được đưa vào tử cung thông qua âm đạo để ghi nhận hình ảnh của thai nhi 8 tuần. Chính vì thế, phương pháp siêu âm này chính xác hơn siêu âm thông qua thành bụng và thường được sử dụng để khám tim thai hoặc những dấu hiệu bất thường của thai nhi.

Siêu âm tuần thai thứ 8 có nguy hiểm không?

Ở tuần thai thứ 8, cơ thể em bé còn nhỏ, dễ chịu ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, đặc biệt là sóng siêu âm. Vì vậy, mẹ nên hạn chế siêu âm nếu thực sự không cần thiết để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Siêu âm thai nhi 8 tuần

Siêu âm thai nhi 8 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai nhi 8 tuần tuổi

Những ngày đầu mang thai thực sự có nhiều triệu chứng khiến mẹ lo lắng. Theo whattoexpect, ở giai đoạn này, mẹ bầu thường có những biểu hiện như sau:

  • Ốm nghén: Ốm nghén ảnh hưởng đến khoảng 75% phụ nữ mang thai. Bạn có thể bị buồn nôn và nôn nhiều lần trong ngày, và bạn sẽ không thể ăn được. Ốm nghén không phải là dấu hiệu cho thấy có vấn đề gì xảy ra với con bạn và nó thường sẽ trôi qua sau 12-14 tuần.
  • Mệt mỏi: Do sự thay đổi nội tiết tố và sự phát triển nhanh chóng của thai nhi, hầu hết các mẹ sẽ bị mệt mỏi trong lần mang thai đầu tiên. Để cảm thấy khỏe mạnh, hãy ngủ nhiều hơn và ăn uống đầy đủ.
  • Tiết dịch âm đạo tăng mạnh: Mức độ estrogen cao hơn dẫn đến tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường. Dịch tiết âm đạo giúp ống sinh không bị nhiễm trùng, vì vậy không cần phải lo lắng nếu điều này xảy ra.
  • Đầy hơi, táo bón và trào ngược dạ dày: Khi đường tiêu hóa của bạn hoạt động chậm lại, bạn sẽ cảm thấy đầy hơi và có thể xuất hiện táo bón. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ và khoáng chất để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Thèm ăn: Theo nghiên cứu của AHA/ASA Journal, lượng máu của mẹ sẽ tăng khoảng 45%, đó chính là nguyên nhân mẹ trở nên thèm ăn và ăn nhiều hơn.

Những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu 8 tuần

Những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu 8 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Lời khuyên dành cho mẹ mang thai nhi 8 tuần tuổi

Ba tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất khiến bạn lo lắng và mệt mỏi nhất. Ngay trong khi bầu 8 tuần tuổi, muốn bé khỏe mạnh thì các bậc cha mẹ cần phải:

  • Chú ý các biến chứng thai kỳ trong giai đoạn này như: Ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ, dấu hiệu sớm khi mang thai.
  • Khám thai đầy đủ và kịp thời. Luôn giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái và hạn chế quan hệ tình dục. 
  • Tiến hành khám sàng lọc dị tật bẩm sinh ở thai nhi để can thiệp sớm nếu như có nguy hiểm.
  • Khám sàng lọc bệnh lý tuyến giáp tránh rủi ro trước khi sinh nở.
  • Tập thể dục đều đặn: Phụ nữ mang thai không nên vận động mạnh, hãy tham gia các hoạt động như bơi lội, đi bộ và tập yoga. Tập thể dục với cường độ vừa phải sẽ giúp cải thiện sức khỏe bà bầu, giảm ốm nghén, hỗ trợ quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh các hoạt động gắng sức như: đạp xe, quần vợt, chạy bộ, bài tập có cường độ cao…

>> Tham khảo: 

Những câu hỏi thường gặp đối với mẹ bầu 8 tuần

Bầu 8 tuần nên ăn gì để thai nhi và mẹ khỏe mạnh?

  • Để tránh đầy bụng, khó tiêu, bạn nên tránh những thức ăn quá nhiều dầu mỡ, cay nóng. Nên chọn thức ăn dễ tiêu, nhiều chất xơ, ít tinh bột. Đặc biệt, phụ nữ mang thai trong tháng thứ hai của thai kỳ nên tránh ăn cam thảo và các loại cá có chứa thủy ngân như cá ngừ, cá bơn, cá thu, vì chúng có thể gây sẩy thai.
  • Hãy thử uống trà thảo mộc thay vì trà hoặc cà phê có chứa caffeine. Những loại trà này thường tốt cho sức khỏe và dễ dàng thay thế cho đồ uống nóng.
  • Tuần này, hãy cố gắng tiêu thụ nhiều sữa và canxi hơn. Vì chân răng của bé đã hình thành nên bất kỳ thức ăn nào có chứa chất dinh dưỡng quan trọng này đều có lợi cho răng của bé. Tránh bị nhiễm trùng trong tuần này, vì nhiễm trùng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn, ảnh hưởng đến sự phát triển răng của trẻ.
  • Chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ để phòng trường hợp bạn bị chóng mặt. Vì bạn có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống, huyết áp của bạn đôi khi có thể giảm xuống mức thấp nguy hiểm. Nếu bạn đã ngồi một lúc, đừng đứng dậy quá nhanh. Để cơ thể có thời gian thích nghi với sự thay đổi của huyết áp khi bạn chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng.
  • Trong thời gian này, bạn cũng nên uống nhiều nước. Uống đủ nước sẽ giúp giảm buồn nôn và tiêu hóa. Nếu uống nước lọc khiến bạn cảm thấy nhạt miệng, hãy thêm vài lát chanh hoặc cam để có hương vị và mùi vị hấp dẫn hơn.

Mẹ nên tránh những thức ăn quá nhiều dầu mỡ, cay nóng

Mẹ nên tránh những thức ăn quá nhiều dầu mỡ, cay nóng (Nguồn: Sưu tầm)

Thai 8 tuần ra dịch nâu hoặc máu có nguy hiểm không?

Khi mang thai được 8 tuần, bạn có thể nhận thấy sau khi đi tiểu, một số vùng trên quần lót hoặc giấy vệ sinh của bạn có lấm tấm máu. Đây là một hiện tượng phổ biến, với khoảng 25% bà mẹ gặp phải. Tuy nhiên, không nên xem nhẹ vì chúng có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai. Do đó, bạn cần thăm khám bác sĩ để an tâm nhất.

Thai 8 tuần chưa có tim thai có sao không?

Tùy thuộc vào cơ địa của người mẹ và sự phát triển của em bé, tim thai của em bé sẽ xuất hiện vào những thời điểm khác nhau. Vì vậy, nếu thai 8 tuần chưa có tim thai thì mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu cơ thể mẹ có dấu hiệu bất thường nghi ngờ thai lưu, mẹ nên theo dõi thêm 1 - 2 tuần nữa và thực hiện xét nghiệm hCG để đưa ra chẩn đoán chính xác và có hướng giải quyết kịp thời.

Thai 8 tuần bụng to chưa?

Thời điểm tuần thai thứ 8, cơ thể em bé còn rất nhỏ, chỉ bằng 1 quả nho. Vậy nên, bụng mẹ mới chỉ nhô ra một tí xíu khi mang thai 8 tuần tuổi.

Thai 8 tuần đã bám chắc chưa?

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, đối với mẹ bầu 8 tuần, quá trình làm tổ của bào thai chưa hoàn thiện nên việc thai chưa bám chắc vào tử cung là điều bình thường. Vậy nên, mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này.

>> Xem thêm: 

Nhịp tim thai 8 tuần biết trai hay gái?

Nhiều mẹ truyền tai nhau rằng khi thai nhi bước vào tuần thứ 8 thai kỳ thì đã có thể phân biệt được giới tính bằng nhịp tim. Nhịp tim của con gái sẽ rơi vào khoảng 176 và thường đập nhanh hơn con trai, tuy nhiên điều này chỉ đúng với trẻ sơ sinh đã được sinh ra, còn nhịp tim của thai nhi đều giống nhau.

Dấu hiệu sảy thai 8 tuần tuổi

Trường hợp mẹ mang thai đã đến tuần thứ 8 nhưng lại gặp những dấu hiệu sau thì có khả năng mẹ đã bị sảy thai:

  • Bụng dưới đột nhiên đau dữ dội.
  • Hiện tượng chảy máu âm đạo giống như chu kỳ kinh nguyệt.
  • Các triệu chứng khi mang thai như thai nghén, buồn nôn, mệt mỏi giảm dần và ngừng hẳn dù trước đó mức độ và tần suất diễn ra rất nặng.
  • Vấn đề lưu thai ở tuần thứ 8 rất khó để phát hiện, vì vậy mẹ nên nhanh chóng đi thăm khám khi có sự nghi ngờ.    

Dấu hiệu nào cho thấy thai 8 tuần tuổi đang phát triển tốt?

Sau đây là những dấu hiệu cho thấy thai 8 tuần tuổi đang khỏe mạnh và phát triển tốt: Các ngón tay và chân bắt đầu tách ra, 2 quả thận đã bắt đầu lọc máu và tạo nước tiểu.Tai trong, tai ngoài, mắt, chân răng đã phát triển. 

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi. Đặc biệt, mẹ cần lưu ý sự phát triển của thai nhi theo tuần để có thể chăm sóc bé tốt nhất có thể. Xem thêm những thay đổi cơ thể và lời khuyên cho mẹ trong các tuần tiếp theo:

Thai nhi 9 tuần tuổi  Thai nhi 17 tuần tuổi Thai nhi 25 tuần tuổi Thai nhi 33 tuần tuổi
Thai nhi 10 tuần tuổi Thai nhi 18 tuần tuổi Thai nhi 26 tuần tuổi Thai nhi 34 tuần tuổi
Thai nhi 11 tuần tuổi Thai nhi 19 tuần tuổi Thai nhi 27 tuần tuổi Thai nhi 35 tuần tuổi
Thai nhi 12 tuần tuổi Thai nhi 20 tuần tuổi Thai nhi 28 tuần tuổi Thai nhi 36 tuần tuổi
Thai nhi 13 tuần tuổi Thai nhi 21 tuần tuổi Thai nhi 29 tuần tuổi Thai nhi 37 tuần tuổi
Thai nhi 14 tuần tuổi Thai nhi 22 tuần tuổi Thai nhi 30 tuần tuổi Thai nhi 38 tuần tuổi
Thai nhi 15 tuần tuổi Thai nhi 23 tuần tuổi Thai nhi 31 tuần tuổi Thai nhi 39 tuần tuổi
Thai nhi 16 tuần tuổi Thai nhi 24 tuần tuổi Thai nhi 32 tuần tuổi Thai nhi 40 tuần tuổi


Mẹ có biết:

Bên cạnh việc chăm sóc cho thai nhi, mẹ cũng có thể tìm hiểu về các đồ dùng cần thiết cho bé như tã, bỉm. Tã Huggies Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ châu Âu. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Thiết kế siêu mỏng nhẹ kèm bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội giúp duy trì khô thoáng tới 12 tiếng,... Do tã không chứa hóa chất độc hại, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn tã cho bé mà không còn lo ngại rằng làn da bé nhạy cảm của bé sẽ bị kích ứng. Dòng sản phẩm có kích thước từ NB (sơ sinh), S, M, L, XXL cho đến XXL cực kỳ dễ dàng cho bố mẹ khi chọn mua. Với những ưu điểm vượt trội, Huggies Naturemade là một gợi ý tuyệt vời cho các bé yêu.

Ngoài ra, dòng tã Tràm Trà Tự Nhiên mới của thương hiệu Huggies là sản phẩm bỉm, tã đầu tiên có chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé, ngăn ngừa hăm tã. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Tã tràm trà cũng có kích thước từ NB cho tới tận size XXXL cho bé >20kg, mẹ thoải mái lựa chọn nhé.


Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé (Nguồn: Huggies)

Nếu vẫn còn thắc mắc, mẹ hãy tham khảo thêm thông tin trong mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để được giải đáp bởi các chuyên gia hàng đầu nhé!

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;