Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai 7 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 7

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Bạn đã chính thức bước những tuần giữa của ba tháng đầu thai kỳ. Có lẽ bạn cũng đã  quen dần với việc mang thai và chuyện đó không còn quá xa lạ mới mẻ với mình nữa. Thai nhi 7 tuần tuổi đã bắt đầu “lộ” rõ trong bụng mẹ và lúc này bạn đã có thể cảm nhận được thai nhi trong bụng. Mặc dù đối với hầu hết các thai phụ, những tuần đầu tiên quả không dễ dàng; nhưng một số bà mẹ lại không hề hấn gì. Nếu bạn nằm trong số này thì cũng đừng cảm thấy như mình đã bị tước mất một điều gì đó thiêng liêng và đặc biệt. Vẫn còn hơn 30 tuần nữa, bạn hãy chờ và trải nghiệm những cảm giác khi mang thai.

Thoạt nhìn thì sẽ khó thấy được bạn đang mang thai, nhưng tự bạn sẽ cảm nhận vùng bụng mình dày lên đáng kể. Những chiếc quần hay váy ôm bó sẽ không còn vừa vặn nữa, và bạn không còn được thoải mái chọn đồ như trước đây. Vẫn còn hơi sớm để diện đồ bầu  lúc này nên hãy lục thật kỹ tủ áo quần của bạn và cố gắng tìm  những chiếc áo quần có phần eo  rộng rãi hoặc lung thun co giãn.

Khi mang thai tuần thứ 7, có lẽ bạn muốn báo tin vui cho gia đình và bạn bè thân thiết. Không có thời điểm nào là thời điểm hoàn hảo để thông báo cho cả thế giới này biết là bạn sắp có em bé đâu. Hãy chia sẻ niềm hạnh phúc của mình với những người thân yêu lúc này

Tham khảo: 

Thai nhi 7 tuần tuổi phát triển như thế nào?

  • Thai nhi của bạn lúc này còn rất nhỏ và chỉ mới dài được khoảng 1,3cm. Bé chỉ mới lớn bằng một quả ô-liu xanh, và không phải là quả ô-liu rất to như bạn đang nghĩ đâu, chỉ là một quả ô-liu cỡ trung bình mà thôi.
  • Thai nhi tuần này đã có tim thai. Nếu bạn đi khám thai vào tuần này, bà đỡ hoặc bác sĩ của bạn đã có thể nghe được tim thai bằng máy siêu âm.  Ngay lúc này bạn đã có thể trở về nhà với cảm giác sung sướng của một người biết chắc chắn rằng mình sắp được làm mẹ.
  • Khi thai 7 tuần, mắt bé sẽ to hơn và thậm chí còn bắt đầu có màu nữa. Màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng vào giai đoạn từ 6-9 tháng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi  gen di truyền từ bạn và bố của bé.
  • Tai của em bé bắt đầu được hình thành cả bên trong lẫn bên ngoài. Chiếc lưỡi bé tí ti cũng đã bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng và chân răng cũng bắt đầu được hình thành trong hàm.
  • Tim thai được hình thành từ giai đoạn thai kỳ tuần thứ 6. Nhịp tim của thai nhi tuần thứ 7 rơi vào khoảng 150 nhịp/phút. Trên thực tế, nhiều thai nhi đến tuần thứ 9, 10 mới bắt đầu có nhịp tim. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng về việc này vì sự phát triển của mỗi em bé là khác nhau và nhịp tim của bé phụ thuộc vào tâm trạng, sức khỏe của mẹ.
  • Thai nhi 7 tuần tuổi đã máy chưa là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo các chuyên gia, thai nhi đã có thể bắt đầu máy (cử động) được bắt đầu từ tuần thứ 7 - 8 của thai kỳ. Tuy nhiên sự cử động này khá yếu nên có thể mẹ bầu chưa cảm nhận được.

>> Tham khảo thêm:

thai nhi 7 tuần tuổi phát triển như thế nào

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 7 (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh thai nhi 7 tuần tuổi

siêu âm thai nhi 7 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai nhi 7 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 7

Theo trang web y tế của Vương quốc Anh, mẹ bầu 7 tuần tuổi có thể xuất hiện những thay đổi trên cơ thể như sau:

  • Vẫn còn quá sớm để có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được qua thành bụng rằng tử cung của bạn đang nong rộng ra khi mang thai tuần 7. Lúc này bụng bầu của bạn vẫn còn được che giấu bởi xương chậu và sẽ không nhô lên cho đến khi được 12 tuần.
  • Có thể bạn sẽ nhìn thấy những mạch máu của mình nổi rõ lên, đặc biệt là ở vùng ngực và chân khi thai nhi 7 tuần tuổi. Khi bạn đứng lâu thì chân có thể sẽ sưng đau, và bạn muốn ngồi nhiều hơn trước. Cố gắng nâng chân lên bất cứ khi nào có thể và thường xuyên gác chân lên ghế ngồi hoặc ghế gác chân để giúp máu lưu thông nhé.
  • Âm đạo của bạn có thể sẽ tiết nhiều dịch nhầy hơn. Điều này là bình thường trong suốt quá trình mang thai nên bạn đừng lo lắng, trừ phi nó có mùi khó chịu, chuyển màu vàng hoặc khiến âm đạo bạn tấy rát. Nhiều thai phụ dùng băng vệ sinh hàng ngày,  điều này rất hữu ích. (Tham khảo: Chất nhầy cổ tử cung khi mang thai)
  • Thi thoảng bạn sẽ bị chuột rút và đau ở phần bụng dưới. Điều này cũng bình thườngvà cảm giác đau này tương tự như cảm giác nặng nề, khó chịu trước kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau liên tục, hoặc âm đạo của bạn bị chảy máu, hay đơn giản là bạn thấy lo lắng, hãy trao đổi với người đỡ đẻ hoặc bác sĩ của bạn.
  • Hai đầu vú của bạn có thể sẽ lớn ra và  thâm lại. Có thể sẽ có cả mụn nhọt mọc quanh quầng vú, chúng được gọi là những nốt Montgomery - giúp cho hai đầu vú của bạn sẵn sàng tiết sữa. Đừng nắn bóp hay cố gắng nặn bỏ những nốt này. Chúng thực sự có ích chứ không giống như mụn nhọt xấu xí đâu.
  •  Thêm một điều bất ngờ, bạn có thể sẽ được trở lại thời dậy thì khi thai nhi tuần thứ 7 với rất nhiều mụn trên mặt. Các hóoc-môn thời kỳ thai nghén chính là thủ phạm gây nên đám mụn  kia. Bạn hãy cẩn thận với các loại mỹ phẩm dành cho da mặt lúc này vì có một số loại kem thật sự các thai phụ không nên dùng.

thay đổi ở mẹ bầu 7 tuần

Thay đổi ở mẹ bầu 7 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi về cảm xúc của mẹ bầu 7 tuần

  • Có thể bạn sẽ bị xuống tinh thần một chút khi mang thai tuần 7. Cảm giác mệt mỏi và buồn nôn thường trực vẫn còn nguyên đó, mà bạn cũng không có cách gì để cảm thấy khá hơn. Cứ bình tĩnh. Hầu hết phụ nữ mang thai đều cảm thấy khỏe hơn vào cuối thời kỳ 3 tháng đầu tiên. Từ lúc này, bạn sẽ bắt đầu đếm ngược tới ngày em bé ra đời.
  • Ở giai đoạn này, nhiều ông bố chưa thực sự cảm nhận được sự thay đổi lớn lao nào như người mẹ. Trải nghiệm làm bố mới chỉ đơn giản là nghe bạn tả lại những triệu chứng, những thay đổi trên cơ thể người mẹ, chứ chưa thực sự được nhìn thấy hay cảm thấy khác biệt nào đáng kể. Không nên suy diễn rằng các ông bố thiếu quan tâm hay kém hào hứng với việc có em bé. Cũng cần vài tuần nữa các ông bố mới thực sự cảm nhận được rằng bạn đang mang thai và em bé sắp ra đời.
  • Một số bà mẹ sẽ có chút cảm giác tội lỗi vì không mấy hết lòng với tình yêu dành cho em bé trong giai đoạn này. Họ lo lắng rằng em bé sẽ “biết” được những suy nghĩ tiêu cực của mẹ và thấy mình không được nhiệt tình chào đón. Nếu bạn nằm trong số này thì cũng đừng  lo lắng và buồn phiền. Bởi đơn giản, em bé không có khả năng biết được bạn đang cảm giác thế nào đâu.

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Mẹ mang thai tuần thứ 7 nên làm gì?

Đây là thời điểm quan trọng vì lúc này mẹ và bé đều rất nhạy cảm. Bố mẹ cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng để việc chăm sóc hai mẹ con được thuận lợi nhất có thể. 

Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc thai nhi 7 tuần tuổi:

  • Bổ sung chất sắt với hàm lượng gấp đôi để đảm bảo mẹ và bé không bị thiếu hụt trong thời gian này. Mẹ nên dùng nhiều các loại thực phẩm như thịt bò, trứng, rau xanh và hạnh nhân.
  • Để đối phó với các cơn ốm nghén trong giai đoạn này, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn và nên ăn nhiều lần trong ngày thay vì giữ thói quen ăn uống 3 bữa như trước đây. Mẹ bầu chỉ nên ăn thực phẩm đã nấu chín, uống đủ nước và tránh những loại thức ăn kích thích hệ tiêu hoá.
  • Mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng, tránh các bài tập nặng hay vận động với cường độ cao. Hãy nghĩ đến việc đăng ký một lớp yoga dành cho bà mẹ mang thai hay một hình thức vân động nào khác tương tự trong khu vực gần nhà bạn ở. Đây cũng là cách rất hay để gặp gỡ những thai phụ khác và xây dựng một mạng lưới những người bạn mới có thể hỗ trợ nhau về sau. (Tham khảo: Yoga cho bà bầu). Nếu bạn vốn là người thường xuyên chạy bộ, hãy nghĩ đến việc chuyển sang một môn thể dục khác nhẹ nhàng hơn. Những hình thức thể dục thể thao tạo chấn động liên tục như thế này không hề tốt cho thai nhi. Vẫn còn nhiều cách vận động khác nhẹ nhàng phù hợp hơn với bạn trong giai đoạn này.
  • Nếu phải làm việc ở văn phòng, thường xuyên ngồi một chỗ trong phòng máy lạnh thì mẹ nên dành một khoảng thời gian đứng dậy đi lại, ra ngoài hít thở để máu được lưu thông.
  • Mẹ không nên đến những khu vực có người hút thuốc lá. Khói thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho con khi còn trong bụng mẹ.
  • Nếu trước đây mẹ có thói quen uống bia, rượu thì khi mang thai, mẹ cần bỏ ngay những thói quen này vì nó sẽ tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi hoặc thậm chí khiến thai nhi bị ngộ độc.
  • Bạn nên bắt đầu tìm lớp dành cho các bà mẹ tương lai. Có thể cần phải đặt trước và có thể còn bị xếp trong danh sách chờ nữa.

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi. Tìm hiểu tiếp sự phát triển thai nhi của các tuần tiếp theo: 

Thai nhi 8 tuần tuổi  Thai nhi 17 tuần tuổi Thai nhi 26 tuần tuổi Thai nhi 35 tuần tuổi
Thai nhi 9 tuần tuổi Thai nhi 18 tuần tuổi Thai nhi 27 tuần tuổi Thai nhi 36 tuần tuổi
Thai nhi 10 tuần tuổi Thai nhi 19 tuần tuổi Thai nhi 28 tuần tuổi Thai nhi 37 tuần tuổi
Thai nhi 11 tuần tuổi Thai nhi 20 tuần tuổi Thai nhi 29 tuần tuổi Thai nhi 38 tuần tuổi
Thai nhi 12 tuần tuổi Thai nhi 21 tuần tuổi Thai nhi 30 tuần tuổi Thai nhi 39 tuần tuổi
Thai nhi 13 tuần tuổi Thai nhi 22 tuần tuổi Thai nhi 31 tuần tuổi Thai nhi 40 tuần tuổi
Thai nhi 14 tuần tuổi Thai nhi 23 tuần tuổi Thai nhi 32 tuần tuổi
Thai nhi 15 tuần tuổi Thai nhi 24 tuần tuổi Thai nhi 33 tuần tuổi
Thai nhi 16 tuần tuổi Thai nhi 25 tuần tuổi Thai nhi 34 tuần tuổi

 

>> Nguồn tham khảo:

Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies size M, bỉm dán Huggies, tã dán Huggies size L, bỉm dán Huggies tràm trà size XL, tã dán Huggies size XXL, tã quần Huggies, tã quần Huggies size L, tã quần Huggies size M, tã quần Huggies size XL, tã quần Huggies tràm trà size XXL

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;