Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Sự phát triển thai nhi 4 tuần tuổi và những thay đổi của mẹ

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 4

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Ở tuần thứ 4 này, phôi thai bắt đầu phát triển mạnh, tạo thành 3 lớp ngoại bì, trung bì và nội bì, là nền tảng hình thành các cơ quan, bộ phận cơ thể. Mang thai nhi 4 tuần tuổi cũng có nhiều sự thay đổi về tâm lý và sinh lý của mẹ bầu.

>> Xem thêm:

Thai nhi 4 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Tuần thứ 4 là bước ngoặt lớn cho sự bắt đầu phát triển nhanh chóng của phôi thai. Các cơ quan trong cơ thể của bé sẽ bắt đầu phát triển và hoạt động trong tuần này. Do đó, thai nhi rất dễ bị tổn thương, ảnh hưởng bởi các tác động trong cơ thể và ngoài cơ thể của mẹ.

  • Về hình dáng: Tuần này em bé của bạn trông giống như một con nòng nọc nhỏ. Vẫn đầu to, thân mình bé xíu cùng những chồi nhỏ sẽ phát triển thành hai chân sau này. Và bào thai chỉ có kích thước khoảng 2mm rất nhỏ. Đây được xem là giai đoạn dễ bị sảy thai nên mẹ bầu cần đi đứng cần thận, ăn uống đầy đủ dưỡng chất. 
  • Về sinh lý, chưa hình thành các cơ quan nội quan. Thay vào đó phôi thai có 3 lớp. Chính 3 lớp này sẽ hình thành các cơ quan và bộ phận cơ thể của thai nhi về sau. Đó là:
  • Ngoại bì: Là lớp ngoài cùng của bào thai, là nơi hình thành hệ thần kinh, tóc, móng, da mồ hôi, tuyến vú, men răng.
  • Trung bì: Là lớp giữa để hình thành tim (cũng đang hình thành 4 ngăn, bơm máu và đạp, có thể nhìn thấy nhịp tim của thai nhi tuần 4 qua siêu âm âm đạo và nếu đếm, nó sẽ vào khoảng 80 nhịp/phút), cơ quan sinh dục, xương, thận, cơ bắp.
  • Nội bì: Là lớp trong cùng hình thành hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, gan.. Ngoài ra, nhau thai và dây rốn sẽ làm đường dẫn cung cấp oxy và dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đến thai nhi.
  • Bên cạnh 3 lớp trên, thai nhi 4 tuần tuổi cũng có những cơ quan, bộ phận khác hoạt động mạnh mẽ. Đó là màng ối và túi noãn hoàng. Màng ối có nước ối bao quanh, giúp bảo vệ phôi thai và sự phát triển toàn vẹn. Túi noãn hoàng giúp tạo ra máu và nuôi dưỡng phôi cho đến khi nhau thai hình thành và thực hiện nhiệm vụ này.
  • Về chuyển động, giai đoạn này thai nhi không có máy nên mẹ bấu sẽ không cảm nhận được.

>> Tham khảo thêm:

Những thay đổi của em bé tuần 4

Những thay đổi trong cơ thể và cảm xúc của mẹ trong lúc mang thai 4 tuần

Thay đổi về sinh lý

Ốm nghén: Bạn sẽ cảm thấy bị nôn nhiều hơn so với thời gian trước đó, cảm giác như cơ thể mất năng lượng, không ăn được gì. Những cũng có người thèm ăn, muốn ăn cả thế giới.

Mệt mỏi: Chắc chắn xuất hiện trong tuần 4 này và có thể kéo dài đến tuần 8-9. 

Ngực và núm vú của bạn có thể mỗi lúc càng trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai 4 tuần. Có thể nhìn thấy xuất hiện màu xanh trên ngực, là do các tĩnh mạch bên trong đang căng lên, và ngực có thể tăng kích thước với tốc độ khá nhanh trong giai đoạn này. Đầu ngực có thể chuyển màu sậm hơn, và lúc này bạn nên bắt đầu chọn một chiếc áo ngực tạo sự thoải mái tối đa cho mình.

Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn trong quá trình mang tháng đầu. Nếu nó quá nhiều, có mùi hôi, và làm bạn ngứa ngáy thì nên đi bác sĩ để kiểm tra. Nhiễm nấm là một tình trạng phổ biến trong thai kỳ khi lượng hormone đang tăng lên nhanh chóng, và có những thay đổi từ hệ khuẩn cũng như độ Ph trong môi trường âm đạo. 

Nuốt nước bọt nhiều hơn. Một số phụ nữ có thai thấy cơ thể sản xuất nước bọt nhiều hơn bình thường, do vậy họ phải liên tục nuốt. Điều này là hoàn toàn bình thường và nó sẽ ổn vào những tuần sau đó.

Đau đầu: Nếu bạn bị như vậy, cố gắng đừng uống thuốc, hãy giải quyết bằng cách khác, như nằm xuống nghỉ ngơi, ăn món gì đó tốt cho sức khỏe, tăng cường lượng nước cho cơ thể, hoặc đi tắm nước ấm. Massage da đầu vào lúc này có thể sẽ rất hiệu quả.

>> Xem thêm:

Thay đổi về tâm lý

Với nhiều phụ nữ thì khi thai nhi 4 tuần có thể là một thời gian thú vị nhất về cảm xúc. Thực tế đã rõ là họ đang có thai, họ cũng đã nhận ra là cần phải bỏ một số thú vui thường ngày của mình. Hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma túy là những thói quen mang lại nguy cơ, đặc biệt là trong khi mang thai. Bây giờ là thời gian để dừng lại, khi thai nhi đang ở giai đoạn phát triển quan trọng.

Bạn vẫn có thể cảm thấy một chút lo âu mỗi khi vào phòng tắm. Dù đã trễ kinh vài tuần và đã xác nhận có thai, bạn có thể vẫn lo lắng về khả năng sẩy thai. Đây là một mối lo khá phổ biến, đặc biệt là trong 12 tuần đầu (hoặc giai đoạn 1) của thai kỳ.

Bạn có thể đang rất muốn hét to lên khoe với mọi người, nhưng cũng lưỡng lự vì e ngại trường hợp không may bị sẩy thai. Hãy trao đổi với ông xã của bạn về việc khi nào sẽ là thời điểm thích hợp cho cả hai để khoe với mọi người về tin vui này.

>> Tham khảo thêm:

Những thay đổi của thai nhi tuần 4

Hình ảnh siêu âm thai nhi 4 tuần tuổi

Thai 4 tuần siêu âm có thấy không? Dĩ nhiên là có nhưng rất nhỏ, chỉ bằng 1 hạt mè xinh xinh. Dưới đây là hình ảnh siêu âm thai nhi 4 tuần tuổi:

Hình ảnh siêu âm thai nhi 4 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai nhi 4 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Lời khuyên hữu ích trong giai đoạn mang thai 4 tuần tuổi

  • Không đi hiến máu. Khi mang thai, hệ tuần hoàn của mẹ phải làm việc nhiều hơn để tăng cường máu trong cơ thể để nuôi thai nhi. Việc hiến máu sẽ khiến cho mẹ bị thiếu máu vì lượng chất sắt trong cơ thể bị giảm đột ngột. Chính vì thế, các tổ chức hiến máu sẽ không cho phụ nữ đang trong thai kỳ hiến máu. Đối với các mẹ mới sinh, việc hiến máu cũng không tốt cho sức khoẻ vì lượng máu mất đi khi sinh em bé cũng đã khá nhiều.
  • Hãy dự trữ nhiều đồ ăn vặt trong túi của bạn. Bánh snack, bánh quy ngọt, và nước có thể sẽ rất cần thiết để đối phó với cơn buồn nôn.
  • Dự trữ bao ni-lon hay hộp đựng đề phòng trường hợp bị nôn. Không nên cảm thấy xấu hổ nếu bạn bị trước mặt người khác. Nhiều người cũng đã từng trải qua giai đoạn này và nó sẽ không nên kéo dài quá lâu.
  • Tránh bất kỳ các độc tố, hóa chất, thuốc, tia X-quang, rượu hay nói chung là bất kỳ thói quen nào có tiềm ẩn nguy cơ cho thai nhi. Tuần thứ 4 là thời điểm quan trọng đối với sự thay đổi và phát triển của thai nhi.
  • Bổ sung vitamin D. Vitamin D cần thiết cho việc duy trì xương và răng khỏe mạnh, cũng như hấp thụ một lượng lớn canxi. Vitamin D được tìm thấy trong các loại thực phẩm như sữa, nước cam và lòng đỏ trứng. Ngoài ra, có thể sử dụng năng lượng tự nhiên từ mặt trời để bổ sung vitamin D.
  • Bổ sung các loại chất béo. Em bé của bạn cần chất béo để tăng trưởng, đặc biệt là chất béo thiết yếu như axit béo omega-3. DHA là một trong những chất thuộc nhóm chất béo omega-3, là thành phần chính của não bộ và võng mạc của con người. Trong tuần thứ 4, não và mắt của bé đang phát triển và cần một lượng DHA thiết yếu mỗi ngày. DHA thường được tìm thấy trong các loại cá có dầu như cá hồi, cá cơm, cá mòi hoặc cá hồi hoang dã, cũng như từ các loại trái cây như quả óc chó, hạt lanh và trứng.
  • Đi bơi nhiều hơn. Các bài tập bơi an toàn, thú vị và ít tác động sẽ có lợi cho tim mạch rất nhiều. Bơi lội, giống như các bài tập tim mạch khác, cải thiện khả năng sử dụng oxy của cơ thể, có lợi cho cả bạn và con bạn. Nó cũng hỗ trợ trong việc cải thiện tuần hoàn và săn chắc cơ bắp, cũng như cải thiện sức bền. Nếu bạn thích bơi lội, đừng ngần ngại đăng ký. Bạn sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi và ngủ ngon hơn nếu bơi ít nhất 20 phút ba đến bốn lần một tuần.

Tags: thai 28 tuần, thai 29 tuần, thai 30 tuần, thai 31 tuần, thai 32 tuần, thai 33 tuần, thai 34 tuần, thai 35 tuần, thai 36 tuần, thai 37 tuần, thai 38 tuần, thai 39 tuần, thai 40 tuần

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;