Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai chính xác không? Dấu hiệu nhận biết có thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Sự phát triển của thai 31 tuần và lưu ý cho mẹ bầu trong giai đoạn này

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 31

Thông tin về thai nhi tuần 31Khi thai nhi 31 tuần tuổi thì có muốn thì mẹ cũng không tránh được sự thật rằng mẹ đang mang thai. Lúc này mẹ đã có thể biết được thai ngôi đầu là gì. Cảm giác đau nhức chỗ này chỗ kia trên cơ thể, những cú hích đạp trong bụng luôn kéo mẹ về với thực tại rằng mình đang mang em bé trong người. Mẹ có thể dư đoán được ngôi thai thuận hay ngược nhờ vào việc sờ nắn bụng mình. Mọi người thường có xu hướng vẽ vời hình ảnh một người phụ nữ mang thai thật dễ thương và nữ tính, nhưng sự thật thì khác xa nhiều lắm. Tuy nhiên cũng đừng lo lắng nếu mẹ thấy mình không thật sự cảm thấy thoải mái trong suốt thai kỳ. Đây là điều thường gặp ở các phụ nữ mang thai, nhưng lại không được nói đến nhiều.

>> Tham khảo thêm:

Mẹ nhớ hít vào thở ra để thư giãn trong thai kỳ

Nếu đây là lần đầu mẹ mang thai, mẹ sẽ có cơ hội được nghỉ ngơi, chăm sóc khá chu đáo. Nhưng nếu mẹ còn có những đứa con khác cần chăm sóc, cơ hội được nghỉ ngơi này sẽ bị hạn chế nhiều lắm. Mỗi ngày hãy cố gắng dành ra vài phút yên tĩnh để thư giãn, chỉ tập trung “sống trong hiện tại” và ngừng lo lắng về tương lai. Mỗi khi có cơ hội làm điều này, hãy ngồi xuống, hít thở, thư giãn, và ngồi yên như thế. Chỉ đơn giản vậy thôi mà tốt cho cả mẹ lẫn em bé đấy. Ngoài ra mẹ có thể đọc thêm về bảng cân nặng thai nhi để xem con yêu của mình có đang phát triển tốt hay không.

>> Tham khảo thêm: 

Mẹ có biết:

Lúc này, mẹ có thể chuẩn bị trước tã cho bé, mẹ lưu ý nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, để đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Huggies Skin Perfect là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, tã bỉm Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Những thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thai 31 này

  • Có thể mẹ bầu sẽ không nín được và bị đái dắt một chút vào giai đoạn mang thai tuần 31. Với những người đã từng mang thai trước đó thì việc này còn phổ biến hơn nữa. Kể cả khi mẹ cười to, hắt xì, ho hay nâng vật nặng, mẹ cũng có thể để rò ra tí chút nước từ cái bong bóng của mình. Thường thì về cuối thai kỳ, chuyện này sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Một số phụ nữ còn phải dung băng vệ sinh mỏng để tránh các tình huống dở khóc dở cười. Bài tập xương chậu-sàn nhà sẽ giúp các cơ hỗ trợ bàng quang của mẹ khỏe hơn.
  • Nếu mẹ đang mang kính áp tròng, thì giờ đây mẹ sẽ cảm giác rất khó chịu khi thai nhi 31 tuần tuổi. Sự ứ dịch và hình dáng mắt thay đổi sẽ dẫn đến việc tròng kính không còn vừa vặn với tròng mắt nữa. Nhiều phụ nữ đổi sang mang kính có gọng, đợi cho đến khi sinh con xong và mắt trở lại bình thường. Mẹ hãy tránh việc lại có một đơn thuốc cho kính áp tròng mới vào giai đoạn này. Mắt mẹ đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp, và khám thị lực vào thời điểm này sẽ không chính xác.
  • Một người bạn cũ sẽ quay trở lại với mẹ – chứng ợ nóng. Em bé đang đẩy dạ dày và ruột mẹ lên cao, ra khỏi vị trí bình thường. Nghĩa là mẹ không thể tiêu hóa bình thường nữa. Một số thức ăn có thể khiến chứng khó tiêu và ợ nóng càng nặng, và thậm chí có thể làm muối mặt mẹ lúc nào không hay. Những thủ phạm nguy hiểm nhất là đồ ăn cay, nóng, hay một bữa ăn thật no. Hãy hỏi bác sĩ hay dược sỹ của mẹ về những loại thuốc làm giảm độ axit an toàn cho mẹ, có thể sử dụng được khi đang mang thai. Sữa, da-ua, bánh sữa trứng và pho mát đều có thể sẽ giúp giảm chứng ợ nóng này. Ngoài ra mẹ có thể bổ sung cho cơ thể những loại trái cây tốt cho bà bầu như: nho, ổi, kiwi,... (Tham khảo: Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối)
  • Tuần này, những cơn quặn thắt Braxton Hick sẽ thường xuyên hơn. Các cơn quặn tử cung không đau đớn là một cách tự nhiên tập dượt cho mẹ để chuẩn bị cho lúc đưa em bé ra đời. Trừ phi mẹ cảm thấy đau nhiều, hoặc âm đạo bị khô, còn lại thì không nên lo lắng. Thay đổi tư thế nhẹ nhàng hoặc tắm nước nóng đểu giúp giảm các cơn quặn thắt này.

>> Xem thêm:

Những thay đổi về cảm xúc của mẹ bầu 31 tuần

  • Giai đoạn thai nhi tuần 31, tâm trạng của mẹ thay đổi liên tục. Có thể mẹ sẽ chán ngấy lên với hình dạng của mình với việc mang thai. Hãy tìm những gì có thể làm cho mẹ vui, và nói cho bạn đời biết mẹ cảm giác như thế nào. Các chị em phụ nữ khác cũng có thể là những nguồn hỗ trợ tinh thần to lớn. Hãy gọi điện hoặc gửi thư điện tử cho người nào đó quan tâm đến mẹ và có thể lắng nghe mẹ mà không hề phán xét. Mẹ cũng có thể nói chuyện với các bà mẹ khác ở câu lạc bộ Huggies nữa.
  • Nếu mẹ bị mất ngủ thì rõ ràng là tâm trạng thất thường của mẹ sẽ lại càng tệ. Cố gắng đi ngủ theo một giờ cố định, và có những “thủ tục lên giường” lặp đi lặp lại mỗi ngày để cơ thể mẹ biết khi nào thì cần phải nghỉ ngơi. Tránh uống cà phê hay ăn sô-cô-la vào buổi chiều và tối, và tránh tập thể dục sau 4 giờ chiều. Nếu mẹ đang đi làm, cố gắng đừng làm gì nhiều sau khi về đến nhà và đừng đòi hỏi bản thân mình quá cao.

>> Tham khảo thêm: 

Những thay đổi của thai nhi 31 tuần

  • Đến tuần 31 này, phổi của em bé càng hoàn thiện hơn nữa. Giả sử em bé của mẹ ra đời ngay vào lúc này, thì bé có thể cần phải có các thiết bị hỗ trợ thở, mà cũng có thể không cần. Cơ thể em bé đang sản xuất ra một chất có hoạt tính bề mặt có thể giữ cho các đường dẫn khí mở ra và không bị vỡ. Nếu mẹ vào bệnh viện với nguy cơ phải sinh non, thì thường người ta sẽ tiêm cho mẹ một liều cóoc-ti-zôn để giúp cho phổi em bé hoàn thiện hơn nữa.
  • Chiều dài xương mũi thai nhi ở tuần thai 31 tiếp tục được đo, xét nghiệm để bác sĩ sàng lọc được các trường hợp dị tật bẩm sinh ở trẻ.
  • Thai nhi 31 tuần là lúc lượng dịch ối bao bọc em bé đạt khối lượng lớn nhất. Bào thai có chừng môt lít nước ối, tạo nên một chiếc bồn tắm ấm áp vô trùng cho em bé của mẹ bơi trong đó. Lượng nước ối cho thấy thận của em bé đang hoạt động tốt ra sao. Nếu thận hoạt động bình thường, chúng sẽ sản xuất chừng 500ml/ngày vào thời điểm này.
  • Não bộ của bé đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, đó là một điều tốt vì bé phải tạo ra hàng tỷ kết nối.
  • Ngủ nhiều: Bé sẽ ngủ nhiều và thời gian ngủ lâu hơn, đặc biệt là giấc ngủ REM. Nếu mẹ muốn đánh thức bé thì hãy ăn hoặc uống thứ gì đó có đường nhé.
  • Trí thông minh: Bé đã có thể xử lý thông tin và nhận tín hiệu từ cả năm giác quan.
  • Đạp chân và mút ngón tay cái: Ở giai đoạn này, bé sẽ tập biểu hiện gương mặt (méo mó, ngớ ngẩn hoặc hài hước), nấc, nuốt, thở, đạp bằng tay và chân dọc theo thành tử cung và thậm chí mút ngón tay cái. Trên thực tế, một số thai nhi mút ngón tay cái của mình quá mạnh khi còn trong bụng mẹ đến nỗi chúng được sinh ra với một vết chai trên ngón tay cái!
  • Thai 31 tuần phản ứng với chuyện “yêu” của bố mẹ: Tình dục và cực khoái có thể tác động thú vị đến thai nhi. Một số bé sẽ yên lặng sau khi cha mẹ quan hệ tình dục, trong khi số khác thì rất kích động. Cả hai phản ứng đều hoàn toàn bình thường và không có cách nào cho thấy bé nhận biết được những gì đang diễn ra. Chỉ là bé vui vẻ theo tâm trạng của mẹ mà thôi. Vì vậy, hãy tiếp tục duy trì cuộc sống tình dục của mẹ nhé,
  • Theo Raising Children, thính giác của bé đã phát triển, những tiếng ồn lớn trong giai đoạn này trở đi có thể làm bé giật mình.
Khác với tuần trước, câu hỏi thai 30 tuần nặng bao nhiêu đã được thay bằng thai 31 tuần nặng bao nhiêu. Lúc này, trọng lượng của thai nhi tuần 31 rơi vào khoảng 1,5kg.

>> Tham khảo thêm:

Sự phát triển của thai nhi 31 tuần tuổi

Lời khuyên cho mẹ bầu khi mang thai 31 tuần

  • Hãy tiết kiệm một số tiền mỗi tuần để giúp cân bằng ngân sách gia đình sau khi mẹ sinh em bé. Trở nên phụ thuộc về tài chính sẽ là một thay đổi lớn đối với nhiều phụ nữ, nhất là những người luôn tự hào về sự đóng góp của mình vào thu nhập của gia đình.
  • Mẹ thường chỉ tập trung mua sắm cho em bé mà nhiều khi quên mất chính mình. Nên chăm sóc bản thân mình, và thi thoảng có thể có một chút “quỹ đen” cũng không sao. Những chỗ tiền giấu riêng ấy lại thường là điều khiến nhiều bà mẹ vui nhất mỗi khi ngân sách gia đình bị hạn hẹp.
  • Nên nắm rõ chu trình hoạt động và nghỉ ngơi của em bé trong bụng mẹ. Nếu có gì thay đổi, hơn ai hết, mẹ phải là người biết rõ cái gì là bình thường, cái gì không dựa vào những cử động của con mẹ. Bây giờ dạ con của mẹ đang khá là chật chội, nên sẽ không còn những cú trở nhào hay lật người vốn rất thường xuyên trước đây. Bù lại, mẹ sẽ được “tận hưởng” hàng ngày những cú đá từ hai bàn chân khỏe khoắn, những cú chỏ vào mạn sườn, hay những cú đạp vào bàng quang của mẹ. Hãy dành thời gian thư giãn với những chuyển động của em bé. Cho dù điều này là khó hình dung với mẹ ngay lúc này, nhưng sự thực là nhiều bà mẹ nói rằng, sau khi con đã ra đời, họ thấy nhớ cái cảm giác có em bé cứ cử động bên trong bụng mình.

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 31 tuần tuổi. Bố mẹ có thể thảo thêm sự phát triển của thai nhi trong các tuần tiếp theo:

>> Nguồn tham khảo:

>> Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất: tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;