Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai nhi tuần 27

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 27

Khi thai nhi 27 tuần tuổi, bạn bắt đầu cảm thấy sự thay đổi rõ ràng của vòng bụng, nó nhô dần về phía trước. Thậm chí nếu bụng của bạn không to lắm thì bạn cũng vẫn cảm nhận được tác động của việc lên cơ thể, cụ thể là đôi chân, bàng quang, và cả bụng nữa. Nếu bạn lại đang có con nhỏ phải chăm sóc, bạn sẽ thấy khó khăn khi phải cúi xuống gần bé, hay lo lắng liệu bé có “đè” lên em mình khi ngồi trên bụng của bạn.

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Tạo hóa kì diệu luôn tạo ra những cơ chế bảo vệ tại chỗ thai nhi khi đang nằm trong dạ con. Thật sự là từ tuần thai thứ 27, thai nhi dường như phản ứng lại những lực tác động mạnh từ bên ngoài bằng cách đạp thật nhanh. Một điều cần lưu ý là bắt đầu hình thành sự ganh tị giữa đứa con nhỏ của bạn với em, điều này sẽ càng rõ ràng hơn trong những năm tháng kế tiếp.

>> Tham khảo:

Đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

Một trong những vùng cơ thể chịu tác động lớn nhất bởi sức nặng khi mang thai là lưng. Để cân bằng giữa trọng lượng cơ thể và vòng bụng đang nhô dần về phía trước, lưng bạn luôn ở trong trạng thái lắc lư. Thêm vào đó mỗi bước đi, chân bạn có khuynh hướng đi hai hàng làm cho dáng đi trở nên lạch bạch trong suốt thai kì. Đây là điều không thể tránh khỏi mặc dù có thể bạn không muốn nó xảy ra tí nào. Hãy thường xuyên theo dõi cân nặng, mang giày đế bằng, dành thời gian tập chuyển từ tư thế đứng bình thường hoặc nằm sang tư thế đứng thẳng lưng và thực hiện thêm một số bài tập tăng cường độ dẻo dai cho lưng. Chú ý đừng bỏ qua các vùng cơ bụng vì chúng cũng góp phần quan trọng nâng đỡ cho lưng trong quá trình mang thai.

>> Bố mẹ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi qua các tuần:

Mẹ có biết:

Thời điểm này tuy không quá gần ngày sinh, nhưng mẹ có thể chuẩn bị trước các miếng lót sơ sinh, tã dán sơ sinh chất lượng cho con yêu. Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, tã bỉm Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Khi mang thai, mẹ thường đau cơ kết nối vùng xương chậu

Đây là các cơ bụng nhưng chúng lại có kết nối đến vùng xương chậu. Nguyên tắc tập các cơ này là cố gắng ấn mạnh các sợi cơ tại vị trí của chúng bằng một trong những ngón tay của bạn. Thử tưởng tượng những sợi cơ này là một chiếc đai làm nhiệm vụ nâng đỡ mọi cơ quan và mô thiết yếu trong vùng xương chậu như là: bàng quang, trực tràng, âm đạo, cổ tử cung và tử cung. Những chiếc “đai” này sẽ giữ cho các bộ phận trên ở vị trí thẳng đứng đồng thời nâng đỡ và cố định chúng luôn ở vị trí chính xác trong cơ thể. Ho và hắt xì hơi có thể tạo nên một lực kéo căng quá mức lên các cơ vùng xương chậu cho nên nếu bị cảm lạnh trong thai kì bạn nên đến gặp bác sĩ.

Tham khảo:

Những thay đổi về thể chất của mẹ mang thai 27 tuần

  • Chào mừng bạn bước vào ba tháng cuối cùng của thai kì. Bạn sẽ thấy một phần cơ thể mình trở nên phù hơn bởi vì máu trong cơ thể phải tuần hoàn nhiều hơn và thể tích của những chất dịch trong cơ thể cũng tăng lên. Chân, bàn chân thậm chí các ngón tay của bạn cũng trông to hơn bình thường. Bạn nên tháo nhẫn cưới trước khi chúng trở nên quá chật
  • Bạn có cảm thấy nóng trong người khi mang thai tuần 27? Ba tháng cuối thai kì là khoảng thời gian người phụ nữ cảm nhận được những thay đổi thật sự của nhiệt độ cơ thể. Bạn sẽ thấy cơ thể nóng như có lửa trong người nên thường hạ nhiệt độ điều hòa xuống mức thấp nhất. Hãy tránh ăn cay, đồ uống có cồn và tránh cả bị áp lực nữa vì rõ ràng những áp lực tâm lí sẽ làm cho bạn cảm thấy nóng hơn mà thôi.
  • Bầu ngực sẽ ngày càng nặng và căng khi thai nhi 27 tuần tuổi. Các tĩnh mạch giãn dài, trở nên rõ ràng dưới da và đầu ti tiếp tục sậm màu. Tất cả những thay đổi trên là cần thiết để bầu ngực tạo ra sữa. Ngoại trừ việc không sử dụng xà phòng khô và tránh gây dị ứng da, bạn không cần phải có sự chuẩn bị cho đầu ti để nuôi con bằng sữa mẹ sau này.
  • Càng về cuối thai kì việc gập người lại sẽ ngày một khó nên có những việc bạn được khuyến khích làm ngay khi bắt đầu bước vào ba tháng cuối như cắt móng chân, cạo lông chân và mua cho mình các kiểu giày đế bằng. Trong vài tuần kế tiếp bạn sẽ thấy đau mỗi khi gập người đến nỗi bạn sẽ chẳng bao giờ muốn làm lại động tác ấy.

>> Xem thêm:

 

Những thay đổi về tâm lí của mẹ mang thai 27 tuần

Nếu bạn đã từng sinh non trước đây thì lẽ hiển nhiên đây là thời điểm bạn sẽ cảm thấy bất an và âu lo. Nhưng bạn cần phải hiểu rằng tâm lí càng thoải mái và càng sớm giảm bớt công việc thì cơ hội để bé của bạn chào đời khỏe mạnh càng nhiều.

Bắt đầu lên danh sách ưu tiên những việc thật sự quan trọng và những việc kém quan trọng hơn. Phân biệt rõ việc phải làm và việc muốn làm bởi vì bé của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào bạn từ thể chất đến tinh thần. Hiển nhiên đây không phải là thời điểm để bắt đầu sửa nhà, chuyển chỗ ở hay là tìm một công việc mới. Cố gắng tránh căng thẳng quá mức và hướng tới những dự định cho một cuộc sống đơn giản.

Tránh xem những thay đổi về hình thể hay vẻ bề ngoài là một vấn đề nghiêm trọng. Trong giai đoạn này bạn cần một định nghĩa khác về sự hấp dẫn và cái đẹp. Cơ thể của một người phụ nữ khi mang thai là độc nhất và có những nét đẹp riêng.

Tâm trạng hay thay đổi là lẽ thường trong 3 tháng cuối cùng của thai kì. Bạn sẽ thấy mình phút trước gần như hóa rồ trong hạnh phúc nhưng phút sau có thể khóc ngon lành. Vì vậy hãy luôn yêu chiều bản thân và luôn thủ sẵn nhiều khăn giấy bên mình. Các hoóc môn được cho là nguyên nhân gây nên những thay đổi này khi chúng tác động lên hệ thần kinh theo hướng tiêu cực và gây ra những triệu chứng tương tự như sự khó chịu trước mỗi kì kinh nguyệt.

Tham khảo:

Sự phát triển của thai nhi 27 tuần 

  • Bé nhận ra giọng nói của bạn: Đây là một trong những cột mốc quan trọng - Bé có thể nghe và nhận biết giọng nói của ba mẹ ngay từ thời điểm này. Theo whattoexpect, sự phát triển thính giác của bé đang phát triển và đang dần hoàn thiện hệ thống thần kinh tai ngay từ giai đoạn này. Mặc dù những âm thanh bé nghe được có thể “được biến đổi" thông qua màng ối, nhưng bạn vẫn có thể đọc truyện, trò chuyện hoặc thậm chí hát ru cho bé nghe.  
  • Bên cạnh âm thanh, bé sẽ phản ứng mạnh với thay đổi nhiệt độ từ môi trường. 
  • Các ông bố tương lai cũng có thể nghe thấy nhịp tim của con bằng cách áp tai vào thành bụng bạn trong thời gian này. 
  • Em bé đang nếm: Vị giác của bé thực tế đã được phát triển ngay thời điểm bé còn trong bụng mẹ. Nếu bạn ăn một số thức ăn cay, trong khoảng 2 tiếng, em bé của bạn sẽ có thể cảm nhận được sự khác biệt trong nước ối. 
  • Bé biết nấc cụt: Một số bé sẽ phản ứng lại “vị cay" mà bé đã nếm bằng cách nấc cụt. Bạn sẽ cảm giác bụng co thắt từng cơn theo tiếng nấc nhẹ, và bạn lo lắng em bé sẽ căng thẳng hay gặp vấn đề nghiêm trọng. Nhưng không, đó chỉ là một trong những phản ứng mà bé đang học tập mà thôi. 
  • Bé khám phá ra trò mút ngón tay cái. Hoạt động này hoàn toàn có lợi cho bé, giúp bé phát triển hoạt động hàm và má của mình. 
  • Sau hơn 4 tháng dính vào nhau, mí mắt của thai nhi 27 tuần đã bắt đầu mở ra. Bé mở và nhắm mắt theo một khoảng thời gian đều đặn nhất định, cố gắng rất nhiều để chớp mắt cùng với những chiếc lông mi đáng yêu vừa mới nhú lên. Giấc ngủ của bé cũng tuân theo một quy luật nhất định. 
  • Ở tuần thai thứ 27, bé đã có thể cảm nhận ánh sáng mờ qua thành tử cung nhờ thị lực phát triển. Thời điểm này của quá trình mang thai, mẹ cần đi thăm khám thường xuyên, làm các xét nghiệm máu, một số mẹ còn có nguy cơ bị hội chứng “chân không nghỉ”. 
  • Bộ não của thai nhi 27 tuần đang dần hoàn thiện với tốc độ nhanh bởi sự phát triển mạnh hơn của mô não. Ngoài ra, trung khu về thị giác của bé cũng đã hoàn thiện kể từ bây giờ. 
  • Lớp chất béo (mỡ) bắt đầu hình thành bên dưới lớp da của bé, giúp bé giữ ấm và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khi vừa ra đời. 
  • Thai nhi 27 tuần của bạn cân nặng khoảng 875g khi bước vào tuần thai thứ 27 và chỉ bằng khoảng 1/4 trọng lượng lúc sinh. Quá trình tích tụ mỡ dưới da của bé vẫn đang tiếp diễn và nếu được sinh ra ở thời điểm này trông bé sẽ rất mỏng manh với tứ chi dài.
  • Thai nhi tuần 27 sẽ bắt đầu xoay trở nhiều nhất là từ tuần 26-30. Hiện tại vẫn còn nhiều khoảng trống cho sự xoay trở và đổi tư thế trước khi tử cung trở nên quá chật chội.
  • Hầu hết các cơ quan của bé đều trưởng thành và có khả năng hoạt động độc lập, mặc dù phổi và não vẫn cần hoàn thiện hơn nữa. 
  • Đường hô hấp của bé còn phải rất lâu mới hoàn chỉnh, nó chỉ mới hình thành những cấu trúc nhỏ giống như cây trong đó phế quản và phế nang sẽ tăng dần về số lượng. Hệ hô hấp của bé cần khoảng 8 năm để phát triển hoàn chỉnh nên hiện tại mới chỉ là giai đoạn đầu tiên.
  • Mỗi tuần qua đi, cơ hội sống sót của bé nếu chẳng may bị sinh non ngày một cao. Bé có thể chẳng cần đến sự trợ giúp hô hấp nếu được sinh trong giai đoạn này.
  • Rất khó để bác sĩ xác định tư thế của bé đang nằm trong bụng ở thời điểm này vì rất dễ nhầm lẫn giữa đầu và mông. Hơn nữa bé còn rất hiếu động nên không dễ nói chắc chắn rằng ta đang nhìn thấy phần nào của bé.

>> Tham khảo thêm:

Thông tin về thai nhi tuần 27

Những lưu ý cho mẹ mang thai 27 tuần

  • Hỏi bác sĩ của bạn về việc kiểm tra lượng sắt trong cơ thể. Bạn sẽ cần thử máu để xác định lượng sắt trong cơ thể và xem liệu có cần phải bổ sung thêm sắt hay không. Bạn cũng cần các xét nghiệm nhóm máu và yếu tố Rh trong máu. Nếu Rh âm (Rh-) bạn phải chắc chắn rằng cơ thể bạn không sản xuất ra bất kì kháng nguyên nào. (Tham khảo: Nhóm máu RH là gì)
  • Nếu bạn không thể quyết định được tên cho bé, hãy lập danh sách những cái tên mà bạn mong muốn. Nhiều cặp cha mẹ trì hoãn việc đặt tên cho đến khi họ được nhìn thấy khuôn mặt của em bé. Trong khoảnh khắc rạng ngời ấy họ biết được em bé cần phải có tên gì. Đôi khi những cái tên lại không nằm trong danh sách.
  • Nếu bạn có dấu hiệu của bệnh trĩ, hãy tránh các bài tập thể dục mà bạn phải đứng chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể bởi vì nó có thể làm gia tăng áp lực lên ổ bụng và trực tràng. Thay vào đó hãy hướng đến các bài tập nhẹ nhàng như yoga cho bà bầu hay bơi.
  • Để hỗ trợ cho sự phát triển của các chồi vị giác, bạn cần cung cấp một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu với đa dạng thức ăn cho em bé bên trong bụng mẹ. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng là lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của bé (các món như: bồ câu hầm hạt sen, cháo cá, rau xanh,... rất tốt cho mẹ & bé).
  • Tham gia lớp học tiền sản nếu bạn vẫn còn nhiều bối rối, lo lắng trước ngày sinh. Lớp học tiền sản là những lớp ngắn hạn mà bố và mẹ đều có thể tham gia để hướng dẫn cho mẹ việc sinh nở, quá trình bé chào đời cũng như những việc mẹ cần chuẩn bị cho ngày trọng đại này.  
  • Thư giãn vuốt ve bụng và trò chuyện cùng bé sẽ rất tốt cho việc phát triển IQ và EQ của bé trong tương lai.

>> Xem thêm:

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 27 tuần tuổi. Tìm hiểu thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu từng tuần:

 

Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần

Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều: Bộ đôi tã dán Huggies size NBtã dán Huggies tràm trà size S dành cho các bé từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;