Sự phát triển thai nhi 21 tuần tuổi và những thay đổi của mẹ

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 21

Trong giai đoạn thai nhi 21 tuần tuổi, bạn thường có những giấc mơ kỳ lạ hoặc rất sống động về những ngày sắp đến. Bạn có thể đắm mình trong những khoảnh khắc kỳ diệu nhất dù chưa bao giờ trải nghiệm. Bé yêu luôn là nhân vật chính trong mỗi giấc mơ của bạn nhưng không phải lúc nào cũng xuất hiện như bạn vẫn mong đợi. Vì thế đừng để những giấc mơ này trở thành những băn khoăn lo lắng cho bao tháng ngày tươi đẹp sắp đến sau giai đoạn mang thai. Giấc mơ chỉ là cách não bộ sắp xếp lại những gì nó nhận vào quá nhiều từ các hoạt động của chúng ta lúc thức. Hiểu theo nghĩa nào đó, giấc mơ chính là sự đào thải của tiềm thức nhằm tạo khoảng trống giúp não bộ tiếp nhận thông tin của ngày tiếp theo.

>> Tham khảo thêm:

Sự phát triển của thai nhi 21 tuần - Dấu hiệu thai 21 tuần khỏe mạnh

  • Thai nhi 21 tuần tuổi của bạn nặng khoảng 360 gram và dài khoảng dưới 26,7 cm tính từ đầu đến mông. Trông bé vẫn như một con búp bê bé nhỏ nhưng làn da của bé vẫn còn nhăn nheo. Điều này là bởi vì da bé phát triển nhanh hơn lớp mỡ dưới da. Trong tuần này, bạn được quyền thoải mái ăn uống, miễn sao bạn luôn nhớ rằng đó là để tăng cân cho bé, chứ không phải cho bạn.
  • Thai nhi tuần 21 đang bắt đầu hình thành một chất quan trọng trong phổi, đó là surfactant - một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé lọt lòng. Bạn hãy liên tưởng đến những chiếc lá trên cây và sẽ hình dung ra được những túi khí nhỏ này cần được mở để có thể truyền dẫn khí oxy đến những mạch máu xung quanh. Nếu người mẹ chuyển dạ sớm, thì cần được tiêm steroid để hỗ trợ cung cấp chất surfactant cho bé.
  • Trong tuần này, qua hình ảnh siêu âm thai có thể nhìn thấy các khoang tim và những mạch máu chính của tim bé. Mặc dù còn rất nhỏ, nhưng những cơ quan chính này sẽ phát triển cùng với các bộ phận khác của cơ thể bé.
  • Bé yêu của bạn đã có thể nghe được. Lúc này, tai của bé đã hoàn thiện chức năng và sẽ phản ứng nếu có tiếng ồn lớn đột ngột. Tiếng chó sủa, tiếng đóng sầm cửa, tiếng khởi động xe sẽ khiến bé giật mình đạp mạnh. Xương của bé cũng dần cứng cáp hơn, do đó bạn nhớ uống canxi đầy đủ hàng ngày.
  • Bé yêu của bạn trong tuần này đã có thể cử động được tất cả các cơ và thậm chí còn có nhiều động tác khác. Bạn sẽ có cảm giác rằng bé ngày càng mạnh hơn và không còn chỉ máy nhẹ như trước đó nữa, khiến bạn tự hỏi không biết có vấn đề gì không. Tuy nhiên, tuần này thì bạn không cần phải lo lắng.

>> Tham khảo thêm:

Dấu hiệu thai 21 tuần khỏe mạnh

Dấu hiệu thai 21 tuần khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ có biết:

Em bé được 21 tuần tức là mẹ đã bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ rồi, rất nhanh thôi em bé sẽ ra đời và được mẹ ôm ấp trong vòng tay. Bên cạnh việc giữ một sức khỏe ổn định thì mẹ cũng nên chuẩn bị dần các đồ dùng cần thiết cho bé. Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé. Bên cạnh đó, hãng tã, bỉm Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ Châu Âu (Nguồn: Huggies)

Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần tuổi

Huggies chia sẻ đến các mẹ bầu hình ảnh thai 21 tuần siêu âm 4D

Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh bụng bầu 21 tuần

Bầu 21 tuần bụng to chưa chắc hẳn là thắc mắc của nhiều mẹ. Thực tế, bầu 21 tuần tức là mẹ đã bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ nên lúc này bụng mẹ đã to và nhô hẳn lên rồi đấy.

>> Xem thêm:

Hình ảnh bụng bầu 21 tuần

Hình ảnh bụng bầu 21 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi của mẹ bầu ở tuần thai thứ 21

Những thay đổi về cơ thể của mẹ

Nếu bạn thức giấc không phải do nằm mơ thì có thể bạn đang bị chuột rút khi mang thai. Vào tuần thai thứ 21, thai phụ thường bị chuột rút ở bắp chân và các cơ lân cận. Cơ thể của bạn có thể tự nhiên chuột rút bất cứ lúc nào, kể cả lúc nửa đêm. Đây là hiện tượng một cơ nào đó bị co rút, gây ra đau đớn. Nếu bị chuột rút ở bắp chân, bạn hãy cố duỗi thẳng chân và dùng tay nhẹ nhàng vuốt ngược các ngón chân về phía ống chân. Làm như vậy một vài lần, cơ sẽ được kéo giãn về lại vị trí ban đầu.

Đôi khi chứng chuột rút xảy ra do bạn thiếu canxi hoặc magiê hay muối trong khẩu phần ăn. Bạn chắc hẳn đã nghe đến các mẹo dân gian trị chuột rút như để một viên phấn hoặc một tép tỏi ở cuối giường. Hiệu quả nhất vẫn là phải đảm bảo cơ thể bạn nhận đủ nước và tập một vài bài thể dục thư giãn cơ trước khi đi ngủ vào buổi tối.

  • Khi thai nhi 21 tuần tuổi, bụng của bạn đã nhô lên và thật khó giấu chuyện bạn đang có thai. Mọi người sẽ chú ý đến bạn nhiều hơn, một vài người có thể thắc mắc và thậm chí còn hỏi có phải bạn đã có thai không.
  • Bạn sẽ có cảm giác như thể bàn tay mình đang bị kim chích khi mang thai tuần 20. Thông thường, đây là do hội chứng ống cổ tay (hội chứng đường hầm) do nghẽn dịch quanh các dây thần kinh ở cổ tay, gây tác động lên các ngón tay cái và trỏ. Biện pháp vật lý trị liệu và mang nẹp tay có thể hạn chế cảm giác đau đớn và tê bì.
  • Một vấn đề nữa của giai đoạn thai nhi tuần 21 là chứng đau đầu khi mang thai, có thể không thường xuyên vào lúc này nhưng sẽ tăng trong vài tuần tới. Thủ phạm vẫn là hoóc môn thai sản. Vì thế đừng để cơ thể bị mất nước hay quá nóng. Khi đau đầu, bạn hãy nằm thư giãn trong một căn phòng tối và đắp một chiếc khăn mát lên mắt, hoặc ăn một chút thức ăn nhẹ. Tuy nhiên nếu đột nhiên bạn đau đầu dai dẳng kèm theo thị lực bị ảnh hưởng thì bạn nên tìm đến bác sĩ ngay.
  • Dịch âm đạo cũng sẽ ra nhiều hơn. Trong suốt thai kỳ, dịch âm đạo thường lỏng, màu trắng hoặc trong và không mùi. Nhiều thai phụ vì vậy dùng băng vệ sinh hàng ngày. Tuy nhiên, điều này lại dễ khiến vi khuẩn phát triển, vì thế nếu bạn thấy ngứa và nóng rát mỗi lần tiểu tiện, hãy đến gặp bác sĩ. Thường thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị nấm.
  • Cân nặng của mẹ tăng nhiều, tạo áp lực lên tử cung khiến lưu lượng máu tăng cao và gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch. Mẹ sẽ xuất hiện triệu chứng phù chân khi mang thai vào mỗi tối do nồng độ máu thay đổi.
  • Các vết rạn da bắt đầu xuất hiện do kích thước của em bé đang dần lớn lên khiến bụng phải giãn ra. Không chỉ rạn da bụng mà vùng mông, đùi, hông, ngực cũng sẽ bị tình trạng này.
  • Trong thai kỳ, da của mẹ tiết dầu nhiều hơn bình thường khiến cho mụn trứng cá xuất hiện. Mẹ có thể rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ để hạn chế tình trạng đổ dầu trên da. Tuy nhiên, những sản phẩm dưỡng da của mẹ nên được tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có thể bảo vệ thai nhi 1 cách tốt nhất.

Bạn cũng sẽ bắt đầu cảm nhận những cơn co thắt không đau chủ yếu diễn ra ở phần trên của tử cung. Nếu đặt tay lên bụng, bạn có thể cảm nhận được những cơn co thắt này sau khi tập thể dục cho bà bầu, cúi gập người hay quan hệ tình dục, hoặc thậm chí khi bạn chẳng làm gì mấy. Đó chỉ là cơ thể bạn đang thực tập để chuẩn bị cho cơn chuyển dạ thật sự về sau.

>> Tham khảo thêm:

Mẹ có thể bị rạn da nhiều khi mang thai đến tuần 21

Mẹ có thể bị rạn da nhiều khi mang thai đến tuần 21 (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi về mặt cảm xúc của mẹ

  • Bạn sẽ có cảm giác háo hức và hồi hộp khi mang thai tuần 20. Cảm giác gắn kết giữa bạn và bé ngày càng rõ nét hơn, và khó mà quên được chuyện bạn đang mang thai. Có thể chồng bạn sẽ chiều bạn hơn bởi vì anh ấy đã nhìn thấy bụng bạn “lùm lùm”. Đối với nhiều phụ nữ thì đây là giai đoạn tuyệt vời nhất trong thời kỳ mang thai, do đó bạn hãy thoải mái tận hưởng nhé.
  • Tuy nhiên, đây có thể lại là thời gian lo lắng đối với một số bà bầu. Việc kiểm tra sàng lọc bào thai vài tuần trước đó đôi khi có thể phát hiện ra những điều đáng lo hoặc những khả năng xấu mà chưa thể xác định rõ ràng 100%. Thông thường, bà bầu được khuyên hãy chịu khó chờ đợi, và điều này khiến những ông bố bà mẹ tương lai rất bồn chồn bứt rứt. Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về những lo lắng và bứt rứt đó.

>> Tham khảo thêm:

Để có một thai kỳ khỏe, đẹp [Trò chuyện với chuyên gia] (Nguồn: Huggies)

Một số lưu ý cho mẹ khi mang thai 21 tuần

  • Cho dù rất mệt, bạn vẫn hãy nhớ tập duỗi thẳng người trước khi đi ngủ. Ngoài ra, đừng để đồ vật gì gần giường ngủ để tránh bị vấp ngã lỡ như bạn cần vội thức dậy lúc nửa đêm.
  • Đừng bỏ qua kiểm tra tiền sản định kỳ hàng tháng, và nhớ đánh dấu trên lịch. Bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành siêu âm thai 4D và thăm khám sức khỏe của thai nhi bởi thai 21 tuần là một trong 3 cột mốc quan trọng của thai kỳ. Các bệnh viện và phòng khám thường xếp lịch khám cho nhiều người cùng một lúc, vì thế bạn cần dự trù một khoảng thời gian kha khá cho cuộc khám định kỳ. Đừng chỉ băn khoăn đến những công việc bạn sẽ làm sau khi kiểm tra định kỳ xong.
  • Bạn hãy tìm mua một số sách dạy nấu ăn và nghĩ về các món ăn thích hợp có thể để sẵn trong tủ lạnh, như thế bạn sẽ biết được những món nào hấp dẫn với mình và vẫn ngon sau khi rã đông. Có rất nhiều loại thức ăn ngon như vậy. 
  • Sắt là dưỡng chất quan trọng giúp hồng cầu có màu đỏ và còn đóng vai trò vận chuyển oxy trong máu đến mô của mẹ và thai nhi. Bạn nên bổ sung sắt trong thời gian mang thai bằng các thực phẩm nhiều sắt như: thịt bò, thịt lợn, rau chân vịt,... và sử dụng thêm các loại thuốc sắt cho bà bầu.
  • Bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung vitamin C, vitamin B cho cơ thể bằng cách uống các loại nước trái cây, ăn nhiều rau xanh.
  • Tư thế ngủ cho bà bầu được khuyên là nên nằm nghiêng về bên trái và mặc đồ thoải mái trong lúc ngủ để em bé được phát triển tốt nhất.
  • Bạn nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên mỗi ngày. Với chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai, bạn có thể thực hiện chống đỡ chân bất kỳ lúc nào trong ngày để hạn chế tình trạng này.

>> Tham khảo thêm: Những thay đổi cơ thể và tâm lý khi mang thai

Đừng quên uống nhiều nước khi mang thai các mẹ nhé

Đừng quên uống nhiều nước khi mang thai các mẹ nhé (Nguồn: Sưu tầm)

Các câu hỏi thường gặp khi thai nhi 21 tuần

Thai 21 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là bình thường?

3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu thường bị nghén dẫn đến không ăn được nhiều nên cân nặng của mẹ ít tăng, thậm chí không tăng. Tuy nhiên, khi thai nhi được 21 tuần, tức là mẹ đã ở tháng thứ 6 của thai kỳ thì lúc này mẹ nên duy trì tăng 0,4 kg /tuần. Như vậy, ở tuần thai thứ 21 mẹ nên tăng từ 1,6 - 2,2kg là bình thường và đủ tiêu chuẩn.

Thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều có nguy hiểm không?

Trong thực tế, có một số trường hợp thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều là dấu hiệu cảnh báo bé đang bị ngạt; bị dây rốn quấn cổ hai vòng… Vì vậy, khi nhận ra thai nhi đạp hơn 20 lần trong 2 giờ thì mẹ nên đi khám ngay để đảm bảo con yêu được khỏe mạnh và an toàn.

Nếu mẹ cảm thấy thai nhi đạp hơn 20 lần trong vòng 2 giờ, đây là dấu hiệu cho thấy mẹ cần đến bệnh viện ngay để để đảm bảo sức khỏe của con yêu. Bởi thực tế, có một vài trường hợp thai 21 tuần đạp nhiều là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo có thể bé đang bị ngạt, dây rốn quấn cổ 2 vòng,...

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi. Xem thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo: Thai 22 tuần, thai 23 tuần, thai 24 tuần, thai 25 tuần, thai 26 tuần, thai 27 tuần, thai 28 tuần, thai 29 tuần, thai 30 tuần, thai 31 tuần, thai 32 tuần, thai 33 tuần, thai 34 tuần, thai 35 tuần, thai 36 tuần, thai 37 tuần, thai 38 tuần, thai 39 tuần, thai 40 tuần

Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;