Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai nhi tuần 18

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 18

Chúc mừng bạn đã vượt qua được nửa chặng đường vất vả nhưng cũng đầy những trải nghiệm thú vị của thai kỳ khi đến giai đoạn thai nhi tuần 18. Mặc dù toàn bộ thời kỳ mang thai bao gồm 40 tuần nhưng trong thực tế từ tuần thứ 38 bạn đã có thể có dấu hiệu chuyển dạ. Ngày dự sinh được chuẩn đoán chỉ nhằm giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc đón bé chào đời. (Tham khảo: Tính ngày dự sinh). Đừng mong đợi bạn sẽ sinh đúng như ngày dự sinh vì thông thường các bà mẹ sẽ sinh con sớm hơn thời điểm dự sinh đó. Nếu chu kỳ kinh nguyệt cuả bạn không đều hoặc bạn không biết chắc về thời điểm sẽ sinh bé, siêu âm sẽ giúp bạn dự báo tương đối chính xác về quá trình phát triển cuả thai nhi và ngày bé chào đời.

Từ tuần thứ 18 của thai kỳ, do trọng lực cơ thể thay đổi, bạn sẽ có dáng đi hơi khác một chút so với bình thường để thích nghi với chiếc bụng bầu ngày một lớn dần lên. Hãy chú ý tư thế đi lại cuả bạn và đừng khòm lưng. Nếu làm công việc văn phòng, bạn hãy điều chỉnh ghế ngồi sao cho thật thoải mái để bớt đau lưng khi mang thai. Bạn cũng nên sắp xếp công việc hợp lý, bố trí chỗ làm việc thuận tiện cho việc đi lại và tranh thủ nghĩ ngơi khi có thể.

Hãy tạm biệt với những đôi giày cao gót, bạn chỉ nên mang những đôi giày có đế thấp và bằng. Từ giai đoạn thứ hai của thai kỳ, do sự thay đổi cuả các nội tiết tố trong cơ thể, chân bạn có khuynh hướng sưng phù, vì vậy bạn nên sắm những đôi giày với kích cỡ lớn hơn và nên chọn những đôi đế thấp để tăng độ vững cuả đôi chân khi phải gánh thêm bụng bầu. 

Hầu hết mọi người xung quanh đều quan tâm đến sức khoẻ và sự phát triển cuả bé yêu trong bụng bạn. Một vài người sẽ thích sờ vào bụng bạn để cảm nhận được bé. Ứng phó với tình huống như trên ra sao là tuỳ thuộc vào bạn. Có thể bạn sẽ cảm thấy rất vui. Ngược lại, nếu bạn không cảm thấy thoải mái, hãy khéo léo trao đổi thẳng với mọi người về suy nghĩ cuả bạn. Phụ nữ khi mang thai thường có xu hướng bảo vệ bào thai và cố gắng hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt cho bé. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Tham khảo: Tam cá nguyệt thứ 2

 Những thay đổi về mặt thể trạng khi thai nhi 18 tuần

  • Khi thai nhi 18 tuần, bạn đừng lo lắng nếu kết quả siêu âm cho thấy bánh nhau của bạn nằm ở đáy tử cung. Mặc dù bánh nhau được gắn kết chặt chẽ với thành tử cung, tử cung của bạn vẫn sẽ ngày một lớn hơn để phù hợp với sự phát triển của bé, vì vậy, không nhất thiết bánh nhau phải cố định một chỗ. 
  • Lúc này, tử cung đã cao ngang rốn. Bụng của bạn sẽ lộ rõ hơn, đặc biệt là vùng từ dưới cánh tay đến eo sẽ trở nên to hơn. Nếu đây là lần mang thai thứ hai, bụng cuả bạn lúc này sẽ còn lớn hơn nữa do các cơ bụng ngày càng giãn ra, không còn săn chắc như trước. 
  • Tim bạn làm việc tích cực hơn để bơm khoảng 7 lít máu mỗi phút để đi khắp cơ thể. Do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, các mạch máu sẽ phình to nhằm giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Việc này gây chèn ép tĩnh mạch và là nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ khi mang thai. Tuy nhiên, các chứng bệnh này sẽ giảm sau khi sinh bé, vì vậy bạn đừng quá lo lắng. 
  • Đôi khi bạn cảm thấy nóng ran quanh vùng ngực, nách và háng. Nhiệt độ cơ thể tăng hơn một vài độ so với bình thường khiến bạn dễ bị đổ mồ hôi. Vì thế, bạn nên chọn quần áo lót đúng kích cỡ và làm từ chất liệu cotton thoáng mát, không nhất thiết phải đẹp mắt vì điều quan trọng là bạn thật sự cảm thấy thoải mái. 
  • Trên 50% phụ nữ mang thai phải đối mặt với bệnh nám da thai kỳ. Phần lớn, khi mang thai, da cuả phụ nữ trở nên xỉn màu, lỗ chân lông to, vùng chữ T bóng nhờn, vùng da ở gò má xuất hiện các vết nám. Nguyên nhân là do nội tiết trong cơ thể thay đổi làm rối loạn sắc tố da. Sạm da khi mang thai chỉ là một hiện tượng sinh lý thông thường và phần lớn các vệt nám này sẽ sớm biến mất sau khi bé chào đời. Vì vậy, các bà bầu không nên quá lo lắng, ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nếu muốn, bạn có thể dùng một chút phấn nền hoặc kem che khuyết điểm để che đi các vết nám không mong muốn. Ngoài ra, bạn nên dùng kem chống nắng khi đi ra đường. Các tia UVA và UVB có trong ánh nắng mặt trời sẽ càng làm cho tình trạng nám trở nên tồi tệ hơn. 

Chóng mặt là hiện tượng khá phổ biến trong giai đoạn thứ 2 và giai đoạn cuối cuả thai kỳ. Bạn không nên đứng quá lâu hay đột ngột bật dậy khi đang nằm. Hãy để cơ thể có thời gian thích nghi với tư thế mới.

>> Tham khảo thêm:

Thông tin về thai nhi tuần 18

Những thay đổi về cảm xúc

  • Từ giai đoạn mang thai tuần 18, có rất nhiều cặp vợ chồng lo lắng về quá trình sinh nở sẽ như thế nào và họ sẽ ra sao trong vai trò mới toanh sắp tới. Tất cả những lo lắng này đều hết sức bình thường. Hãy mạnh dạn trao đổi với bác sĩ về những băn khoăn của bạn để nhận được những giải đáp và lời khuyên hữu ích nhất. 
  • Nếu bạn có lịch siêu âm thai trong tuần này, chắc hẳn bạn sẽ thấy gắn kết với con yêu cuả bạn hơn bao giờ hết vì đây là lần đầu tiên bạn được nhìn thấy diện mạo cuả bé. Nhiều phụ nữ chỉ có thể thở phào nhẹ nhõm khi kết quả siêu âm cho thấy con họ đang phát triển bình thường. Đây cũng là diễn biến tâm lý rất phổ biến. 
  • Trong những tình huống nguy hiểm và khẩn cấp, bản năng cuả người mẹ luôn khiến các bà bầu đưa tay ôm lấy bụng để nâng đỡ và bảo vệ con mình. 
  • Chồng bạn chỉ mới cảm nhận về bé qua những thay đổi cuả bạn trong thai kỳ. Vì vậy, bạn hãy tạo cơ hội cho anh ấy gần gũi với bé hơn. Đừng quên thu xếp lịch để anh ấy có thể đưa bạn đi siêu âm và cùng tham gia các lớp học tiền sản. Nhờ đó, ông bố tương lai không chỉ biết thêm những điều mới mẻ mà còn có thể tìm thấy nhiều giải đáp thú vị cho việc chăm sóc bạn và bé sau này.

Tham khảo:

Những thay đổi của thai nhi

  • Khi thai nhi 18 tuần tuổi, thính giác của bé đã được hình thành, bé có thể nghe được những tiếng ồn bên ngoài tử cung cũng như nhận ra giọng nói cuả mẹ. Vì vậy bạn hãy thường xuyên trò chuyện với bé để khi sinh ra bé có thể nhận ra giọng nói cuả bạn. 
  • Thai nhi tuần 18 dài khoảng 13.5 cm tính từ đỉnh đầu tới mông. Một lớp mỏng màu trắng được gọi là gây phủ khắp cơ thể giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. Hiện giờ, bé được bao quanh bởi 320 ml nước ối với nhiệt độ duy trì ở mức hơi cao hơn một chút so nhiệt độ cơ thể bạn. Nhiệt độ này sẽ giúp bé luôn cảm thấy ấm áp. 
  • Cảm giác “máy bụng” không còn mơ hồ. Những cú đạp và nhào lộn cho thấy bé đang phát triển và sự hoạt động hăng hái của bé như một cách đáng yêu báo cho bạn biết rằng bé của bạn đang khoẻ mạnh.

>> Xem thêm:

Những thay đổi của em bé tuần 18

Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần thứ 18

  • Nếu bạn lo lắng vì mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch, hãy thường xuyên mang vớ cho bà bầu để hỗ trợ đôi chân và nâng đỡ phần bụng dưới. Tranh thủ nghĩ ngơi, thả lỏng chân tay khi có thể và tránh đứng quá lâu. 
  • Đảm bảo chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước sẽ giúp bạn xoá tan nỗi lo bệnh trĩ. Chất xơ có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc, rau và trái cây. Ngoài ra, bạn không nên cố nhịn khi có nhu cầu đi vệ sinh nếu không về lâu về dài sẽ gây ra những chứng bệnh không đáng có. 
  • Tham gia ngay các lớp học tiền sản nhằm giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất để đón bé chào đời. Nếu đây là lần sinh con thứ hai, bạn vẫn nên tham gia khoá học này nhằm bổ sung những kiến thức cập nhật nhất cho quá trình mang thai và sinh con. Bạn cũng nên đọc sách và vào xem những trang web đáng tin cậy để tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về những thay đổi trong thai kỳ, quá trình chuyển dạ và cách chăm sóc bé sau sinh. 
  • Đau lưng là một bệnh rất phổ biến trong thai kỳ. Vì vậy, bạn hãy học cách bảo vệ lưng và luyện tập hợp lý để giảm đau lưng. Những sinh hoạt hằng ngày như xách nước, bế trẻ và dịch chuyển đồ đạc nặng nề...đều nên tránh trong giai đoạn này. Nếu bị đau lưng, bạn hãy tắm bằng nước ấm, chườm nóng và luyện tập các động tác thể dục nhẹ nhàng. Những bài tập này sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả. Nếu cơn đau lưng kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ để được làm vật lý trị liệu. 

>> Xem thêm:

Lời khuyên từ bác sĩ khi mẹ mang thai tuần 18

Mẹ có thể trao đổi gì với bác sĩ?

Khi mang thai tuần 18, mẹ có thể bị mờ mắt, khô mắt do hormone thai kỳ. Mẹ bị khô mắt do hormone kích thích sản xuất nước mắt bị sụt giảm, khiến dịch trong mắt tăng lên, tròng mắt của mẹ thay đổi, dẫn đến viễn thị hoặc cận thị. Sau khi sinh, hiện tượng này sẽ hết, tầm nhìn của mẹ sẽ trở lại bình thường và rõ ràng.

Tuy nhiên, mẹ cần lập tức gọi cho bác sĩ nếu thị lực mờ đi, thường thấy những hạt nổi hay đốm, nhìn một thành hai trong 2 - 3 tiếng đồng hồ. Khi đứng khá lâu hoặc sau khi bất chợt đứng dậy, mẹ có thể bị nổ đom đóm mắt. Đây là hiện tượng khá phổ biến nhưng cũng nên thông báo bác sĩ trong lần khám tiếp theo.

Xét nghiệm khi thai nhi 18 tuần tuổi

Một số xét nghiệm mà bác sĩ có thể thực hiện trong thai tuần 18:

  • Kiểm tra đường và protein trong nước tiểu
  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Kiểm tra xem liệu bàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng hay giãn tĩnh mạch hay không
  • Đo chiều cao tính từ đáy tử cung 

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi. Xem thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:

Thai nhi 19 tuần tuổi Thai nhi 25 tuần tuổi Thai nhi 31 tuần tuổi Thai nhi 37 tuần tuổi
Thai nhi 20 tuần tuổi Thai nhi 26 tuần tuổi Thai nhi 32 tuần tuổi Thai nhi 38 tuần tuổi
Thai nhi 21 tuần tuổi Thai nhi 27 tuần tuổi Thai nhi 33 tuần tuổi Thai nhi 39 tuần tuổi
Thai nhi 22 tuần tuổi Thai nhi 28 tuần tuổi Thai nhi 34 tuần tuổi Thai nhi 40 tuần tuổi 
Thai nhi 23 tuần tuổi Thai nhi 29 tuần tuổi Thai nhi 35 tuần tuổi  
Thai nhi 24 tuần tuổi Thai nhi 30 tuần tuổi Thai nhi 36 tuần tuổi  

 

Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;