Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai nhi tuần 14

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 14

Đến giai đoạn thai 14 tuần tuổi thì hẳn bạn đã đến vài cuộc hẹn khám thai rồi. Một phần không thể thiếu trong quy định khám thai ở giai đoạn đầu là xét nghiệm máu. Nếu bạn chưa được làm những xét nghiệm này, hoặc vì lý do nào đó mà bị bỏ qua thì hãy nói chuyện và kiểm tra lại với bác sĩ của bạn. Điều quan trọng là bạn cần phải được kiểm tra, xác định về nhóm máu, công thức máu, và miễn dịch đối với một số bệnh, cũng như kiểm tra sức khỏe của thai nhi.

Nếu bạn rơi vào trường hợp nguy cơ thai nhi có vấn đề về nhiễm sắc thể, bạn có thể sẽ được đề nghị làm CVS (Chorionic Villus Sampling- lấy mẫu nhau thai để kiểm tra), hoặc chọc dò nước ối. Thường thì có thể thực hiện CVS trước 12 tuần, hoặc cũng có thể trễ hơn một chút. Chọc ối thì thường vào khoảng tuần thứ 14-16, hoặc sau đó một chút. Cả hai phương thức kiểm tra này đều yêu cầu siêu âm tại chỗ để xác định vị trí cụ thể của nhau thai và em bé trong tử cung.

>> Tham khảo thêm:

Thai 14 tuần tuổi phát triển như thế nào? Dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh

  • Thai 14 tuần tuổi có cân nặng khoảng 93g tương đương 3.2 ounce và chiều dài khoảng 147mm tương đương 5.7 inch
  • Thai nhi 14 tuần của bạn bắt đầu có thể thực hiện những chuyển động mắt qua hai bên. Tuy mí vẫn còn khép kín để bảo vệ mắt, nhưng các cơ kiểm soát mắt thì đã bắt đầu làm việc. Chúng tác động lên mắt mỗi khi có khi ánh sáng mạnh chiếu xuyên qua thành bụng của bạn và trở thành ánh ửng đỏ.
  • Thai nhi đã có thể mở miệng và di chuyển đôi môi bé xíu của mình. Các chuyển động thở và nuốt vẫn tiếp tục được thực hành, để đảm bảo nước ối liên tục được xử lý vào và ra. Mặc dù lúc này chỉ có tương đương khoảng một tách nước ối bao xung quanh, nhưng đó cũng đủ để bảo vệ và hỗ trợ cho em bé.
  • Tuần này, em bé của bạn cũng đã có thể phát hiện ra dây rốn của mình và nắm lấy nó. Bạn đừng lo là việc nắm quá chặt dây rốn khiến lượng máu đang lưu thông bị hạn chế, bé sẽ tự buông ra trước khi xảy ra nguy cơ đó.

>> Tham khảo thêm: 

Hình ảnh siêu âm thai nhi 14 tuần tuổi

Huggies mời mẹ xem qua hình ảnh siêu âm 5D thai 14 tuần

Hình ảnh siêu âm thai nhi 14 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai nhi 14 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh bụng bầu 14 tuần

Nhiều mẹ mang bầu tới tuần thứ 14 thường hay có thắc mắc “Mang thai 14 tuần bụng to chưa?” Mẹ có thể tham khảo hình ảnh bụng bầu 14 tuần mà Huggies chia sẻ dưới đây nhé.

>> Tham khảo thêm:

Hình ảnh bụng bầu 14 tuần

Hình ảnh bụng bầu 14 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 14

Những thay đổi về mặt thể chất khi mang thai tuần thứ 14

  • Khi thai nhi 14 tuần thì chóp trên của tử cung bạn sẽ cao hơn so với xương chậu khoảng 16cm. Điều này có nghĩa là bụng bạn bắt đầu nhô ra rõ và sẽ rất dễ dàng nhận ra bạn đang có thai.
  • Bạn có thể thấy nướu răng mình nhạy cảm hơn và dễ chảy máu khi đánh răng khi mang thai tuần 14. Nên thay đổi bàn chải đánh răng thường hơn và chỉ nên sử dụng loại mềm. Đánh răng mỗi ngày hai lần, sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, và đừng quên vệ sinh vùng mặt lưỡi vì đó là nơi dễ sinh ra vi khuẩn. Vệ sinh răng miệng là cực kỳ quan trọng, và bạn cần phải khám răng ít nhất một lần trong suốt thai kỳ, vì các chứng viêm lợi, viêm nướu răng, là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ sinh non.
  • Bạn vẫn dễ bị táo bón khi mang thai tuần 14 hoặc khó đi tiêu. Bà bầu nên ăn gì để giảm triệu chứng này? Nước, chất xơ, trái cây, rau, ngũ cốc, và tập thể dục đều là những biện pháp tự nhiên hiệu quả để giữ cho ruột làm việc bình thường.
  • Dịch âm đạo có thể tiết ra nhiều hơn, gây khó chịu nhưng không nhất thiết là dấu hiệu của nhiễm trùng. Khi bạn có thai thì dịch này thường là màu trắng đục, hoặc trong, không có gì phải lo lắng trừ khi nó gây ngứa hoặc có mùi. Các tế bào sản xuất chất nhầy trong âm đạo của bạn đóng một vai trò bảo vệ chống viêm nhiễm. (Tham khảo: Chất nhầy cổ tử cung khi mang thai)
  • Lúc này, bạn có thể thấy bị đau nhói mạnh ở hai bên bụng. Đó là do các dây chằng và các cơ có nhiệm vụ hỗ trợ tử cung to ra của bạn đang làm việc cật lực và đôi khi chúng tỏ dấu hiệu phản kháng. Hãy cố gắng tránh di chuyển bất ngờ, cố ngồi khi có thể, và tránh đứng quá lâu. Nếu điều này gây ảnh hưởng đến công việc của bạn, hãy trao đổi với cấp trên xem có cách thay đổi nào phù hợp hơn để bạn có thể thoải mái hơn một chút.

>> Tham khảo thêm: Lịch tiêm chủng uốn ván đầy đủ cho bà bầu

Mẹ có thể bị đau nhói mạnh ở 2 bên bụng khi mang thai tuần thứ 14

Mẹ có thể bị đau nhói mạnh ở 2 bên bụng khi mang thai tuần thứ 14 (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi về cảm xúc của mẹ khi thai 14 tuần tuổi

  • Bạn cảm thấy như thể em bé đang chiếm hết cơ thể của bạn khi thai nhi 14 tuần, đó là chưa kể đến tâm trí. Bạn thấy thật khó tập trung vào công việc ở công sở cũng như khi về nhà, bởi vì tất cả tâm trí bạn đều đổ dồn vào đứa bé trong bụng. Đừng lo lắng cho rằng mình là người duy nhất như vậy, đó thực sự là một tình trạng phổ biến ở các bà bầu.
  • Nếu như việc có thai của bạn là ngoài kế hoạch thì đến lúc này bạn sẽ có thể bắt đầu cảm thấy đỡ căng thẳng hơn. Nhiều bà bầu cho rằng vào thời điểm họ cảm nhận được chuyển động của thai nhi trong bụng, tức vào khoảng 17-18 tuần, là họ đã bắt đầu chấp nhận thực tế về em bé. Đừng quá lo lắng nếu bạn không tràn ngập với những cảm xúc làm mẹ. Điều quan trọng ở giai đoạn này là bạn biết cách chăm sóc tốt cho bản thân mình và không để những rủi ro không đáng có gây nguy hiểm cho bạn hoặc thai nhi.
  • Có con cũng có thể mang đến những thay đổi trong mối quan hệ của bạn với chính cha mẹ mình. Bạn có thể hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình, nhớ lại từng kỷ niệm, từng cảm giác đã có ảnh hưởng sâu sắc đến bạn. Tất cả điều này là hoàn toàn bình thường, nó phản ánh một cột mốc quan trọng trong cuộc sống của một người phụ nữ: trở thành mẹ.

>> Tham khảo:

Cách dưỡng thai 14 tuần tuổi cho mẹ bầu

  • Thai nhi 14 tuần là giai đoạn mà mẹ bắt đầu cảm thấy thực tế rõ ràng hơn. Bạn đã lấy lại được năng lượng và có thể tập trung vào những việc cần thiết, hơn là chỉ để ý đến trạng thái mệt mỏi như trong thời gian đầu. Bây giờ bạn nên bắt đầu tìm hiểu về chế độ nghỉ thai sản của mình, và lên kế hoạch sẽ quản lý chi tiêu thế nào nếu quỹ lương của bạn bị giảm đi một phần.
  • Giai đoạn thai nhi tuần 14 cũng là lúc để mẹ tranh thủ tìm hiểu về các dịch vụ chăm sóc trẻ nếu như bạn sẽ cần nó. Mẹ cũng có thể bắt đầu suy nghĩ về việc tổ chức lại phòng ốc trong nhà mình. Đâu sẽ là phòng dành cho bé? Bé có phải chung phòng với bố mẹ không? Tất cả những việc này đều cần thời gian để thảo luận và sắp xếp.
  • Nếu bạn mang thai đúng vào những tháng bệnh cúm phổ biến thì hãy nghĩ đến việc chủng ngừa. Vắc-xin sẽ không có hại cho thai nhi, và có tác dụng bảo vệ phụ nữ mang thai. (Tham khảo: Bị cúm khi mang thai)
  • Bạn có thể muốn chụp để lưu lại một loạt hình ảnh mang thai của mình, để xem bụng mình phát triển ra sao trong vài tháng tới. Đây chắc chắn sẽ là một kỷ niệm đẹp. Và đừng quên chụp chung với ông xã, anh ấy là một phần trong “phi vụ” này. Quay phim cũng là một cách dễ thương để ghi lại nhật ký mang thai, nó sẽ cho những hình ảnh sinh động nhất về quá trình phát triển của bụng bầu.
  • Nếu bạn đã có những đứa con lớn thì lúc này là thời gian để nói với chúng về em bé sắp ra đời. Chẳng bao lâu nữa các anh chị sẽ có thể nhận ra em bé đang đá hoặc di chuyển trong bụng mẹ. Nguy cơ sẩy thai ở giai đoạn này cũng thấp đi nhiều, và điều quan trọng là các anh chị của bé có cơ hội để xây dựng tình cảm gắn bó với thành viên mới sắp chào đời.
  • Đừng quên sử dụng kem chống nắng! Bạn sẽ thấy các hắc tố (melanin) trên da mình làm cho các đốm tàn nhang và nốt ruồi trở nên sậm màu hơn. Hầu hết các loại kem chống nắng đều an toàn để sử dụng khi mang thai và sẽ không gây hại cho bạn và thai nhi. Bạn hãy tìm mua loại có thành phần bảo vệ chống cả UVA (tia gây lão hóa) và UVB (tia đốt nóng), và sử dụng theo hướng dẫn đi kèm.

>> Tham khảo thêm: Dấu hiệu cơn gò chuyển dạ như thế nào? Cơn gò bao lâu thì sinh?

Mẹ có biết:

Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, tã bỉm Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Lời khuyên từ bác sĩ cho mẹ bầu mang thai tuần 14

Những điều mẹ có thể trao đổi với bác sĩ

Rất nhiều bà bầu mất ngủ khi thai nhi 14 tuần tuổi. Điều này một mặt giúp mẹ làm quen với những đêm thức trắng để chăm sóc bé khi con chào đời nhưng lúc này mẹ vẫn cần một giấc ngủ ngon để thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ đừng tự ý mua thuốc ngủ mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ vì sẽ có nhiều cách giúp mẹ ngủ ngon mà không cần dùng thuốc đấy.

>> Tham khảo thêm: Mẹ bị tiêu chảy khi mang thai có sao không?

Một số xét nghiệm cần thiết khi thai nhi 14 tuần tuổi

Tuỳ vào tình trạng cụ thể của từng mẹ mà bác sĩ có thể đề nghị mẹ làm các xét nghiệm sau:

  • Kiểm tra đường và protein trong nước tiểu
  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra nhịp tim thai nhi
  • Đo chiều cao tính từ đáy tử cung
  • Kiểm tra kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài
  • Kiểm tra bàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng hay giãn tĩnh mạch hay không

Mẹ nên lưu ý và ghi lại những triệu chứng bất thường trong thai kỳ để xin tư vấn từ bác sĩ.

>> Tham khảo thêm: Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần chuẩn quốc tế 2023 

Mẹ đừng quên làm một số xét nghiệm cần thiết ở tuần thai thứ 14

Mẹ đừng quên làm một số xét nghiệm cần thiết ở tuần thai thứ 14 (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi thường gặp khi mẹ mang thai 14 tuần

Thai nhi 14 tuần tuổi đã máy chưa?

Ở tuần thứ 14 của thai kỳ, bé đã bắt đầu chuyển động nhiều và đa dạng hơn lúc trước. Cụ thể, bé biết dạng chân tay, vặn mình và đạp qua lại trong bụng mình. Những hoạt động này diễn ra mạnh và có lực hơn trước đây, tuy nhiên mẹ vẫn khó có thể cảm nhận được bởi lúc này thành tử cung và nước ối vẫn khá dày.

>> Tham khảo thêm: Mẹ bầu khó thở khi mang thai: Nguyên nhân, Cách khắc phục

Bầu 14 tuần nên ăn gì?

Ở giai đoạn này, mẹ không cần kiêng cữ đồ ăn khắt khe như tam cá nguyệt đầu, việc ăn uống cũng đã trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Để bổ sung đầy đủ dưỡng chất phát triển cho thai nhi, mẹ nên ăn các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: ngô, khoai, bí đỏ, củ dền…
  • Thực phẩm chứa nhiều protein: cá, thịt, trứng, các loại đậu…
  • Thực phẩm chứa nhiều sắt: trứng gà, đậu phụ, thịt bò, lúa mạch, cải bó xôi…
  • Thực phẩm chứa nhiều canxi: sữa, phô mai, trái cây, bột yến mạch, chuối…
  • Thực phẩm chứa nhiều kẽm: cua, trai, hến, ngao, các loại hạt…
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: cam, bưởi, thanh long, việt quất, ổi, đu đủ…
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh các thực phẩm không tốt cho thai nhi như:
  • Thực phẩm sống, chưa qua chế biến: gỏi, hàu sống, sushi…
  • Hải sản chứa nhiều thủy ngân như vi cá mập, cá thu, cá kiếm…
  • Rau củ bị nảy mầm như khoai lang, khoai tây…
  • Đồ uống có chứa chất kích thích như cafe, rượu, bia…

Ngoài các thực phẩm trên, mẹ có thể tham khảo các món ăn bổ dưỡng cho thai phụ trong video mà Huggies chia sẻ dưới đây:

Thai 14 tuần là mấy tháng?

Khi mẹ bước vào giai đoạn thai kỳ tuần thứ 14 tức là thai nhi đã phát triển đến tam cá nguyệt thứ hai - tháng thứ 4. Đây là thời điểm mẹ cảm thấy khỏe khoắn hơn do các biểu hiện như buồn nôn, mệt mỏi đã bớt dần.

Thai 14 tuần nằm ở vị trí nào?

Khi thai được 14 tuần, em bé đã di chuyển và nằm vào trong buồng tử cung của mẹ. Đây là giai đoạn em bé đang phát triển ổn định và có những sự thay đổi lớn về thể chất cũng như phản xạ của cơ thể. 

>> Tham khảo thêm: 10 cách trị cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc 

Thai 14 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Thông thường, nhịp đập của tim thai rơi vào khoảng 110 - 160 lần/phút. Vào tuần thai thứ 14, nhịp tim có xu hướng giảm dần còn khoảng 150 nhịp / phút và sẽ giảm xuống dần còn 130 nhịp/phút vào những tháng cuối thai kỳ. 

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai 14 tuần tuổi. Xem thêm những thay đổi cơ thể và lời khuyên cho mẹ trong các tuần tiếp theo:

Thai nhi 15 tuần tuổi  Thai nhi 22 tuần tuổi Thai nhi 28 tuần tuổi Thai nhi 35 tuần tuổi
Thai nhi 16 tuần tuổi Thai nhi 23 tuần tuổi Thai nhi 29 tuần tuổi Thai nhi 36 tuần tuổi
Thai nhi 17 tuần tuổi Thai nhi 24 tuần tuổi Thai nhi 30 tuần tuổi Thai nhi 37 tuần tuổi
Thai nhi 18 tuần tuổi Thai nhi 25 tuần tuổi Thai nhi 31 tuần tuổi Thai nhi 38 tuần tuổi
Thai nhi 19 tuần tuổi Thai nhi 26 tuần tuổi Thai nhi 32 tuần tuổi Thai nhi 39 tuần tuổi
Thai nhi 20 tuần tuổi Thai nhi 26 tuần tuổi Thai nhi 33 tuần tuổi Thai nhi 40 tuần tuổi
Thai nhi 21 tuần tuổi Thai nhi 27 tuần tuổi Thai nhi 34 tuần tuổi  

Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;