Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai nhi 12 tuần tuổi phát triển thế nào trong bụng mẹ? Cần làm xét nghiệm gì?

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 12

Ở giai đoạn thai được 12 tuần, đây chính là tuần cuối cùng trong chu kỳ tam cá nguyệt đầu của thai kỳ và cũng là giai đoạn mà các mẹ bầu chuẩn bị bước sang 1 chu kỳ mới của quá trình mang thai. Hãy cùng Huggies tìm hiểu thai 12 tuần tuổi sẽ phát triển như thế nào và một số thay đổi của mẹ bầu trong giai đoạn này thông qua bài viết bên dưới đây.

>> Tham khảo: 

Mẹ bầu khi mang thai đến tuần 12 tức là đang ở tháng thứ 3 của thai kỳ thuộc vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên (từ tuần 1 đến tuần 13). Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ thai đầu tiên và chuẩn bị bước sang 1 chu kỳ thai mới với nhiều biến đổi quan trọng.

>> Xem thêm: 

Thai nhi 12 tuần tuổi phát triển như thế nào trong bụng mẹ?

Ở giai đoạn thai nhi 12 tuần thì em bé đã dần phát triển và hoàn thiện các cơ quan của 1 cơ thể người.

Thai tuần 12 phát triển như thế nào?

Thai tuần 12 phát triển như thế nào? (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ có biết:

Bước vào tuần thứ 12 của thai kỳ là mẹ đang bước gần đến ngày đón mừng thiên thần bé bỏng rồi đấy. Mẹ cũng đừng quên chuẩn bị những vật dụng cần thiết để chào đón bé nhé! Tã Huggies Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ châu Âu. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Thiết kế siêu mỏng nhẹ kèm bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội giúp duy trì khô thoáng tới 12 tiếng,... Do tã không chứa hóa chất độc hại, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn tã cho bé mà không còn lo ngại rằng làn da bé nhạy cảm của bé sẽ bị kích ứng. Dòng sản phẩm có kích thước từ NB (sơ sinh), S, M, L, XXL cho đến XXL cực kỳ dễ dàng cho bố mẹ khi chọn mua. Với những ưu điểm vượt trội, Huggies Naturemade là một gợi ý tuyệt vời cho các bé yêu.

Ngoài ra, dòng tã Tràm Trà Tự Nhiên mới của thương hiệu Huggiessản phẩm bỉm, tã đầu tiên có chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé, ngăn ngừa hăm tã. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Tã tràm trà cũng có kích thước từ NB cho tới tận size XXXL cho bé >20kg, mẹ thoải mái lựa chọn nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé (Nguồn: Huggies)

Thai 12 tuần có kích thước bao nhiêu?

Thai 12 tuần nặng bao nhiêu? Thai nhi ở tuần thứ 12 sẽ có chiều dài tính từ đầu đến mông rơi vào khoảng 5,334cm và cân nặng của thai sẽ vào khoảng 14gr tương đương một quả chanh ta. Tại thời điểm này thì bé đã có đầy đủ các bộ phận của cơ thể người và sẽ phát triển 1 cách nhanh chóng trong những tuần tiếp theo.

>> Xem thêm: 

Những đặc điểm phát triển của thai nhi tuần 12

Ở giai đoạn thai nhi 12 tuần, việc đáng chú ý nhất là các phản xạ. Lúc này, các ngón tay bé đã có thể co duỗi, các ngón chân cong vểnh và miệng của bé sẽ xuất hiện các phản xạ mút.

Tại tuần 12 thì các tế bào thần kinh và các khớp thần kinh được nhân lên nhanh chóng trong bộ não của bé. Từ tuần 12 đến tuần 18 được xem là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển não bộ của thai nhi.

Tại thời điểm này thì nhịp tim thai đập nhanh hơn gần gấp đôi so với mẹ và mẹ có thể nghe được những nhịp đập này qua các lần siêu âm thai.

Ngoài ra, cũng trong tuần thai 12 thì cổ bé đã phát triển rõ hơn, khiến phần đầu và thân không còn trông giống như đang dính liền vào nhau nữa.

Khuôn mặt bé lúc này dần phát triển giống như người bình thường, đôi mắt đã chuyển từ 2 bên lên mặt trước của đầu và đôi tai cũng vào đúng vị trí.

>> Tham khảo: Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là an toàn và nguy hiểm?

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào khi mang thai được 12 tuần

Ở giai đoạn thai nhi được 12 tuần tuổi thì mẹ sẽ có những thay đổi nhất định cả về thể chất lẫn tâm lý bên trong.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ khi mang thai tuần 12

  • Khi mang thai đến tuần thứ 12, thì dưới tác động của các hormone oestrogen sẽ kích thích tế bào da sản xuất ra các sắc tố tối màu làm cho mẹ bầu bị sạm da.
  • Các mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể ấm hơn là do sự gia tăng khối lượng máu lưu thông trong cơ thể. Tim của mẹ sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn để có thể đảm bảo cung cấp đủ oxy cho cả mẹ và thai nhi.
  • Ngoài ra, dưới tác động của 1 số hormone thì mẹ sẽ cảm thấy hơi mơ hồ và hay quên.
  • Thỉnh thoảng các mẹ sẽ cảm thấy bụng dường như nhô ra nhiều hơn. Điều này có thể là do sự trương phồng trong ruột và sau khi đi vệ sinh thì bụng mẹ sẽ bình thường trở lại.
  • Ngoài ra, khi mang thai đến tuần 12 thì các mẹ sẽ thấy tình trạng huyết trắng ra nhiều và cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, vấn đề này hết sức bình thường đối với phụ nữ khi mang thai vào giai đoạn này.

>> Tham khảo: Tam cá nguyệt đầu tiên

Những thay đổi của mẹ bầu ở tuần 12

Những thay đổi của mẹ bầu ở tuần 12 (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi về cảm xúc của mẹ khi mang thai 12 tuần tuổi

Khi thấy cơ thể tăng cân nhanh chóng thì mẹ bầu sẽ có những cảm giác căng thẳng, lo lắng. Với những câu hỏi như: liệu giờ mình trông như thế nào, không biết là có lấy lại được vóc dáng như trước đây được không,...

Các mẹ sẽ cảm thấy tính tình mình sẽ thường xuyên thay đổi “nắng mưa thất thường”. Bởi vì mang thai là quá trình làm thay đổi rất nhiều về mặt cảm xúc đối với các mẹ bầu , đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ.

Ở giai đoạn này, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn vì nguy cơ sảy thai không còn cao như trước. Đồng thời với sự chia sẻ, quan tâm từ gia đình sẽ giúp cho mẹ giảm bớt được căng thẳng và lạc quan hơn.

Mẹ có thể tham khảo 13 cách giảm mỡ bụng sau sinh để nhanh chóng lấy lại tự tin khi bé chào đời nhé!

>> Tham khảo: Dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không?

Thai 12 tuần tuổi cần khám những gì?

Sàng lọc thai tuần 12 là khởi đầu của quá trình theo dõi sự phát triển của thai nhi. Thông qua việc này, các bác sĩ có thể chẩn đoán, theo dõi và phát hiện ra các dị tật của thai nhi. Từ đó, có thể đưa ra các phương án điều trị và can thiệp an toàn cho cả mẹ và bé.

1. Xét nghiệm máu

Việc xét nghiệm máu khi thai được 12 tuần có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả mẹ và bé. Kết quả phân tích sẽ giúp phát hiện sớm các nguy cơ như tiểu đường, thiếu máu, viêm gan B hoặc các bệnh truyền nhiễm khác. Qua đó mà các bác sĩ có thể đưa ra các phương án chữa trị kịp thời và an toàn cả 2 mẹ con.

2. Xét nghiệm nước tiểu

Thông qua xét nghiệm nước tiểu thì sẽ giúp các bác sĩ có thể phân tích và dự báo được các nguy cơ mà mẹ có thể mắc các bệnh như: đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, các vấn đề về thận và nguy cơ tiền sản giật ở các mẹ bầu.

3. Xét nghiệm Double test và xét nghiệm NIPT

Khi khám thai tuần 12 thì các mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện kiểm tra sàng lọc trước sinh. Qua các kiểm tra Double test và xét nghiệm NIPT sẽ giúp phát hiện được sớm nhất các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như: hội chứng Down, hội chứng Patau, hội chứng Edwards và các hội chứng bất thường về nhiễm sắc thể khác.

4. Xét nghiệm Rubella IgM và IgG

Xét nghiệm này được chỉ định thực hiện nhằm mục đích phát hiện các kháng thể Rubella IgG và Rubella IgM ở mẹ bầu. Nếu cơ thể mẹ có chứa Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai nhi sẽ có nguy cơ rất cao bị Rubella bẩm sinh với các dị tật như mù, điếc, tật não nhỏ và đặc biệt thì nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh lên đến 90%.

5. Siêu âm 4D, 5D khi khám thai 12 tuần

Việc siêu âm 4D, 5D ở tuần thai 12 được xem là thời điểm quan trọng để đo độ mờ da gáy. Nhờ vào phương pháp siêu âm hiện đại mà các bác sĩ có thể phát hiện sớm các những bất thường về nhiễm sắc thể và các dị tật ở thai nhi như: hội chứng Down, dị tật tứ chi, tim bẩm sinh…

Ngoài ra thì việc siêu âm sẽ giúp cho mẹ có thể biết được tuổi thai, cân nặng, chiều dài của con. Từ đó, các bác sĩ có thể đưa ra các dự báo chính xác về ngày dự sinh và các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho mẹ và bé.

Thai nhi 12 tuần cần khám gì?

Thai nhi 12 tuần cần khám gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Những chỉ số siêu âm thai 12 tuần bạn nên biết

Mẹ nên đi kiểm tra định kỳ để kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi, đặc biệt là khi thai nhi được 12 tuần sẽ bắt đầu có nhịp tim. Những chỉ số siêu âm thai mà mẹ cần quan tâm:

  • GSD: Đường kính túi thai (mm)
  • CRL: Chiều dài từ đầu - mông (mm) 
  • GA: Tuổi thai (tuần)

Mẹ có thể tham khảo thêm Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần chuẩn Quốc tế 2023 để theo dõi tình hình phát triển của bé nhé!

Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 12 tuần như thế nào?

Hình ảnh siêu âm khi mang thai 12 tuần sẽ cung cấp cho mẹ các thông tin quan trọng như:

  • Độ mờ da gáy: Với kết quả từ hình ảnh siêu âm thì khoảng mờ da gáy của thai nhi dày hơn 3mm thì bé có khả năng đến 80% mắc các bệnh như: hội chứng Down, dị tật tay chân, dị tật tim,...
  • Xác định chính xác tuổi thai và ngày dự sinh: Thông qua việc đo các thông số về kích thước và cân nặng của thai nhi tại thời điểm này, thì các bác sĩ có thể xác định chính xác tuổi của thai và ngày dự sinh để cho các mẹ có thể chuẩn bị.

Cách đoán giới tính thai 12 tuần tuổi đơn giản, hiệu quả

Thai nhi 12 tuần tuổi về cơ bản đang dần phát triển bộ phận sinh dục nhưng vẫn chưa bước đến bước hoàn thiện. Cách đơn giản nhất để ba mẹ xác định giới tính của thai nhi là thông qua các hình ảnh siêu âm, dù vậy giới tính của bé vẫn chưa thể xác định chắc chắn. 

Ba mẹ vẫn có thể đoán trước bằng cách quan sát góc độ của vùng nub (bộ phận sinh dục) của bé. Nếu vùng nub của bé chìa thẳng ra ngoài và dưới 30 độ thì đây là bé gái. Ngược lại, nếu ba mẹ thấy vùng nub của bé chìa thẳng từ 30 độ trở lên thì khả năng cao đây là một bé trai.

Để chắc chắn hơn, ba mẹ nên cùng bác sĩ chuyên khoa quan sát nhé! Tuy nhiên, ba mẹ cũng có thể chờ đến lần siêu âm tiếp theo khi bé đã phát triển toàn diện hơn để nhận tin vui nhé!

>> Tham khảo: Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được?

Hình ảnh siêu âm thai 12 tuần bé trai

Bộ phận sinh dục bé trai 12 tuần

Bộ phận sinh dục bé trai 12 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh siêu âm thai 12 tuần bé gái

Bộ phận sinh dục bé gái 12 tuần

Bộ phận sinh dục bé gái 12 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh thai nhi 12 tuần trong bụng mẹ

Hình ảnh siêu âm thai tuần thứ 12

Hình ảnh siêu âm thai tuần thứ 12 (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ bầu mang thai 12 tuần tuổi nên làm những gì?

Ở giai đoạn mang thai tuần 12, thì mẹ cần đảm bảo ăn uống đủ chất nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Mẹ có thể tập thêm các bài tập cơ sàn chậu, qua đó có thể giúp mẹ cảm thấy khỏe khoắn hơn, giảm nhẹ các triệu chứng mang thai và đặc biệt sẽ giúp các mẹ hồi phục nhanh hơn sau khi sinh con.

Ngoài ra, mẹ bầu cần tiêm phòng cúm nhằm tăng cường miễn dịch, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cúm gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

>> Tham khảo: Dấu hiệu vỡ ối như thế nào?

Mẹ bầu tuần 12 nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?

Trong thời kỳ thai đến tuần 12 thì cơ thể mẹ thay đổi rất nhiều và cần nhiều chất dinh dưỡng để có thể cung cấp đủ cho cả mẹ và bé. Do đó các mẹ cần có một chế độ ăn thật hợp lý và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

  • Các mẹ cần ăn nhiều hoa quả như: cam, bưởi, kiwi, táo đỏ,... nhằm bổ sung thêm các loại vitamin cho mẹ cơ thể mẹ và bé.
  • Đồng thời, các bữa ăn cần lựa chọn những thực phẩm có chứa đạm, sắt và canxi như: sữa, tôm, đậu nành, thịt bò,thịt gà, thịt heo và các loại hải sản khác.
  • Ngoài ra mẹ cần sử dụng nhiều loại rau xanh như: bông cải, cải xanh, cà rốt, rau dền, … để tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ táo bón.
  • Các mẹ còn có thể lựa chọn thêm các thực phẩm giàu Choline như: trứng, sữa , lạc, súp lơ,...sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Mẹ cũng có thể tham khảo thực đơn cho mẹ bầu sau để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé nhé!

Những câu hỏi thường gặp khi mang thai tuần 12

Khi mang thai đến tuần 12 thì sẽ có nhiều sự thay đổi so với giai đoạn trước đó, do đó các mẹ bầu sẽ có nhiều thắc mắc cần được giải đáp. Dưới đây sẽ tổng hợp 1 vài câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm đến.

1. Mang thai tuần 12 đã biết được trai gái chưa?

Khi mang thai ở tuần 12 thì việc kết luận chính xác giới tính của thai nhi có vẻ hơi sớm. Mặc dù ở giai đoạn này, các bộ phận sinh dục của trẻ đã dần phát triển hoàn thiện, tuy nhiên thông qua các kỹ thuật siêu âm hiện đại thì các bác sĩ chỉ có thể dự đoán chính xác 60 - 70% giới tính của thai nhi. Do đó, để biết được chính xác giới tính của thai nhi thì các mẹ bầu cần đợi đến tuần thứ 17 trở về sau.

>> Mẹ nên tham khảo thêm phương pháp thai giáo bằng âm nhạc:

2. Dấu hiệu thai 12 tuần phát triển khỏe mạnh

Ở giai đoạn mang thai đến tuần 12, theo các chuyên gia thì các dấu hiệu sau được xem là thai nhi đang khỏe mạnh như:

  • Nhịp tim của thai nhi khỏe, thai có cân nặng đạt 14gr và chiều dài khoảng 5,4cm.
  • Ngoài ra, thì thai nhi ở tuần 12 khỏe mạnh thường có số lần cử động tầm 4 lần trong khoảng 30-40 phút.

3. Dấu hiệu thai 12 tuần bất thường

Mẹ nên chú ý đến các biểu hiện bất thường sau để kịp thời đưa ra giải pháp khi gặp tình huống không mong đợi:

  • Khoảng sáng sau gáy tăng.
  • Thai vô sọ.
  • Mũi không có xương sống, bàn tay nắm lại.
  • Dây rốn, bánh nhau bất thường.
  • Thai nhi không cử động.

Những dấu hiệu này có thể thấy qua phương pháp siêu âm thông thường, nhưng mẹ nên thực hiện thêm xét nghiệm sàng lọc nhiễm sắc thể để xác định chắc chắn.

>> Tham khảo: Phát triển của bé qua từng tháng

4. Khám thai 12 tuần có phải nhịn ăn không?

Mẹ bầu tuần 12 có thể sẽ thực hiện các xét nghiệm Double test, đường huyết,... Lời khuyên cho mẹ là nên nhịn ăn khoảng 12 tiếng trước khi thực hiện các xét nghiệm trên vì việc ăn uống sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng cao làm ảnh hưởng đến kết quả. Sau khi hoàn thành, mẹ nên ăn nhẹ để tránh bị tụt đường huyết nhé!

5. Thai nhi 12 tuần tuổi đã biết đạp chưa?

Như đã trình bày ở trên, thai nhi 12 tuần tuổi đã bắt đầu đạp và chuyển động nhẹ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, phải đến khi thai 16 tuần tuổi, mẹ mới có thể cảm nhận rõ hơn những cử động của em bé.

6. Nhịp tim thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

Mẹ có thể nghe thấy nhịp tim thai nhi vào tuần thứ 12. Nhiều mẹ đã tin tưởng và áp dụng mẹo dân gian xác định giới tính của bé qua nhịp tim, nếu tim bé đập trên 140 nhịp/ phút thì đây là bé gái, ngược lại nếu tim đập dưới 140 nhịp/ phút thì đây là một bé trai. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được khoa học chứng minh về tính chính xác.

7. Thai 12 tuần bụng to chưa?

Thai nhi 12 tuần tuổi đang phát triển rất nhanh, vì vậy ngoạt hình của mẹ sẽ trở nên cân đối, đầy đặn hơn một chút và bụng cũng to hơn. Mẹ có thể cảm nhận được nhận điều này khi đặt tay lên bụng sờ trực tiếp.

Bụng mẹ to hơn khi bước vào tuần 12 của thai kỳ

Bụng mẹ to hơn khi bước vào tuần 12 của thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai 12 tuần tuổi. Xem thêm những thay đổi cơ thể và lời khuyên cho mẹ trong các tuần tiếp theo:

Thai nhi 13 tuần tuổi  Thai nhi 20 tuần tuổi Thai nhi 27 tuần tuổi Thai nhi 34 tuần tuổi
Thai nhi 14 tuần tuổi Thai nhi 21 tuần tuổi Thai nhi 28 tuần tuổi Thai nhi 35 tuần tuổi
Thai nhi 15 tuần tuổi Thai nhi 22 tuần tuổi Thai nhi 29 tuần tuổi Thai nhi 36 tuần tuổi
Thai nhi 16 tuần tuổi Thai nhi 23 tuần tuổi Thai nhi 30 tuần tuổi Thai nhi 37 tuần tuổi
Thai nhi 17 tuần tuổi Thai nhi 24 tuần tuổi Thai nhi 31 tuần tuổi Thai nhi 38 tuần tuổi
Thai nhi 18 tuần tuổi Thai nhi 25 tuần tuổi Thai nhi 32 tuần tuổi Thai nhi 39 tuần tuổi
Thai nhi 19 tuần tuổi Thai nhi 26 tuần tuổi Thai nhi 33 tuần tuổi Thai nhi 40 tuần tuổi

 

Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần. Ngoài ra, mẹ cũng có thể gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để được giải đáp thắc mắc nhé!

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;