Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Ốm nghén và những điều cần biết

Triệu chứng ốm nghén và Những điều cần biết

Ốm nghén là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện ở thời kỳ đầu của quá trình mang thai. Trong thực tế, có đến 80% phụ nữ mang thai trải qua quá trình này. Tuy nhiên, cũng có nhiều bà bầu may mắn mang thai suôn sẻ mà chẳng hề bị buồn nôn hay kén ăn. Hãy yên tâm vì đây là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường và không tạo sự khác biệt gì lớn đối với các bà bầu bị nghén khác.

Thai nghén có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi?

Các bà mẹ thường lo sợ hiện tượng thai nghén có thể gây bất lợi cho sự phát triển của các bé. Với các biểu hiện buồn nôn hay kén ăn, họ băn khoăn không biết các bé có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng trong các trường hợp thai nghén bình thường. Cái hay của tạo hóa chính là thai nhi sẽ tự biết hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Chỉ trong những trường hợp nghiêm trọng như nôn mửa quá nhiều và không thể ăn uống thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại vitamin hay nhập viện để theo dõi khi khẩn cấp.

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Tại sao thai nghén lại xuất hiện?

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lý do thực sự cho hiện tượng này. Tuy nhiên cũng có một số khả năng như sau:

  • Do thói quen ăn uống thất thường và lượng đường trong máu thấp.
  • Hệ thần kinh của một số bà bầu khá nhạy cảm đối với các loại thực phẩm và mùi vị gây cảm giác buồn nôn.
  • Nồng độ các nội tiết tố tăng cao trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong đó có progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn. Chất này còn làm thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa hơn bình thường, gây chứng khó tiêu.
  • Do di truyền.

Tuy vậy, thai nghén cũng có ích lợi!

Về mặt sinh học, thai nghén có tác dụng bảo vệ thai nhi. Mặc dù phải hạn chế ăn nhiều loại thực phầm nhưng qua đó các mẹ có thể tránh các nguy cơ truyền bệnh cho bé qua đường thực phẩm. Bên cạnh đó, các bà bầu bị ốm nghén thường ít bị sẩy thai. Các nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ được cho là để bảo vệ thai nhi khi đang còn non nớt.

Thai nghén thường xuất hiện ở:

  • Những bà bầu mới làm mẹ lần đầu tiên. Những phụ nữ đã từng mang thai ít bị ốm nghén hơn những người mới làm mẹ.
  • Những bà mẹ mang đa thai.
  • Ba tháng đầu hay 14 tuần đầu của thai kỳ.
  • Bà bầu dễ bị say tàu xe, say sóng.
  • Những phụ nữ dễ bị mệt mỏi hay kiệt sức trong suốt thai kỳ. Hãy biết nghỉ ngơi khi cần thiết và không nên tạo áp lực cho bản thân.
  • Phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực như tổ chức sự kiện, truyền thông, hay việc nặng như chuyển nhà khi mang bầu thường chịu nhiều áp lực công việc dẫn đến căng thẳng.

Cách trị ốm nghén cho bà bầu hiệu quả :

  • Hãy kiên nhẫn vì thai nghén chỉ kéo dài trong vài tháng đầu thai kỳ. Vượt qua được giai đoạn này bạn sẽ thoải mái hơn.
  • Đừng ép mình phải ăn những thực đơn dinh dưỡng bắt buộc. Hãy lựa chọn món ăn phù hợp và yêu thích trong những thực phẩm được khuyến khích dành cho bà bầu.
  • Tránh sử dụng những thực phẩm có hương vị mạnh như cà phê, rượu, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… Nên ăn những loại thức ăn đơn giản, dễ làm và dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm mát lạnh như sa lát, sữa chua, trái cây hoặc súp lạnh cũng giúp ích cho hệ tiêu hóa của bạn trong thai kỳ. Ngoài ra còn có bánh mì, gạo, mỳ ý,  khoai tây, hoặc ngũ cốc ăn kèm sữa ít béo.
  • Nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn theo nhiều bữa trong ngày. Tránh ăn quá nhiều khi bạn đang đói. Phải mất tới 20 phút để bộ não của bạn nhận biết là dạ dày của bạn đã đầy. Vì vậy bạn nên dừng ăn khi thấy gần no.
  • Luôn để cạnh giường một bình nước lọc và đồ ăn nhẹ. Uống nhiều nước mỗi sáng thức dậy và nhấm nháp một ít bánh quy sẽ làm giảm lượng axit trong dạ dày của bạn. Một vài viên kẹo ngọt có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu và làm giảm cảm giác buồn nôn. Để đổi vị, bạn có thể thử những viên kẹo gum vị trái cây.
  • Đối với một số mẹ, sử dụng các phương pháp bấm huyệt trên cổ tay có thể có tác dụng tốt. Hãy tham khảo ý kiến của các y sĩ về các phương pháp này nếu hữu ích.
  • Gừng và chanh tươi là những phương thuốc tự nhiên tốt giúp làm giảm tác động của ốm nghén. Uống nước pha gừng, nước chanh hay ăn các thực phẩm từ gừng và chanh có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn.
  • Giữ răng và lưỡi sạch. Trong trường hợp bạn khó chịu khi đánh răng thì hãy sử dụng nước súc miệng. Uống và ngậm nước đá cũng có tác dụng tương tự.
  • Tránh các sản phẩm có mùi nồng như nước hoa, chất khử mùi, nước xịt phòng, tẩy rửa. Hãy mở cửa sổ để phòng thông thoáng và tránh nơi ngột ngạt. Thỉnh thoảng nên đi bộ và hít thở không khí trong lành.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng đưa ra một số lời khuyên như sau:

bac si

Thai nghén là một tình trạng phổ biến ở thai phụ trong những tháng đầu mang thai, có những trường hợp sụt 1-2 kg và thậm chí phải nhập viện vì suy kiệt. Mẹ bầu cần lưu ý đến nhu cầu dinh dưỡng của mình trong giai đoạn này, chủ yếu là cần các vi chất, vitamin như Acid Folic nhằm ngừa dị tật ống thần kinh, giúp bé phát triển toàn diện. Một số lưu ý về chế độ ăn uống cho mẹ: 

  • Chia nhiều bữa nhỏ
  • Chọn các thực phẩm dễ ăn, thích ăn để tránh dạ dày trống rỗng, cồn cào, tăng tiết dịch vị.
  • Có thể ăn những thực phẩm khô như cơm, bánh bao, bánh mì, bánh ngọt…
  • Uống các vitamin B để ăn uống ngon miệng hơn
Ở giai đoạn 3 tháng giữa khi nghén đã bớt, mẹ bầu nên ăn uống bù các thực phẩm giàu đạm, vitamin, rau xanh, canci…để giúp bé phát triển tốt.

bac si

Ốm nghén và Những điều mẹ cần biết

Khi nào nên cảnh giác?

  • Trong trường hợp bạn bị nôn mửa quá nhiều và không thể ăn bất cứ thực phẩm nào, bạn cần tới gặp bác sĩ. Nếu tình trạng nặng hơn như mất nước và hạ huyết áp, bạn nên nhập viện để có thể truyền các dinh dưỡng cần thiết.
  • Có khoảng 1-3% phụ nữ sẽ gặp phải chứng thai nghén nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp bác sĩ phải kê đơn các loại thuốc chống nôn. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng thuốc, đặc biệt trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Mặc dù các loại thuốc này đã qua kiểm tra chặt chẽ nhưng vẫn tiềm ẩn các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra đối với cả mẹ và thai nhi.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;