Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Siêu âm thai 3D

Siêu âm thai 3D

Siêu âm là gì?

Siêu âm là một phương pháp khảo sát hình ảnh học bằng cách cho một phần cơ thể tiếp xúc với sóng âm có tần số cao để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể.

Trong thời kỳ mang thai, một thiết bị được gọi là máy biến năng được sử dụng để di chuyển dọc theo bụng của người phụ nữ mang thai. Thiết bị sẽ phát sóng âm qua bụng và qua tử cung rồi thu lại sóng dội ngược. Máy tính kết nối với thiết bị sẽ tái tạo dữ liệu thu nhận từ sóng âm thành hình ảnh trên màn hình. Khi thai nhi di chuyển và cử động tay chân, hình ảnh đó có thể được nhìn thấy trên màn hình siêu âm. Các sóng âm thanh có tần số và cường độ rất cao (vượt ngưỡng âm nghe được).

Siêu âm là một khảo sát y học không xâm phạm (không gây chảy máu) và không đau. Tuy nhiên, khi siêu âm thaithời kỳ đầu đòi hỏi phụ nữ mang thai uống nhiều nước để làm căng bàng quang để nhìn thấy thai nhi dễ dàng hơn.

Tham khảo: Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được

Siêu âm thai 3D

Đối với phụ nữ mang thai, hình thức siêu âm 3D không có gì khác so với siêu âm 2D. Quá trình siêu âm gần như nhau, tuy nhiên, tiến bộ công nghệ kỹ thuật sẽ cho ra những hình ảnh khác nhau.

Siêu âm 3D có thể chụp được hàng ngàn hình ảnh hoặc hình ảnh của thai nhi cùng một lúc. Sau đó được máy tính xử lý thành hình ảnh 3 chiều của thai nhi thật sống động hơn 2D.

Hình ảnh 3D rõ ràng và có nét hơn  hình ảnh được siêu âm 2D. Sử dụng siêu âm 2D để thấy cơ quan nội tạng và các mô của thai nhi. Trong khi đó, siêu âm 3D và 4D tạo hình ảnh thực hơn khi có thể soi thấy làn da của thai nhi. Đặc biệt là khi thấy được khuôn mặt và nét mỏng manh của thai nhi.

Đầu dò thu phát sóng âm và phần mềm giải mã máy tính của siêu âm 3D tiến bộ và phức tạp hơn. Đây là lý do tại sao đi siêu âm 3D mất nhiều chi phí hơn và không được bao gồm trong gói khám thai.

Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai

Sự khác nhau giữa siêu âm 2D và 3D

Một siêu âm 2D chụp được một  hình ảnh một lần khi phát sóng âm qua thai nhi rồi thu sóng âm thẳng ngược lại đưa ra hình ảnh phẳng của thai nhi. Trong khi đó, một siêu âm 3D có thể chụp hàng ngàn hình ảnh cắt lát một cách nhanh chóng khi tiếp nhận sóng âm liên tục. Các sóng âm thanh gửi lại ở các góc độ khác nhau, cho phép độ sâu 3D đặc trưng.

Sau đó hình ảnh được lưu trữ và đổi màu trên máy tính để nhìn thấy trên màn hình hình ảnh 3 chiều rõ ràng hơn. Chiều rộng, chiều cao và chiều sâu của thai nhi và cơ quan nội tạng của nó có thể được nhìn thấy rất rõ ràng. Qua việc siêu âm 3D, thai nhi có hình dạng thực tế hơn và giống bé khi mới sinh, dĩ nhiên là với kích thước nhỏ hơn.

Cha mẹ cần hạn chế trí tưởng tượng của mình khi nhìn hình ảnh từ siêu âm 3D vì đó cũng giống như các hình ảnh 2D được chụp liên tục và có một hình ảnh thai nhi rõ nét, chứ không phải là một hình ảnh có nhiều hạt trên màn hình

Tham khảo: Thai bao nhiêu tuần thì biết giới tính

Lợi ích của việc siêu âm 3D

Ngoài việc cung cấp được hình ảnh rõ nét đáng yêu của thai nhi, không thể xác định về lợi ích sức khỏe khi siêu âm 3D so với 2D. Cuối những năm 1990, hàng ngàn phụ nữ mang thai đã chọn siêu âm 3D khi mới xuất hiện.

Việc thực hiện siêu âm 3D đòi hỏi cao về kỹ năng lâm sàng và chuyên môn cao. Không giống như siêu âm 2D, siêu âm 3D đòi hỏi đầu dò phải được cầm chắc tay để phát và thu sóng âm gửi về máy tính để được giải mã. Nếu đã từng đi siêu âm 2D trước đó, bạn sẽ thấy hình ảnh rất khác nhau.

Thời điểm tốt nhất để đi siêu âm 3D

Nên đi siêu âm khi thai nhi từ 26-30 tuần tuổi, ngoại trừ trường hợp được đề xuất bởi bác sĩ. Đến thời điểm này, chất béo dưới da của thai nhi giúp hình thành rõ nét khuôn mặt của thai nhi hơn là hỗ trợ xương.

Khi thai nhi hơn 30 tuổi, cái đầu có nhiều khả năng lọt vào xương chậu làm việc chụp khuôn mặt có thể khó khăn hơn.

Mất thời gian bao lâu để siêu âm 3D

Thao tác siêu âm 3D ít mất thời gian hơn siêu âm 2D. Do chụp được những hình ảnh rất rõ nét và lưu trữ trong ổ đĩa cứng của máy tính để sử dụng sau này nếu cần thiết. Quá trình siêu âm 3D mất khoảng 30 phút để thực hiện. Điều này giúp hạn chế các tác dụng phụ không tốt có thể có trên thai nhi khi bị tiếp xúc với sóng âm kéo dài.

Vị trí thai nhi để được kết quả siêu âm tốt

Để nhìn thấy thai nhi rõ khi siêu âm 3D phụ thuộc vào tư thế của thai nhi. Vị trí tốt nhất là khi thai nhi quay mặt ra và có đủ dịch ối bao quanh khuôn mặt nhỏ. Thông thường, siêu âm cho thấy lưng, vai, mông và tay chân bé nhỏ của thai nhi.

Trong trường hợp khi bắt đầu siêu âm, thai nhi quay mặt vào trong thì bạn hãy hy vọng thai nhi sẽ xoay hoặc cử động để được vị trí chụp rõ nét hơn trước khi kết thúc. Nếu thai nhi cuộn tròn, xoay mặt vào trong và tay che mặt thì bạn hoàn toàn không thể thấy các điểm nét nổi bật của thai nhi.

Nếu thai có trọng lượng lớn cũng có thể ảnh hưởng đến sự rõ nét hình ảnh siêu âm. Chuyên viên siêu âm sẽ đề nghị bạn đứng dậy và đi dạo một chút hoặc uống nước  lạnh, nói chuyện với bé hoặc nhẹ nhàng xoa vùng bụng của mình. Các động tác này giúp thai nhi cử động thay đổi vị trí.

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Các sự lựa chọn tại phòng siêu âm 3D

• Bạn có thể có chọn việc lưu giữ kết quả siêu âm 3D vào đĩa.

• Người nhà có thể tham gia qua trình siêu âm với bạn.

• DVD có thể có nhạc nền theo yêu cầu của bạn.

• Bạn có thể yêu cầu in những tấm hình

Lợi ích của việc siêu âm 3D so với 2D

Không có lợi ích y tế nhất định, tuy nhiên, nếu một khiếm khuyết đã được xác định thì siêu âm 3D có thể cung cấp kết quả trực quan tốt hơn so với 2D. Điều này có thể áp dụng ở các vấn đề như một khuyết tật tim, hở môi hoặc khuyết tật ống thần kinh - ví dụ như tật nứt đốt cột sống. Nhờ được phát hiện & nhận biết sớm, việc lập kế hoạch chăm sóc và theo dõi sau khi sinh có thể được chuẩn bị sớm. Điều này giúp cha mẹ chuẩn bị tâm lý và biết trước những điều phải làm với trẻ mới sinh, hơn là dựa vào trí tưởng tượng và những giải thích của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe .

Một số cha mẹ thấy rằng việc siêu âm 3D giúp họ gắn bó với trẻ trước khi sinh nhất là khi được thấy mặt và hình thể của bé, những nét giống di truyền, biết giới tính của bé…

Một số cha mẹ chọn lúc siêu âm 3D để đặt tên cho con và xem đây là một cơ hội đặc biệt để tạo sự gắn bó tình cảm sớm. Một số khác thì rất hạnh phúc chờ cho đến khi bé được sinh ra để gặp bé. 

Tham khảo:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;