Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Lịch thai sản và cách tính ngày dự sinh

Lịch thai sản và cách tính ngày dự sinh

Đa số bà bầu khi phát hiện có thai sẽ có nhiều cảm xúc hỗn độn như ngạc nhiên, hạnh phúc, sợ hãi, vui mừng, lo lắng thậm chí thất vọng nữa.  Không bao giờ có một câu trả lời duy nhất cho cảm xúc của bạn khi  bạn đang có em bé. Sau khi tận hưởng tin vui, bạn sẽ bắt đầu lên kế hoạch cho việc sinh bé.

Tính ngày dự sinh sẽ giúp bạn đánh giá khi nào sinh bé. Cách tính chỉ cần bạn nhớ được ngày đầu tiên của kì kinh cuối và chu kì kinh dài bao lâu mà thôi. Bạn có thể thử Tính ngày dự sinh ở đây.

Lịch thai sản sẽ giúp theo dõi thông tin phát triển của bé một cách khoa học. Mặc dù mỗi bà bầu và thai nhi đều có thể khác nhau, nhưng hầu như các bé đều trải qua giai đoạn phát triển thai khá giống nhau và dự đoán được. Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm với những bà bầu khác để cảm thấy yên tâm hơn.

Bạn có thể tự hỏi…

Đa số những người làm ba mẹ đều muốn biết con mình phát triển đến đâu rồi và trông bé như thế nào nhỉ. Mặc dù siêu âm có thể cung cấp một số thông tin về thai cho bạn, nhưng bạn chỉ có thể an tâm khi đã ẵm bé trên tay mà thôi.

Mỗi khi thấy hình bé trên siêu âm hay nghe tiếng tim của bé, cảm giác sẽ vô cùng đặc biệt nhưng bạn vẫn cảm thấy chưa đủ. Chỉ khi được sờ bé tận tay bạn mới thực sự cảm nhận hết mọi thứ.

Lịch thai sản giúp gì cho bạn?

Lịch thai sản sẽ bao gồm thông tin phát triển hàng tuần của thai nhi và sự thay đổi của cơ thể bà bầu.

Đa số lịch thai sản đều có ngày dự sinh - là ngày thai nhi được 40 tuần tuổi tính từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối. Tuổi thai bình thường khoảng 38-42 tuần tuỳ thuộc thời điểm bạn thụ thai. Bé sẽ được ra đời trong khoảng 4 tuần này. Thống kê hiện nay cho thấy chỉ khoảng 5-10% phụ nữ sinh đúng ngày dự sinh. Do đó, lịch thai sản là tài liệu hướng dẫn hữu ích nhưng không có nghĩa tuyệt đối chính xác.

Không ai dám xác định chắc chắn ngày dự sinh dù theo cách nào. Nhưng ngày dự sinh là mốc dự đoán cần thiết vì sau thời điểm 42 tuần mà bé vẫn chưa ra đời thì bác sĩ sẽ cần phải can thiệp vào.

Tại sao lịch thai sản thông dụng?

Lịch thai sản luôn làm bạn tò mò. Vì chúng giúp bạn dự đoán sự phát triển của bé. Một số cặp vợ chồng dùng lịch thai sản để kết nối với bé – tuỳ vào tuổi thai của bé mà dùng cách tạo liên kết khác nhau với bé.

Còn lại đa số dùng lịch thai sản như công cụ để theo dõi từng giai đoạn phát triển của bé cho đến khi bé chào đời.

Dùng lịch thai sản thế nào?

Đầu tiên bạn sẽ đánh dấu xem bạn đang có thai bao nhiêu tuần hay đang nghi ngờ có thai. Nếu không chắc chắn bạn có thể hỏi bác sĩ giúp đánh giá chính xác tuổi thai dựa vào kì kinh cuối. Hoặc bạn có thể Tính ngày dự sinh ở đây.

Hiện website của HUGGIES® có nhiều thông để giúp bạn theo dõi sự phát triển của bé.

Tam cá nguyệt đầu tiên: tuần 1-13

Tam cá nguyệt giữa: tuần 14-27

Tam cá nguyệt cuối: tuần 28-41

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;