Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Đau thắt lưng chậu trong thai kì

Bạn đau thắt lưng chậu trong thai kì

Đau thắt lưng chậu là một trong những khó chịu trong thai kì. Mỗi lần bạn đứng lên, đi lại hoặc nằm xuống sẽ rất đau. Mỗi khi thai nhi xoay chuyển để tìm tư thế nằm thoải mái thì bạn cũng nên tìm tư thế thoải mái cho mình. Cùng tìm hiểu về chứng đau thắt lưng khi mang thai các mẹ nhé.

Tham khảo: Đau bụng khi mang thai

 Tên khác của đau thắt lưng chậu là bất ổn định khớp hàn mu. Đây là tên khác nói về những cơn đau cũng như sự bất ổn của các khớp và xương vùng chậu. Một số bà bầu vừa bị đau thắt lưng chậu vừa bị đau thắt lưng hông.

Tham khảo: Đau bụng dưới khi mang thai

Bạn chưa từng nghe về vùng thắt lưng chậu?

Đây là phần quan trọng trong cơ thể học nhất là ở phụ nữ khi mang thai. Vùng thắt lưng chậu có một hệ thống cơ và dây chằng giúp chuyển giao cân nặng từ phần trên cơ thể xuống phần dưới cơ thể và giúp duy trì sự ổn định cơ thể. Thống kê cho thấy khoảng 33% bà bầu bị đau thắt lưng chậu ở mức độ nào đó. Giữ tư thế thăng bằng và các cơ hoạt động phối hợp tốt sẽ giúp vùng thắt lưng chậu hoạt động hiệu quả.

Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ càng để căng cơ sàn chậu thì càng dễ bị đau vùng thắt lưng chậu. Các bài tập cơ bắp có thể làm tình trạng tệ hơn do các cơ căng quá mức. Tuy nhiên các bài tập di chuyển và thư giãn thì có thể có ích hơn cho việc đau thắt lưng khi mang thai.

Tham khảo: Đau lưng khi mang thai

Cảm giác đau thắt lưng chậu như thế nào?

Mỗi người đều có ngưỡng đau riêng đối với đau thắt lưng khi mang thai. Những từ diễn tả cơn đau thường gặp là: như dao đâm, như bị bắn, đau âm ỉ hay nóng. Cơn đau này có thể bắt từ trước xương mu lan ra sau lưng, xuống chân.

Cơn đau có thể tệ hơn khi di chuyển, leo cầu thang, ra khỏi giường hay ra khỏi xe hơi. Một số bà bầu thậm chí còn nghe âm thanh cụp cụp từ xương mu. Mỗi lần đứng quá lâu, cơn đau có thể sẽ tệ hơn.

Tham khảo: Đau xương mu khi mang thai

Triệu chứng đau thắt lưng chậu trong thai kì

Nguyên nhân gây đau thắt lưng chậu?

Nguyên nhân đau thắt lưng khi mang thai là do bà bầu tăng cân. Dĩ nhiên tăng cân khi mang thai ít thì không sao nhưng tăng cân nhiều như trong thai kì thì sẽ tăng nguy cơ gây đau.

  • Thay đổi trọng tâm của cơ thể vì vùng chậu bị ảnh hưởng.
  • Làm việc vất vả và liên tục.
  • Chấn thương trước đó.
  • Thừa cân với chỉ số cơ thể BMI tăng.
  • Ảnh hưởng của hormon thai kì, đặc biệt là Relaxin – hormon làm giãn cơ và dây chẳng chuẩn bị cho em bé ra đời.
  • Tư thế và thói quen tập thể dục.
  • Tư thế của thai nhi và tư thế nằm của bà bầu.
  • Tác động của hệ thống cơ lên độ ổn định vùng chậu.
  • Làm gì để giảm cơn đau thắt lưng chậu?
  • Đầu tiên bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn một số bài tập hoặc cách giảm đau.
  • Đừng cố gắng chịu đựng vì nếu không kiểm soát được cơn đau có thể tệ hơn.
  • Mỗi khi đi bộ bạn nên đi bước nhỏ, tránh dùng bước dài.
  • Không nên đi quá lâu. Mặc dù đi bộ có thể tốt cho bạn nhưng nó cũng có thể làm cơn đau nặng hơn.
  • Nghỉ ngơi khi có thể.
  • Cân nhắc mặc thêm các loại đai bụng hay đai lưng hỗ trợ để giảm sự di động khớp cùng chậu. Bạn có thể mặc khi đi ngủ miễn là đừng quá chật.
  • Tránh ngồi bắt chéo chân.
  • Giữ chắc cơ sàn chậu trước khi ho, nhảy mũi hoặc cười.
  • Nên chọn ghế ngồi có lưng dựa và dùng gối để hỗ trợ vùng lưng dưới.
  • Bạn có thể khó chịu hơn khi dạng 2 chân như lúc đạp xe đạp hay giao hợp. Vì tư thế này làm mở khớp cùng chậu nhiều hơn.
  • Bạn nên ngủ nghiêng một bên và dùng gối ôm để nâng đỡ chân và bụng.
  • Tránh tập thể dục có động tác nhún nhảy trên một chân.
  • Khi ra khỏi giường, bạn nên giữ 2 gối sát nhau.
  • Khi mặc quần hay mang giày bạn nên ngồi.
  • Thay giày cao gót bằng giày thấp có hỗ trợ vòm chân.
  • Nếu phải đi bộ dài bạn có thể dùng gậy hoặc xe đẩy.
  • Bạn nên nhờ nhà vật lý trị liệu tư vấn những vị trí xoa bóp để giảm đau và căng cơ.

Tham khảo: Chăm sóc bà bầu

Một số cách khác để làm dịu cơn đau thắt lưng chậu

  • Đai bụng có thể hỗ trợ vùng chậu và làm giảm đau. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy nó có hiệu quả đối với bà bầu. Cần xác định rõ nguyên nhân của cơn đau để kiểm soát và điều trị hiệu quả.
  • Mỗi người mỗi khác nên không áp dùng cùng một cách cho mọi bà bầu.
  • Cơ sàn chậu nên được thư giãn và nghỉ ngơi
  • Châm cứu có thể hiệu quả với một số bà bầu.
  • Đeo đai hỗ trợ có thể làm dễ chịu hơn.
  • Các bài tập thư giãn có thể hiệu quả.
  • Bơi lội cũng có thể làm giảm triệu chứng.
  • Bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn để dùng thuốc giảm đau hoặc kháng viêm phù hợp. Bạn nên lưu ý một số thuốc chống chỉ định khi mang thai hoặc cho con bú mà không hề ghi rõ trên nhãn thuốc.
  • Tập các bài tập hằng ngày do bác sĩ vật lý trị liệu hướng dẫn riêng cho bà bầu.

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;