Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai chính xác không? Dấu hiệu nhận biết có thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Đai nịt bụng – Đai đỡ bụng cho bà bầu

Đai nịt bụng – Đai đỡ bụng cho bà bầu

Đai nịt (đỡ) bụng bầu là một trong những trợ thủ đắc lực của nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai. Vậy mẹ nên lựa chọn đai nịt như thế nào để phù hợp với thai kỳ của mình và có xứng đáng đầu tư mua sắm đai nịt bụng bầu? Huggies mời mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tham khảo: Áo ngực cho bà bầu

Đai nịt bụng bầu là gì?

Đai nịt bụng bầu, hay còn có những cách gọi khác là: đai đỡ, đai nâng, đai đeo bụng bầu là trang phụ hỗ trợ mẹ bầu trong quá trình mang thai. Sản phẩm chủ yếu được làm từ chất liệu vải co giãn mềm mịn, quây tròn quanh bụng giúp hỗ trợ nâng đỡ và ổn định bụng bầu. Thông thường, khi bụng mẹ bắt đầu tăng dần kích thước, đai nâng bụng bầu sẽ được sử dụng.

Tham khảo: Trang phục dành cho bà bầu

Đai nịt bụng trông như thế nào?

Đai nịt bụng cho bà bầu có nhiều hình dáng, kích thước và màu sắc khác nhau. Một số đai sẽ mang lại cảm giác giống như khi mẹ mặc đồ bơi, rất tươi sáng và co giãn, một số khác lại tối màu hơn. Chất lượng sợi thì tùy theo giá tiền - những đai đắt hơn thường có độ nẩy hoặc khả năng khôi phục hình dáng tốt hơn khi bị kéo căng, và không bị bai khi mặc và giặt nhiều lần.

Giống như nhiều món y phục khác, đai nịt bụng nếu là sản phẩm chất lượng tốt sẽ có giá rất cao. Nếu đây là lần đầu mang thai, và dự định có nhiều con, cũng như cảm thấy mình sẽ dùng đai nịt bụng thường xuyên, mẹ nên chọn một chiếc đai chất lượng tốt, có màu dễ dùng nhất (ví dụ, đen hoặc xanh navy) để dùng được thường xuyên.

Nếu nhờ dùng đai nịt bụng, mẹ có thể mặc những bộ đồ thời son rỗi, và không cần mua đồ bầu, mẹ cũng rất nên mua một chiếc đai nịt bụng chất lượng.

Mặc dù màu đen được ưa dùng nhất, song đai nịt bụng hiện nay có đủ màu sắc và họa tiết. Có một vài chiếc đai nịt bụng trong tủ đồ cho mẹ thêm lựa chọn khi mặc đi làm, hoặc diện đi chơi. Cũng giống như các trang phục khác, đai nịt bụng có nhiều kích cỡ. Tùy theo độ co giãn của đai, mẹ sẽ phải quyết định khi nào cần dùng đến đai cỡ lớn hơn.

Tham khảo: Đồ bơi cho bà bầu

Tại sao mẹ bầu nên cân nhắc dùng đai nịt bụng?

Có những mẹ bầu dễ dàng vượt qua thai kỳ của mình và cảm thấy khỏe khoắn. Nhưng cũng có những người có cảm giác khó chịu, kiệt sức, do cơ thể trở nên rất nặng nề. Vì thế, đai nịt bụng là một sản phẩm mà mẹ bầu nên cân nhắc để hạn chế tình trạng này:

  • Hạn chế những cơn đau lưng: Đây là một trong những ưu điểm vượt trội giúp mẹ bầu quyết định sử dụng sản phẩm này. Đai nịt bụng bầu sẽ giúp nâng đỡ, dàn đều lực đỡ thai nhi ra hai bên hông, giảm áp lực lên vùng bụng và cột sống, từ đó hạn chế cơn đau lưng.
  • Giúp đi lại thuận tiện: Một công dụng vô cùng hiệu quả mà đai nâng bụng bầu là giúp mẹ nâng đỡ bụng bầu, tạo cảm giác thăng bằng, giúp mẹ dễ dàng di chuyển hơn.
  • Bảo vệ thai nhi: Đai nịt bụng có thể hạn chế hiện tượng xoay đạp lung tung, dẫn đến dây rốn quấn cổ, giúp bé có được tư thế nằm thoải mái.
  • "Trợ lý" thời trang cho mẹ: Nhờ tính co giãn, đai nịt bụng giúp mẹ gọn gàng hơn nếu mẹ vẫn muốn mặc quần jeans, áo kiểu trong những tháng đầu thai kỳ. Các tháng tiếp theo, đai nịt bụng sẽ đóng vai trò giống như "cầu nối" giữa phần mép dưới áo và phần trên của quần hay váy cho mẹ, giúp mẹ tránh những sự cố về trang phục.
  • Tạo cảm giác an tâm, thoải mái cho mẹ: Một số mẹ bầu khi mang đai nịt bụng sẽ có cảm giác yên tâm hơn vì vùng bụng của mình như được bảo vệ khi có thêm một lớp chắn. Nếu đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ, đang mang đa thai, hoặc cơ thể giữ quá nhiều nước, đai nịt bụng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.

Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai

Cách dùng đai nịt bụng an toàn

  • Thời gian sử dụng: Mẹ bầu không nên quá 3 tiếng/lần để tránh cảm giác bí tức, khó chịu. Đặc biệt, với những mẹ có làn da nhạy cảm, sử dụng sản phẩm quá lâu, có thể gây nổi mẩn đỏ.
  • Mẹ có bệnh nền: Mẹ bầu có tiền sử huyết áp không ổn định, có bệnh về tuần hoàn máu không nên sử dụng đai nịt. Nếu có các bệnh nền khác hoặc vẫn muốn sử dụng, mẹ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để đảm bảo không gặp bất kỳ vấn đề gì khi dùng đai nịt, mẹ nhé.
  • Kết hợp các động tác khi sử dụng: Mẹ có thể tận dụng đai nâng bụng bầu kết hợp cùng các bài tập luyện cơ ngang nhẹ nhàng, với cường độ phù hợp, để tăng cường sức khỏe dẻo dai trong quá trình mang thai.
  • quý thứ nhất và quý thứ hai của thai kỳ, mẹ có thể gập đôi đai nịt vì khi đó chưa cần che vùng bụng nhiều. Nhưng khi thai phát triển, đai nịt có thể được mở về lại kích thước cũ để phát huy tác dụng tốt hơn

Lưu ý: Đai nịt bụng bầu không phải là giải pháp thay thế vĩnh viễn. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong thai kỳ hoặc quá trình sử dụng, mẹ cần thăm hỏi ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia trước nhé!

Một số câu hỏi thường gặp về đai nịt bụng

Một số câu hỏi thường gặp về đai nịt bụng

Dùng đai nịt bụng có khó chịu không?

Khi mới sử dụng, mẹ có thể cảm nhận rõ rằng mình đang dùng đai nịt bụng cho đến khi mẹ quen với nó hơn. Một số người thấy đai nịt bụng chật hơn sau khi họ ăn và không còn thoải mái nữa. Nhưng những lúc như vậy, mẹ có thể gập đai nịt bụng xuống một chút, qua dưới vùng bụng.

Mẹ hãy nghĩ đến phần cạp rộng bản ở quần yoga, có thể gập chúng xuống để cử động dễ dàng hơn; phần cạp đó và đai nịt bụng có đặc điểm tương tự nhau. Tuy nhiên, khi mẹ cảm thấy sự khó chịu khi sử dụng đai nịt bụng kéo dài, không giảm dù mẹ đã điều chỉnh, thì mẹ nên tạm ngưng sử dụng và tham khảo với bác sĩ của mình để được tư vấn hợp lý.

Đai nới bụng và đai nịt bụng khác nhau như thế nào?

Mặc dù tương tự như đai nịt bụng, song đai nới bụng lại hoạt động có phần hơi khác. Đai nới bụng là một miếng vải co giãn, chạy ngang phía trước chỗ bụng bầu. Khổ đai nới bụng hẹp hơn đai nịt bụng. Sợi vải phía sau và ở các cạnh co giãn kém hơn vùng phía trước.

Đai nịt bụng có giá ra sao?

Đai nịt bụng có nhiều mức giá, những nhãn hiệu đai nịt bụng phổ biến có giá khoảng từ 350.000 – 450.000 đồng. Nếu mua ở cửa hàng thời trang bầu, đai nịt bụng có thể đắt hơn. Một số người tự làm đai nịt bụng từ vải dệt kim sẵn có. Nếu bạn chơi với một nhóm những người bạn cũng đang trong kỳ bầu bí, các bạn có thể cùng nhau may vá, vừa tiết kiệm tiền, vừa tụ họp vui vẻ.

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Đai nịt bụng sẽ là một trợ thủ đắc lực đồng hành cũng mẹ trong quá trình mang thai nếu được sử dụng đúng cách. Mẹ nên lưu ý điều chỉnh phù hợp để tránh tác động xấu đến sự thoải mái của mẹ và bé. Nếu mẹ còn những thắc mắc về quá trình chăm sóc trong thai kỳ, đừng ngần ngại tham khảo chuyên mục mang thai hoặc Góc chuyên gia Huggies để có thêm thông tin nhé. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

Huggies đồng hành cùng bạn

Huggies Power of Hugs

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;