Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho mẹ và bé đầy đủ, tiết kiệm nhất

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé không hẳn là việc khó, nhưng lại cũng chẳng quá dễ dàng nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Vậy, như thế nào là đủ? Để chắc chắn không bỏ sót một vật dụng cần thiết nào cho bé cưng, mẹ cùng Huggies tham khảo ngay danh sách những vật dụng sau đây nhé!

1. Những giấy tờ cần thiết khi đi sinh

  • Sổ khám thai và toàn bộ các phiếu siêu âm, X quang, ECG (nếu có) và phiếu xét nghiệm trong thời kỳ mang thai.
  • Sổ hộ khẩu thường trú bản chính và bản photocopy.
  • Chứng minh thư dân dân/thẻ căn cước của mẹ (bản chính và bản photocopy).
  • Thẻ bảo hiểm y tế (có dán ảnh) bản chính và bản photocopy và giấy bảo hiểm của các công ty chỉ trả viện phí cho mẹ.
  • Giấy gia hạn BHYT (không dán ảnh) bản chính và bản photocopy.
Những giấy tờ cần thiết khi đi sinh

2. Danh sách những vật dụng cần thiết khi chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé

2.1. Quần áo, tã bỉm cho bé

 
Việc chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé, mẹ có thể thực hiện từ lúc bắt đầu mang thai cho đến ngày sinh. Đầu tiên, mẹ cần chuẩn bị những đồ bằng vải trước khi sinh cho bé gồm có: 
  • Áo quần cho bé sơ sinh: 10 - 20 bộ.
  • Trẻ sốt cao, từng có biểu hiện hôn mê, co giật hay bị khó thở.
  • Tã dành riêng cho bé mới sinh: (dán 2 bên): 10 cái cỡ nhỏ nhất, 10 cái cỡ tiếp theo. Tã bỉm mặc khi đi ngủ và miếng tã lót để dán vào tã vải.
  • Vớ tay, vớ chân, nón và yếm đắp ngực khi ngủ: mỗi thứ 5 - 10 cái.
  • Áo khoác dài tay bằng vải cotton có nón liền cho trẻ sơ sinh: 5 - 10 cái.
  • Khăn lông lớn quấn người em bé, khăn kê đầu cho em bé nằm và khăn lau khô sau khi tắm: hơn 10 cái.
  • Khăn sữa: 20 - 30 cái lớn, nhỏ. Khăn lót mông loại chống thấm nước: 15 cái.
Những vật dụng cần thiết khi chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé

2.2. Bình sữa và các vật dụng cho bé bú

 
Tiếp theo, mẹ đừng quên chuẩn bị những dụng cụ ăn uống cho trẻ trước khi đi sinh, cụ thể như sau: 
  • Bình sữa nhỏ, bình sữa cỡ vừa bằng thủy tinh, núm cho trẻ sơ sinh.
  • Hộp sữa bột cho trẻ từ 0 tháng để cho bé bú khi sữa mẹ chưa kịp về.
  • Bình thủy hoặc bình giữ nhiệt.
  • Cốc, thìa loại nhỏ cho trẻ sơ sinh.
Tham khảo: Mua sắm cho bé - Chuẩn bị đồ cho trẻ sơ sinh

2.3. Đồ dùng tắm rửa, vệ sinh

  • Dụng cụ rửa bình sữa, chậu tắm dài cho bé, chậu tròn để rửa, chậu tròn nhỏ để giặt khăn lau, chậu đựng đồ dơ để giặt, ca/gáo múc nước nhỏ.
  • Các đồ dùng y tế: rơ lưỡi (40 cái), gạc băng rốn (2 hộp), nước muối nhỏ mắt, mũi cho trẻ sơ sinh, cồn 70 độ lau rốn cho bé, nhiệt kế, thuốc Povidine để sát trùng,..
  • Ống hút mũi,  khăn giấy ướt( 1-2 hộp), que bông tiệt trùng dùng lau cồn vào rốn cho bé.
  • Kem chống hăm, dầu khuynh diệp/hoặc dầu tràm, dầu gội và tắm cho bé.
Tham khảo: Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé trai, bé gái mùa hè: 6 lưu ý và 20 món cần mua

3. Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ

Không quá nhiều vật dụng như chuẩn bị đồ sơ sinh của bé, đồ cho mẹ khi đi sinh chỉ gồm các món cần thiết sau:
  • Áo dài tay cài nút, quần dài (4-5 bộ), vớ chân.
  • Quần lót giấy, băng vệ sinh cho bà đẻ.
  • Sữa bột hoặc sữa tươi, ly thủy tinh + muỗng.
  • Dép đi trong nhà cho mẹ.
Nếu mẹ sinh mổ thì thời gian trong bệnh viện sẽ dài hơn nên mẹ cân nhắc mang theo những món đồ kể trên với số lượng nhiều hơn.
Tham khảo: Lịch tiêm phòng khi mang thai bà bầu nên biết

4. Chuẩn bị đồ dùng cho người thân

Trong trường hợp nhà ở xa thì người thân chăm mẹ và bé thì cũng cần chuẩn bị cho họ những đồ sau:
  • Vài bộ quần áo để thay đổi, bàn chải, khăn mặt, dép lê, đồ ăn và chăn mỏng (nếu ngủ lại)
  • Điện thoại và và sạc pin để đảm bảo liên lạc trong mọi trường hợp.
Tham khảo: Nhật ký mang thai bé yêu của mẹ

5. Những lưu ý khi chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé

 
Chắc hẳn các mẹ nào cũng háo hức việc mua sắm đồ để đón bé yêu chào đời, nhưng thực tế việc này không hề dễ dàng. Vì thế, trước khi lên danh sách mua đồ sơ sinh cho bé, mẹ cần lưu ý các điều sau:

Chắc hẳn các mẹ nào cũng háo hức việc mua sắm đồ để đón bé yêu chào đời, nhưng thực tế việc này không hề dễ dàng. Vì thế, trước khi lên danh sách mua đồ sơ sinh cho bé, mẹ cần lưu ý các điều sau:
Không mua quá nhiều
Trong giai đoạn sơ sinh, bé sẽ lớn rất nhanh, vì vậy, mẹ không nên sắm quá nhiều quần áo. Rất nhanh thôi, bé sẽ không còn vừa với những bộ đồ sơ sinh nữa.

Chọn tã dành riêng cho trẻ mới sinh
Vì bé đi vệ sinh khoảng 10-12 lần một ngày nên mẹ phải chuẩn bị khoảng 2 bịch tã dán Lọt Lòng loại 40 miếng/bịch của Huggies nhé. Loại tã này rất mềm mại, khả năng thấm hút tốt, hộc khóa tràn 3 chiều với vách chống tràn sau và hộc chống tràn sau. Thế này, dù bé yêu cứ xì xoẹt hoa cà hoa cải cũng không lo dính bẩn quần áo.

Tã dán sơ sinh Huggies là vật dụng không thể thiếu trong túi đồ đi sinh của mẹ

Tã dán Lọt Lòng Bọc Kén Con tằm 360 của Huggies là tã sơ sinh duy nhất có thiết kế độc đáo, đáp ứng mọi “yêu cầu” của trẻ có làn da mỏng manh. Với lớp đệm êm mềm như kén tằm từ lưng bụng đến 2 đùi, mang đến cho bé sự bảo bọc êm mềm nhất từ ngày đầu đỏ hỏn.

Chỉ sử dụng nhựa an toàn
Mẹ cũng nên chuẩn bị 2-3 bình sữa, phòng trường hợp phải vắt sữa mẹ trữ lạnh. Khi chọn bình sữa, mẹ cũng nên lưu ý đến tiêu chí “BPA free” để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Ưu tiên khăn giấy không mùi 
Khi chọn khăn sữa hay khăn giấy ướt, mẹ cũng nên ưu tiên các loại không có mùi hương. Như vậy, trẻ sẽ giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng do tiếp xúc với hóa chất.

Tài chính hiện tại của gia đình
Mẹ nên cân nhắc về khả năng tài chính của gia đình trước khi chi tiền ra mua đồ cho bé. Nếu điều kiện tài chính không cho phép, các mẹ sẽ cần phải chi tiêu một cách tiết kiệm, hợp lý và chỉ nên sắm những món cần thiết nhất.

Lưu ý khi chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé

Tham khảo ý kiến những thành viên gia đình
Để tránh lãng phí hoặc thiếu đồ dùng cần thiết, bạn nên bàn luận cùng chồng và gia đình về quyết định nên mua những vật dụng cần thiết nào. Nếu lần đầu đi sinh, bạn có thể hỏi những người đã đi sinh trong gia đình về danh sách đồ cần mua, tránh mua nhầm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận những đồ còn mới của các thành viên khác trong gia đình như cũi, địu em bé, v.v
Mua đồ theo đúng giai đoạn phát triển của trẻ
Mẹ nên lưu ý mua quần áo, đồ dùng theo giai đoạn phát triển của trẻ hiện tại. Ví dụ, trẻ sơ sinh thì chưa cần sắm yếm ăn dặm, dụng cụ ăn dặm. Mẹ chỉ nên mua quần áo cho trẻ trong 1-2 tháng đầu, khi nào bé lớn tăng cân nhiều hơn sẽ tiếp tục mua thêm. 
 
Ưu tiên mua quần áo sơ sinh có chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại quần áo, khăn làm từ chất liệu sợi tre rất mềm, thấm hút tốt, phù hợp cho trẻ trong thời tiết mùa hè. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên mua các loại áo cộc tay để bé thoải mái vận động. Đừng quên sắm một số loại quần áo dài tay mặc khi bé nằm quạt, nằm phòng điều hòa và tránh bị muỗi đốt.
 
Chốt lại kỹ danh sách đồ dùng sơ sinh cần mua
Bằng cách chốt danh sách cần mua trước, mẹ sẽ không bị thiếu đồ và tiết kiệm thời gian di chuyển, không phải đi mua nhiều lần nữa.
 
Giặt trước khi sử dụng
Một lưu ý cuối cùng là mẹ hãy giặt sạch và phơi khô đồ dùng trước khi cho con mặc bởi làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng.
Tham khảo: Những lưu ý khi mang thai tháng cuối thai kỳ
 

6. Kinh nghiệm khi chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé

6. 1. Hỏi thăm kinh nghiệm của những mẹ đã sinh trước

Mẹ bầu thường dễ bị căng thẳng, hay quên và lo lắng không biết mình đã chuẩn bị đầy đủ đồ của trẻ hay chưa. Do đó, tốt nhất bạn nên nhờ đến sự trợ giúp những người từng có kinh nghiệm đi sinh để biết bạn còn thiếu những món đồ gì, có mua nhầm gì không.
Tham khảo: Cảm cúm khi mang thai, cách nhận biết và phòng ngừa

6.2. Sắp xếp giỏ đồ đi sinh khoa học và gọn nhẹ

Khi chuẩn bị đồ sơ sinh cho trẻ và những vật dụng cần đi sinh cho mẹ, bạn nên xếp tất cả vào giỏ riêng. Như vậy, trong lúc mẹ chuyển dạ và cần đưa vào viện gấp, bố hay ông bà có thể dễ dàng lấy đồ. Với các đồ dùng như trên, mẹ bầu có thể sắp xếp gọn gàng vào túi đồ xách như sau: 
  • Túi thứ 1: Đựng hết tất cả quần áo, tã bỉm đã chuẩn bị. Các mẹ sắp xếp theo thứ tự, đồ to, đồ chưa sử dụng để xuống dưới cùng còn đồ nhỏ gọn, cần thiết nhất đặt ngay trên đầu túi.
  • Túi thứ 2: Túi này sẽ đựng hết những đồ còn lại như: đồ dùng y tế, bình, cốc, v.v. Túi này mẹ nên đưa cho người nhà giữ, vì nó khá cồng kềnh.
  • Túi thứ 3: Túi này mẹ bầu sẽ mang theo bên người đựng những đồ cần dùng ngay sau khi sinh: đồ dùng cá nhân, giấy tờ cần thiết, 1 chiếc bỉm, 2 chiếc quần lót dùng 1 lần và cuộn giấy vệ sinh.

Kinh nghiệm khi chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé



Bài viết trên là những thông tin mà Huggies muốn chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé và mẹ. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm nhiều thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.
Đồ sơ sinh cho bé Số lượng
Áo sơ sinh cài khuy 10 cái
Quần sơ sinh 10 cái
Bộ đồ liền thân dài tay 3 bộ
Bộ đồ liên thân ngắn tay 4 bộ
3-4 cái
Bao tay, bao chân 4-5 bộ
Khăn sữa 40 cái
Khăn giấy ướt 1 bịch
Tã dán lọt lòng Huggies 2 bịch tã 58 miếng
Bình sữa 2 bình

Xem thêm:

Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:

tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;