Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai chính xác không? Dấu hiệu nhận biết có thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Kế hoạch dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ

Kế hoạch dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ
Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống đầy đủ và cần được chăm sóc đặc biệt. Mang thai không có nghĩa là bạn phải từ bỏ những thứ bạn yêu thích. Đối với nhiều người trong chúng ta, ăn uống là một niềm vui, do đó nếu bạn kiêng khem quá kỷ và phải ăn những món không hợp khẩu vị trong suốt 9 tháng chỉ vì nghĩ rằng chúng “tốt” cho bạn, điều này không những không thực tế mà còn không tốt cho sức khỏe của bạn và bé.

Chế độ ăn uống thời kì mang thai cần bảo đảm mục tiêu phong phú, tươi ngon và hấp dẫn. Hãy cân nhắc lựa chọn thức ăn có lợi cho cả bạn và em bé. Đừng đợi tới tháng thứ ba khi cần tăng cân mới chú ý đến điều này. Ăn thêm một dĩa trái cây hay uống thêm một ly sữa cũng đủ cung cấp thêm năng lượng cần thiết cho thai kỳ.

Chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày quan trọng hơn là số lượng. Bạn đã từng nghe cụm từ “làm việc thông minh” rồi chứ? Mang thai cũng là thời điểm để bạn “ăn một cách thông minh”, dựa vào việc phân tích xem bạn và em bé cần những chất gì, bao nhiêu và như thế nào chứ không chỉ là ăn cho đủ no hay cứ ngon là đủ.

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu & 5 Loại canxi tốt 2023

Sự quan trọng của việc lên kế hoạch ăn uống

Lên kế hoạch cho thực đơn thời kì mang thai là chìa khóa để cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé. Nó giúp cho bạn chủ động hơn trong việc ăn gì, bao giờ, như thế nào, đồng thời cũng tránh trường hợp dự trữ quá nhiều hay hoàn toàn cạn kiệt đồ ăn trong tủ lạnh. Nếu bạn không có thời gian cho việc mua thức ăn, hãy nghĩ những cách khác như mua hàng online, lên danh sách đồ cần mua rồi nhờ người bán hàng giao tận nhà, nhờ chồng bạn đi mua... Đáng để đầu tư thời gian và công sức cho việc ăn ngon và dinh dưỡng mà phải không?

>> Tham khảo thêm: Thực đơn hàng ngày cho bà bầu dinh dưỡng từng giai đoạn

Bạn cần ăn bao nhiêu?

Thông thường bà bầu thường có nhu cầu ăn khoảng 5-6 bữa mỗi ngày khi mang thai, kể cả bữa xế. Nếu bạn không có thói quen ăn sáng thì đây là lúc nên tập thói quen tốt này. Mẹ có thể bắt đầu thử ăn sáng bằng các loại hạt tốt cho bà bầu, vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà cũng không gây nghén như các món có mùi thông thường. Bạn sẽ không thể bắt đầu ngày mới một cách hiệu quả nếu bạn không ăn sáng đầy đủ, vì bạn sẽ không đủ năng lượng để làm việc hết công suất trong ngày.

Không ăn sáng thường làm giảm trí nhớ, kém tập trung, ít minh mẫn vì não không được cung cấp đủ năng lượng. Trên thực tế, bỏ bữa sáng cũng không giúp bạn giữ dáng hoặc giảm cân. Vì theo các nhà khoa học, nếu bạn nhịn ăn sáng, cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái đói và tự động tích trữ mỡ thay vì sử dụng chúng. Vì thế, để thúc đẩy sự trao đổi chất và để cả hai mẹ con cùng khỏe mạnh, hãy ăn sáng một cách khoa học và đầy đủ, không chỉ cho bạn mà cho cả con bạn.

>> Tham khảo thêm: Tổng hợp những loại trái cây tốt cho bà bầu

Những thức ăn cho tháng thai nghén

Hãy ăn những thứ đồ ăn dễ ăn, dễ tiêu hóa có chứa tinh bột như bánh mì, bánh quy, cơm, mỳ.

Súp lỏng không quá béo vớit hịt, gà và một số loại rau củ cũng là một lựa chọn tốt. Nhưng lưu ý, đừng ăn quá nhiều một lần và hãy tạm ngưng khi bạn cảm thấy no. Cách này giúp bạn giữ được thức ăn và tránh bị nôn ói.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;