Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai chính xác không? Dấu hiệu nhận biết có thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai nhi đạp ít, đạp nhiều ở tháng thứ 7

Ở giai đoạn bầu 7 tháng, số lần thai nhi đạp, hay còn được gọi là thai máy, là dữ liệu quan trọng giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của em bé trong bụng mẹ. Bất kỳ sự thay đổi nào của thai nhi, nhất là trong giai đoạn tháng cuối thai kỳ cũng có thể làm mẹ lo lắng. Vậy, thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 hay thai nhi đạp nhiều ở tháng thứ 7 có đáng lo? Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo sức khỏe em bé trong bụng mẹ? Tham khảo ngay bài viết sau đây nhé!

>> Tham khảo thêm: 

Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 có nguy hiểm?

Trung bình, một em bé khỏe mạnh có thể đạp đến 15-20 lần/ ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thai nhi có thể đạp ít hơn bình thường. Miễn “thời gian nghỉ” giữa những lần đạp của bé nằm trong khoảng 40-50 phút, mẹ không cần quá lo. Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 có thể cục cưng chỉ đang muốn nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp khác, thai nhi đạp ít cũng có thể do lượng đường trong máu mẹ bầu hạ thấp.

>> Tham khảo thêm: 

Không chỉ mang đến những cảm xúc ngọt ngào, thai máy còn là dữ liệu quan trọng thể hiện sự phát triển và sức khỏe của em bé trong bụng mẹ

Không chỉ mang đến những cảm xúc ngọt ngào, thai máy còn là dữ liệu quan trọng thể hiện sự phát triển và sức khỏe của em bé trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm) 

Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn, tử cung càng chật chội cũng có thể là nguyên nhân thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7, hoặc những tháng càng về cuối thai kỳ.

Trường hợp bé rất lâu không cử động, mẹ nên nằm nghiêng người về bên trái để tập trung cảm nhận từng chuyển động của con trong vòng 2 giờ. Mẹ có thể uống một ly nước mát để “đánh thức” em bé trong bụng, nhắc bé cử động nhiều hơn.

Ngay cả khi mẹ đã ăn, thai nhi vẫn không đạp, mẹ nên lập tức đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để kiểm tra ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, hoặc đo tim thai để tìm nguyên nhân thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7. Rất có thể bé cưng giảm cử động do không nhận đủ lượng oxy cần thiết hoặc bé cưng đang gặp một vấn đề sức khỏe bất thường nào đó. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp tăng khả năng sống sót của thai nhi.

Tình trạng thai nhi ở tháng thứ 7

Ở giai đoạn đầu tháng 7,  phổi của bé sẽ tiếp tục trưởng thành. Myelin trên não sẽ bao bọc tất cả các sợi thần kinh, gan, thận và ruột có thể tự chủ và xử lý nước ối mà em bé tiếp tục nuốt vào. Các cơ quan sinh dục vẫn tiếp tục phát triển: Với bé gái thì dự trữ tế bào trứng được hình thành, với bé trai thì tinh hoàn đi xuống thành bao. Tuy vẫn còn trong bụng mẹ, nhưng ở giai đoạn này bé có thể cảm nhận được thế giới xung quanh thông qua các giác quan. Đôi mắt đã hoàn thiện và có thể mở ra được, mặc dù chưa nhìn thấy được nhưng đã có thể nhạy cảm với ánh sáng và bóng tối. Các mô mỡ dần hình thành dưới da nên hình dáng bắt đầu ít nếp nhăn hơn.  

Hình ảnh thai nhi tháng thứ 7

Hình ảnh thai nhi tháng thứ 7 (Nguồn: Sưu tầm) 

>> Tham khảo thêm: 

Mẹ có biết:

Chà, vậy là mẹ đã bước vào tháng thứ 7 của thai kỳ rồi, chỉ 2 tháng nữa thôi, em bé sẽ ra đời và được mẹ ôm ấp trong vòng tay. Mẹ đã chuẩn bị gần hết các đồ dùng cần thiết cho bé chưa? Tã, bỉm cho bé là sản phẩm quan trọng và không thể thiếu được các mẹ nhé. Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Những thay đổi chung của các mẹ bầu ở tháng thứ 7

Ở tháng thứ 7, tử cung của các mẹ đã phát triển trở lại và nhô cao về phía cơ hoành. Thai phụ có thể gặp tình trạng trào ngược axit, khó thở và có cảm giác khó chịu, nặng nề ở bụng. Cân nặng cũng sẽ tăng đáng kể, khoảng 400g mỗi tuần, việc này sẽ mang lại lợi ích cho bé và khoảng 40% tạo thành chất béo dự trữ sữa mẹ. Cảm giác nặng nề khi mang thai ở tháng thứ 7 là tình trạng rất bình thường, điều này sẽ đi kèm với các cơn co thắt ở thận hoặc bụng khiến mẹ bầu đau đớn, khó chịu. 

Hình ảnh bụng bầu 7 tháng

Hình ảnh bụng bầu 7 tháng (Nguồn: Sưu tầm) 

Lời khuyên cho các mẹ bầu 7 tháng

  • Ở giai đoạn này, các cơn co thắt sẽ thường xuyên xuất hiện, các mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi.
  • Tay chân lúc này sẽ phù lên, đi kèm với tình trạng nhức đầu, các mẹ nên đến bác sĩ khám và kiểm tra huyết áp. 
  • Nếu có dấu hiệu ngứa dữ dội ở lòng bàn tay, bàn chân các mẹ bầu cũng nên đi kiểm tra ngay. Đây có thể là dấu hiệu của biến chứng hiếm gặp: Ứ mật thai kỳ. 
  • Nếu âm đạo bị chảy máu thì bạn cũng cần phải cấp cứu ngay, có thể bạn đang gặp vấn đề nhau tiền đạo hoặc nhau bong non. 
  • Hãy tập thêm các bài tập nghiêng xương chậu, sẽ giúp các mẹ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng ngay lập tức. 
  • Trong giai đoạn này, giấc ngủ rất dễ bị xáo trộn, vì khi mang thai ở tháng thứ 7, bạn sẽ cảm thấy khó chịu về tiêu hóa, chuột rút sẽ xuất hiện vào ban đêm và bạn có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên. Hãy thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga để giúp bạn dễ ngủ hơn.

Hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp các mẹ dễ ngủ hơn

Hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp các mẹ dễ ngủ hơn ( Nguồn: Sưu tầm) 

Những thay đổi của mẹ, diễn biến của bé trong các tuần của tháng thứ 7

Bầu 7 tháng có những thay đổi rõ ràng mà các mẹ có thể cảm nhận được như sau: 

Tuần thứ 27

Bước vào tuần này, bé sẽ được ⅓ cân nặng dự kiến khi sinh. Các bộ phận cơ thể như đầu và thân hiện đã có sự cân đối, đường nét trở nên rõ ràng hơn. Bé sẽ thường xuyên nhúc nhích và di chuyển. 

Ở thời kỳ này, cơ thể của mẹ sẽ trải qua cảm giác khá nặng nề, thi thoảng gặp những cơn chuột rút.

Tuần thứ 28 

Thai nhi hiện các biết phối hợp các cử động, biết nuốt, điều hòa thân nhiệt và có thể mút ngón tay. Bé di chuyển đều đặn trong bụng mẹ. 

Mẹ bầu cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và tiêu thụ nhiều chất xơ để chống táo bón, ợ chua và cảm giác đầy bụng. 

Tuần thứ 29

Giai đoạn giữa tháng 7, hệ thống mắt của bé đã phát triển đến mức bé có thể nhận biết được ánh sáng. Tai bé lúc này được hình thành tốt hơn, cảm nhận được âm thanh như tiếng ồn xung quanh và giọng của bố, mẹ.  Giác quan vị giác của bé cũng đang ngày càng được cải thiện, bé có thể cảm nhận hương vị thức ăn qua nước ối. Trong giai đoạn này, cơ thể của mẹ tiếp tục thích ứng với sự phát triển của bé.

Tuần thứ 30 

Ở giai đoạn 30 tuần, bộ não của bé tiếp tục phát triển, thực hiện các chuyển động lớn, có khả năng làm biến dạng bụng. Nếu bé không hài lòng với vị trí hiện tại, bé sẽ không ngừng di chuyển. Trong giai đoạn này, bụng của mẹ đã căng tròn tối đa, làm cho mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để giữ sức khỏe.

Tư thế nằm của thai nhi ở tháng thứ 7

Tư thế nằm của thai nhi ở tháng thứ 7 (Nguồn: Sưu tầm) 

Các mẹ bầu khi mang thai 7 tháng nên ăn gì? 

Giai đoạn này, các mẹ nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để bồi bổ cho cả mẹ và bé: 

  • Thực phẩm giàu acid béo omega-3: Hải sản, trứng, óc chó rất tốt cho sự phát triển của bé. 
  • Vitamin C: Trứng, thịt bò, cải bó xôi, các loại rau xanh. 
  • Thực phẩm giàu magie: Hạnh nhân, đậu đen, yến mạch, lúa mạch, hạt bí ngô, atisô,...
  • Canxi: Trứng, phô mai, sữa chua,...
  • Thực phẩm giàu axit folic: Các loại ngũ cốc, rau, dâu tây, cam,...
  • Chất xơ: Táo, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt. 

Ngoài những gợi ý trên, các mẹ nên uống thêm nhiều nước để giúp hệ tiêu hóa dễ hoạt động hơn. 

Bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé

Bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé (Nguồn: Sưu tầm) 

Thai nhi đạp nhiều ở tháng thứ 7 có sao không?

Thực tế, đạp không phải là cử động duy nhất của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Bé còn có thể nấc, quơ tay, nhào lộn và rất nhiều cử động khác nữa. Tuy nhiên không phải tất cả những chuyển động này người mẹ đều phân biệt được. Vì vậy, mỗi lần mẹ cảm nhận được chuyển động của bé, mẹ thường gọi đó là "em bé đạp". Và những "cử động đạp" đó hoàn toàn là một phần của sự phát triển bình thường.

Khoảng từ tuần 16-25 của thai kỳ, mẹ bắt đầu cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi

Khoảng từ tuần 16-25 của thai kỳ, mẹ bắt đầu cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi (Nguồn: Sưu tầm) 

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất chuyển động của thai nhi. Mẹ di chuyển ngoài đường, nhạc quá lớn, nói chuyện quá ồn ào cũng có thể là nguyên nhân mang thai tháng thứ 7 thai nhi đạp nhiều. Thậm chí, ngay khi mẹ ăn quá no, bé cưng cũng sẽ cử động nhiều để báo rằng mình đang được bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng.

Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7, mẹ nên làm gì?

Trong trường hợp ngược lại, nếu thai nhi đạp ít, cần được mẹ bầu kích thích để xác nhận tình trạng sức khoẻ của bé. Về nguyên tắc, thai nhi sẽ phản ứng với 2 yếu tố chính là ánh sáng và âm thanh. Vì thế cách kích thích em bé đạp nhiều hơn cũng dựa trên 2 yếu tố này:

  • Uống một cốc nước lạnh
  • Ăn đồ ngọt
  • Đổi tư thế nằm
  • Đi dạo
  • Bật nhạc giai điệu nhẹ nhàng
  • Hát cho bé nghe
  • Xoa bụng và trò chuyện với bé
  • Ấn nhẹ vào thành bụng theo một nhịp nhất định
  • Bật đèn pin chiếu vào thành bụng

Theo dõi thai máy là cách đơn giản để biết thai nhi có khỏe không. Nếu số lần thai nhi đạp ít hơn 10 lần/ngày, hoặc cử động nhiều hơn 20 lần, mẹ nên đến bệnh viện để được siêu âm, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà lưu ý các mẹ rằng: số lần thai đạp đột ngột tăng lên hoặc giảm đi nhiều đều chứng tỏ có bất thường. Một số trường hợp thai nhi đạp nhiều hơn bình thường có thể do ngạt thở hoặc thiếu oxy do dây rốn quấn cổ. Trường hợp này nếu không giải quyết kịp thời có thể dẫn đến sảy thai, hoặc thai chết lưu.

Tóm lại, việc thai nhi đạp nhiều hay đạp ít ở tháng thứ 7 không hẳn là dấu hiệu nguy hiểm. Mẹ chỉ nên cẩn thận với những trường hợp thai nhi không có bất cứ chuyển động nào trong vòng 2 tiếng đồng hồ, kể cả khi mẹ đã ăn hoặc uống thêm nước. Lúc này, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay. Mẹ có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích khác trong quá trình Mang thai và Sinh con sắp tới nhé!

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;