Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Quan hệ tình dục an toàn khi mang thai

Có thai có nên quan hệ không?

Trong suốt 9 tháng thai kỳ, vấn đề nên hay không nên quan hệ là thắc mắc chung của hầu hết các cặp vợ chồng. Nếu như theo quan niệm xưa, vợ chồng tuyệt đối không được có quan hệ trong 9 tháng mang thai, thì giờ đây, chuyện đó ít nhiều đã thay đổi. Vậy có thai có nên quan hệ không? Cùng xem xét dưới góc nhìn khoa học về việc quan hệ khi mang thai nhé.

Tham khảo: Bà bầu 3 tháng đầu có được quan hệ không

Có thai có nên quan hệ không?

Nên hay không nên quan hệ khi mang thai hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe mẹ bầu, thai nhi và cả ham muốn của vợ chồng bạn. Suốt thời gian mang thai, việc thăm khám định kỳ là tất yếu của bất kỳ mẹ bầu nào. Hơn ai hết, mẹ bầu sẽ nắm được sức khỏe thai kỳ để biết mình có thể quan hệ khi mang thai hay không. Hoặc mẹ bầu có thể xin ý kiến từ bác sĩ đang theo khám để có được quyết định hợp lý nhất.

Tham khảo: Tư thế quan hệ khi mang thai

quan hệ khi mang thai

Dưới góc độ khoa học, với một thai kỳ bình thường, khi quan hệ, dương vật của người chồng không thể chạm được đến thai nhi. Cổ tử cung của thai phụ sẽ có một nút nhầy, ngăn không cho tinh dịch hoặc vi khuẩn vào được bên trong. Thậm chí khi mẹ bầu có khoái cực, tử cung sẽ co bóp mạnh hơn một chút, thai nhi trong bụng cử động nhiều hơn, nhưng điều đó cũng hoàn toàn không ảnh hưởng đến em bé.

Tham khảo: Chất nhầy cổ tử cung khi mang thai

Trái lại, quan hệ khi mang thai nếu thực hiện đúng cách còn mang lại cảm giác thoải mái, hạnh phúc và gắn kết hai vợ chồng bạn hơn. Cực khoái xuất hiện khi quan hệ trong thai kỳ giúp cơ thể phụ nữ tiết ra một loại hormone đặc biệt. Loại hormone này sẽ làm mẹ bầu cân bằng những xúc cảm mệt mỏi, khó chịu thường có khi mang thai, giảm stress, giúp mẹ bầu lẫn thai nhi có được giấc ngủ dễ và sâu hơn. Bên cạnh đó, quan hệ khi mang thai còn như một hoạt động thể chất, giúp xương chậu của mẹ bầu dẻo dai và linh hoạt hơn, tạo cơ hội hồi phục sau sinh nhanh chóng hơn bình thường.

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Do vậy, có thai có nên quan hệ không là lựa chọn dựa vào nhiều yếu tố, và bạn hoàn toàn có thể trao đổi với chồng để cùng đưa ra quyết định. Trong trường hợp muốn quan hệ khi mang thai, điều quan trọng vẫn là quan hệ đúng cách, đúng tư thế. Hãy tìm hiểu kỹ những kiến thức về vấn đề này để đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;