Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai chính xác không? Dấu hiệu nhận biết có thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Điều mẹ bầu cần nhớ để ngủ ngon giấc hơn

Giấc ngủ trong thời kỳ mang thai

 

Việc được nghỉ ngơi đầy đủ là một phần rất quan trọng trong thai kỳ nhưng điều kỳ lạ là khi cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi nhất, thì giấc ngủ lại không chịu đến. Cố gắng tìm một tư thế ngủ lý tưởng và thích nghi với những thay đổi của cơ thể khi mang bầu thường là một thách thức.

Thay đổi trong giấc ngủ của bạn

Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể khám phá ra rằng bạn ngủ nhiều hơn bình thường bởi cơ thể bạn hoạt động để nuôi dưỡng em bé đang phát triển. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ có những đêm ngon giấc bởi áp lực từ tử cung đang phát triển đè nặng lên bàng quang của bạn khiến bạn phải đi vào nhà vệ sinh rất nhiều lần trong đêm.

Và khi các cơn buồn nôn hay mệt mỏi giảm đi, ba tháng tiếp theo của thai kỳ là thời điểm tốt để tạo thói quen đi ngủ và thức dậy cùng thời gian mỗi ngày. Thói quen này giúp thiết lập một thời gian biểu chuẩn bị cho 3 tháng thai kỳ cuối cùng.

Nhiều thai phụ cho biết họ có những giấc mơ sống động, đặc biệt là trong ba tháng cuối cùng. Những giấc mơ này chủ yếu là do sự thay đổi lượng nội tiết tốt trong cơ thể thay đổi. Điều này là hoàn toàn bình thường và nó phản ánh mối quan tâm của bạn đối với cuộc sống mới sau khi sinh con.

Hầu hết phụ nữ mang thai thấy rằng điều phiền toái nhất đối với họ là làm sao để có được một giấc ngủ không gián đoạn trong suốt 3 tháng cuối của thai kỳ. Do thai nhi tăng kích thước nên rất khó để tìm được một tư thế ngủ thoải mái. Nhưng có những  tư thế khác nhau để giúp giảm thiểu những tác động của nó lên giấc ngủ hằng ngày của bạn.

Tư thế ngủ thoải mái khi mang thai

  • Cố gắng tạo thói quen ngủ nghiêng về phía bên trái và co chân lại. Một số chuyên gia trong ngành y tế cho rằng nên tránh việc ngủ quay về phía bên phải trong khi mang thai. Nguyên nhân là do việc nằm về bên phải sẽ chèn lên tĩnh mạch chính làm giảm lưu lượng máu về tim nên sẽ gây choáng váng, nhức đầu và không có lợi cho cả mẹ và bé.
  • Hãy sử dụng gối để có một tư thế ngủ thoải mái: dùng gối ôm để hỗ hợ cho đầu gối của bạn hay một chiếc chăn cuộn lại dành cho bụng của bạn để giảm áp lực lên lưng dưới.
  • Khi bạn ngồi dậy từ tư thế nằm, hãy nhớ ngồi dậy từ từ và dùng tay đẩy người lên. Điều này sẽ giúp bạn tránh tạo thêm áp lực cho phần cơ bụng của bạn.

Tư thế ngủ thoải mái khi mang thai

Cách thức để có được một giấc ngủ sâu hơn

Bạn cần biết những yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến giấc ngủ của bạn nhằm có biện pháp giảm bớt sự ảnh hưởng đó. Thay vì cùng một lúc thay đổi  các yếu tố đó, bạn nên để cơ thể dần dần thích nghi được với các cách thức ngủ khác nhau trong thai kỳ.

  • Thai nhi của bạn có thể hoạt động đặc biệt vào ban đêm khi bạn đang chuẩn bị nghỉ ngơi. Điều này có thể do chuyển động của bạn trong suốt cả ngày đã nhẹ nhàng đu đưa đưa bé vào giấc ngủ. Ngoài ra khi bạn nằm xuống, thai nhi có thể sẽ giãn người ra và đá xung quanh. Hãy xoa bóp nhẹ nhàng trên bụng của bạn và tận hưởng sự dịch chuyển đó. Hít thở sâu và để tâm trí nghỉ ngơi.
  • Bạn có thể nhận ra rằng bạn bắt đầu bị “đổ mồ hôi ban đêm”. Hãy đặt một miếng vải ẩm và mát bên cạnh giường và lau người nếu bị ra mồ hôi.
  • Cố gắng thiết lập thói quen giúp bạn thư giãn sau một ngày bận rộn. Như là tập yoga, thiền hay các phương pháp khác giúp bạn thư giãn.
  • Tránh tập thể dục nặng trước khi ngủ. Thay vào đó, hãy thử thư giãn bằng cách ngâm mình trong bồn tắm hay đọc một cuốn sách.
  • Mất ngủ có thể liên quan đến việc đầu óc của bạn phải hoạt động nhiều để lập kế hoạch về mọi thứ bạn làm trước khi sinh em bé. Đặt một cuốn sổ và cây bút chì cạnh giường, viết những suy nghĩ của bạn ra và đặt chúng xuống để có được một đêm ngon giấc.
  • Không dùng bất cứ loại thuốc nào để ngủ được, dù là thuốc tự nhiên hay bào chế, bởi chúng có thể ảnh hưởng đến em bé.
  • Trước khi sử dụng các loại trà thảo dược bạn nên tham khảo với bác sĩ. Các loại trà sau đây thường được coi là an toàn trong thời kỳ mang thai, đó là trà vỏ cam quít, trà gừng, hương chanh hay quả tầm xuân. Các loại trà thảo dược chỉ nên pha loãng và uống một lượng vừa phải khi mang thai. Một cốc sữa ấm với mật ong trước khi đi ngủ là một cách lý tưởng để thư giãn.
  • Giảm thiểu việc tiêu thụ các đồ uống có chứa caffeine như cà phê hoặc trà. Và hạn chế lượng uống này vào buổi sáng hay đầu giờ chiều. Hãy đọc Chế độ ăn uống khi mang thai để biết thêm thông tin.
  • Nếu bạn đang gặp vấn đề với chứng ợ nóng, cố gắng không ăn nhiều trước khi đi ngủ và ăn những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong suốt ngày.
  • Nếu bạn thấy mình bị mất ngủ, hãy thử các giấc ngủ ngắn trong ngày để bù đắp cho giấc ngủ bị mất vào ban đêm.

Có những đêm mà bạn không thể ngủ được. Thay vì lo lắng về việc không thể nghỉ ngơi đầy đủ, hãy cố gắng dành thời gian làm điều gì đó mà bạn thích như: đọc sách, nghe nhạc hay viết lách. Miễn sao bạn cảm thấy vui và thoải mái.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;