Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Du lịch khi mang thai

Du lịch khi mang thai thời điểm nào thì thích hợp

Theo nguyên tắc chung, khi mang thai không được coi là một thời gian tuyệt vời để đi du lịch.

Có nên đi hay không, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì thai phụ chỉ nên hạn chế đi lại trong khoảng thời gian 6 tuần cuối của thai kỳ. 

Mua bảo hiểm du lịch là điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến, nhất là khi đi nước ngoài. Chi phí y tế ở một số nước có thể rất đắt đỏ, và nếu như bạn chuyển dạ sớm thì bạn có thể phải chi trả đến hàng nghìn đô tiền viện phí. Vậy bà bầu nên đi du lịch ở đâu, bằng gì và có những lưu ý gì khác?

Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai

Du lịch khi mang thai thời điểm nào thì thích hợp

Thời gian tốt nhất để bạn có thể cùng em bé trong bụng đi chơi là trong Tam cá nguyệt thứ 2, tuy bụng của bạn tại thời điểm này cũng đã lớn nhưng vẫn còn khá dễ chịu để bạn đi đây đi đó. Đặc biệt, thuận lợi hơn là ở thời điểm này, những cơn ốm nghén đã bắt đầu nhẹ nhàng đi nên bạn sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn ngay cả với việc di chuyển xa.

Nếu có thể, bạn hãy sắp xếp sao cho trong chuyến đi mình có được nhiều khoảng nghỉ ngơi ngắn. Tốt nhất là bạn nên tìm được chỗ nào để có thể đứng dậy, đi dạo vòng quanh, dễ dàng tìm được nhà vệ sinh, phòng tắm khi cần, tập vài bài tập nhẹ thư giãn cho cơ thể. Làm được như vậy, bạn sẽ tận hưởng được trọn vẹn chuyến đi chơi của mình. Bạn cần nhớ rằng thông thường, sản phụ chỉ có thể ngồi yên ở một chỗ trong vòng tối đa là 5 -6 giờ, sau đó bạn cần phải ngồi dậy, đi lại vòng quanh mới tránh được mệt mỏi.

Về trang phục, hãy chuẩn bị cho mình những bộ quần áo màu sắc tươi mát, chất liệu và kiểu dáng đơn giản, thoải mái, dễ chịu. Trong khi đi du lịch, nếu bàn chân và mắt cá sẽ hơi sưng một chút, bạn cũng đừng nên quá lo lắng nhé, chỉ vì đã khá lâu ngày rồi bạn không đi lại nhiều thôi.

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Đi du lịch bằng máy bay

Một số người nhầm tưởng rằng khoang máy bay có áp suất thấp có thể khiến thai phụ bị thúc sinh sớm. Một ý kiến khác lại cho rằng mức oxy thấp trong khoang máy bay cũng không tốt cho thai phụ và bạn nên tránh việc đi máy bay nếu có thể. Tuy nhiên, tất cả những điều này đều không chính xác.

Thai nhi được bảo vệ bởi thành tử cung có nhiều cơ rất dày và cả một lớp đệm bằng nước ối. Cơ thể của mẹ sẽ tự thích nghi với áp suất và thay đổi của môi trường bên ngoài. Vì thế, em bé trong bụng sẽ không hề bị ảnh hưởng gì.

Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên chú ý đến việc chọn chỗ ngồi trên máy bay. Bạn nên cho hãng hàng không biết mình đang có thai để có được vị trí ngồi cũng như chuyến bay tiện nghi và an toàn thực sự.

Một số hãng hàng không có những hạn chế  đối với phụ nữ mang thai bị biến chứng hoặc mang đa thai lên máy bay. Có thể họ sẽ hỏi bạn về giấy khám thai của bác sĩ.  

Tham khảo: Chăm sóc bà bầu

Hiện tượng máu đông

Nếu có thể, bạn hãy đặt một chỗ ngồi cạnh lối đi để có thể dễ dàng đứng lên và đi lại. Chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) – hiện tượng xuất hiện máu đông, là một hiện tượng rất dễ xảy ra ở những phụ nữ mang thai. Cách phòng tránh tốt nhất là, hãy đứng lên và đi lại. Co duỗi các ngón chân, uống nhiều nước và mặc quần áo rộng cũng sẽ giúp bạn tránh được hiện tượng này.

Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch, hãy đeo tất chun khi đi máy bay. Tất chun sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn ở phía sau 2 chân, đồng thời giúp thai phụ không bị sưng chân và tránh tụ máu ở chi dưới. Bạn có thể hỏi bác sĩ trước khi đi để biết mang tất chun có tốt cho mình không.

Tham khảo: Bà bầu phù chân tháng cuối

Đi nước ngoài

Du lịch nước ngoài khi mang thai

Du lịch bằng thuyền

Say sóng là hiện tượng phổ biến, nhưng hãy lưu ý, bạn không nên dùng thuốc chống say sóng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Một mẹo hay cho bạn là sử dụng băng bấm huyệt và đặt ở các huyệt trên cổ tay, và hãy tìm nơi thoáng khí như ngồi trên boong tàu và nhìn tập trung vào đường chân trời phía xa.

Khi ăn các loại thức ăn được phục vụ trên tàu, hãy tuyệt đối tránh các loại thịt đông lạnh và salad làm sẵn, vì chúng có thể tiềm ẩn vi khuẩn Listeria nguy hiểm cho mẹ và cả thai nhi (đây là vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và có thể khiến mẹ bị sảy thai). Hãy chỉ ăn những loại thức ăn nóng, đừng ăn những món có vẻ ngoài không tươi, không ổn.

Bạn chỉ nên uống nước từ chai còn nguyên niêm phong. Nước đá, nước đánh răng và nước rửa rau quả đều có thể khiến bụng của bạn không ổn nếu chúng không sạch sẽ.

Du lịch bằng xe hơi

Khi mang thai, sẽ có những thời điểm bạn không muốn sử dụng dây an toàn khi đi xe hơi. Bạn lo lắng rằng áp lực từ dây an toàn này có thể tác động xấu lên em bé hoặc nhau thai. Đây chỉ là cảm giác của bạn và chúng hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Hãy nhớ rằng dây an toàn sẽ khiến chuyến đi của cả mẹ và bé an toàn hơn rất nhiều.

Bạn nên mang theo một số thức ăn dự phòng cho riêng mình, kể cả những món ăn vặt. Nếu phải mua thức ăn trên đường đi, hãy mua ở những hang quán uy tín, đông khách, nơi quy trình chế biến thường phải tuân theo những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để có thêm thông tin, hãy đọc Lái xe khi đang mang thai

Du lịch bằng xe bus, phương tiện công cộng

Hãy cố gắng sắp xếp sao cho bạn luôn đảm bảo có một chỗ ngồi trên xe bus. Trong những tháng đầu tiên của thai kì, trước khi bụng bầu trở nên rõ ràng, bạn thường khó được sự thông cảm và nhường chỗ từ những hành khác đi cùng. Nhưng khi bầu lớn hơn, bạn sẽ cần được nhường chỗ khi lên xe.

Nếu phải đứng lâu trên xe bus trong suốt chuyến đi, thỉnh thoảng bạn nhớ di chuyển chân qua lại một chút và đừng đứng yên hẳn một chỗ suốt một thời gian dài. Nếu bạn cần vận động thêm, hãy xuống xe ở 1-2 trạm trước nơi cần đến và đi bộ một chút. Khoảng đi bộ này rất lí tưởng như một bài tập thể dục và giúp bạn giữ cân nặng ở mức ổn định.

Chích ngừa

Bạn nhớ kiểm tra việc tiêm chủng trước khi đi du lịch nước ngoài. Bạn cần biết rằng sản phụ không nên sử dụng những loại vắc-xin có vi khuẩn sống, chắc chắn bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện việc chích ngừa này.

Đồng thời, hãy kiểm tra trên các trang web cảnh báo về dịch bệnh tại địa phương hoặc các vấn đề sức khỏe để biết nên tiêm ngừa gì khi bạn đến nơi đó. 

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;