Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai chính xác không? Dấu hiệu nhận biết có thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Dịch nhầy cổ tử cung

Dịch nhầy cổ tử cung

Chất nhầy cổ tử cung khi mang thai là một trong những yếu tố tiêu biểu liên quan đến thai kỳ. Trong suốt thai kỳ, chất nhầy này đóng vai trò rất quan trọng bởi nếu không, thai nhi có thể bị nhiễm khuẩn.

Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai

Chất nhầy ở cổ tử cung là gì?

Chất nhầy cổ tử cung của phụ nữ sẽ xuất hiện từ tuổi dậy thì giúp ngăn chặn vi khuẩn, vật lạ xâm nhập vào tử cung và nuôi dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất để tinh trùng gặp trứng. Chính vì vậy, quan sát dịch nhầy cổ tử cung sẽ biết được khả năng đậu thai của bạn.

Lượng chất nhầy cung thay đổi tuỳ thuộc vào nồng độ nội tiết tố trong suốt chu kỳ. Khi rụng trứng, hormone estrogen sẽ được sản xuất với một lượng rất lớn làm lớp niêm mạc tử cung dày lên và tạo ra chất nhầy giúp tinh trùng sống sót và bơi dễ dàng. Sau khi rụng trứng, hormone progesterone khiến chất nhầy cổ tử cung trở nên dính và đặc ngăn không cho tinh trùng (và bất kỳ chất lạ nào khác) đi vào tử cung. Trong một chu kỳ, chất nhầy âm đạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự căng thẳng, thuốc, trong thời kỳ cho con bú, ốm, chế độ ăn tăng/ giảm cân, du lịch…

Dịch nhầy cổ tử cung trông như thế nào? 

Theo Verywellfamily, bình thường, trong một chu kỳ kinh nguyệt chất nhầy ở cổ tử cung sẽ thay đổi tình trạng như sau:

  • Khô và sánh: Bạn chưa rụng trứng.
  • Có dạng như kem, lotion: Ngày rụng trứng có thể đang đến, nhưng chưa phải là lúc thụ thai.
  • Ẩm ướt, nhiều nước và hơi co giãn: Rụng trứng đến rất gần.
  • Ẩm ướt, có thể kéo giãn giữa các ngón tay ra khoảng 2,5cm trở lên và giống như lòng trắng trứng sống: Đây là thời điểm rất dễ thụ thai nên thích hợp để lên lịch cho một cuộc ái ân nếu bạn muốn có con.

Có thai ra chất nhầy màu nâu hay ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai có sao không? Thỉnh thoảng chất nhầy trong suốt hoặc nhuốm chút máu đỏ tươi hoặc hơi có màu nâu, có thể đặc và dính. Dịch nhầy có thể chảy ra nhiều cùng lúc, liên tục hoặc lắt nhắt từng chút trong vài ngày mới dứt mà không có màu hay mùi gì.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng lưu ý rằng:

bac si

Trong thai kỳ, do các thay đổi nội tiết trong thai kỳ khiến chất nhày cổ tử cung được tiết ra liên tục làm quần lót luôn ẩm ướt. Tuy nhiên, sản phụ cần lưu ý khi thấy một trong các dấu chứng như:
Dịch ra nhiều gây ẩm ướt khó chiụ
Khí hư đổi màu vàng, xanh hay bột trắng
Khí hư có mùi hôi hay tanh
Kèm chảy máu âm đạo
Đau rát, ngứa, cảm giác bị kích ứng vùng âm hộ, âm đạo
Giao hợp đau

Các trường hợp trên mẹ cần phải đi khám sớm và điều trị thích hợp, viêm âm đạo cổ tử cung có thể dẫn đến ối vỡ sớm, sanh non hay sảy thai.

bac si

 

Tham khảo: Ra máu như hành kinh khi mang thai

Bung nút nhầy cổ tử cung diễn ra khi nào?

Trước khi dạ con bắt đầu co thắt, cái “nút” này bung ra và nhẹ nhàng thoát ra qua đường âm đạo của người mẹ, dẫn đến hiện tượng bung nút nhầy cổ tử cung. 
Thời gian từ khi mất nút nhầy đến khi chuyển dạ khác nhau. Một số chuyển dạ trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi bung nút nhầy cổ tử cung, trong khi những người khác có thể không chuyển dạ trong vài tuần.

Còn máu được nhìn thấy sau đó là gì?

Thuật ngữ thích hợp cho các nút niêm mạc là operculum, tiếng La-tinh nghĩa là cái nút nhỏ nhưng thuật ngữ thông dụng nhất là “chất nhầy ở cổ tử cung”. Nhiều phụ nữ bối rối với các thuật ngữ này nhưng thật ra tất cả chỉ là một.

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Tại sao có hiện tượng chảy máu? 

Về tháng cuối thai kỳ, tử cung bắt đầu mỏng và giãn ra để có thể mở hoàn toàn cho đầu bé chui ra. Sự kéo giãn này có thể làm rách các mạch máu nhỏ ở cổ tử cung khiến chất nhầy bị nhuốm chút máu. Do đó, một chút máu lẫn trong dịch nhầy hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại.

Tham khảo: Mang thai 3 tháng cuối

Làm sao biết dịch nhầy của tôi đã xuất hiện chưa? 

Có thể bạn sẽ thấy có gì đó bất thường trong bồn vệ sinh sau khi thấy vết bẩn trong quần lót của mình. Đừng quá lo lắng nếu bạn đang chuyển dạ mà không biết dịch nhầy có chảy ra chưa. Hiện tượng này có thể xem là sự tiết dịch âm đạo khá nhiều, hoàn toàn bình thường trong lúc mang thai, nhất là những tuần cuối thai kỳ.

Hãy thả lỏng! 

Đôi lúc dịch nhầy tử cung thoát ra sau khi bác sĩ khám phụ khoa. Trong lúc chuyển dạ, các bác sĩ thường đo độ mở cổ tử cung mà thường đến 10cm em bé mới chui ra lọt. Đo độ mở tử cung sẽ chạm đến các chất nhầy và nếu các chất nhầy dính trên găng tay bác sĩ hoặc các bà đỡ cũng là bình thường. Các bà đỡ sẽ an tâm khi thấy nhiều chất nhầy thoát ra trong lúc người mẹ đang tích cực rặn đẻ. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đang thật sự mở và mỏng dần đi chuẩn bị cho bé chào đời.

Dịch nhầy này cũng thường xuất hiện sau khi giao hợp, làm gián đoạn các mô quanh cổ tử cung gây giãn nở nhẹ, nhất là khi bé con sắp chào đời. Cần đi khám nếu thấy có máu sau khi giao hợp để chắc chắn thai nhi vẫn an toàn.

Dịch nhầy này ít khi chảy ra, trừ khi bị vỡ ối. Khi đó, nó có thể bị lẫn vào dịch ối và không còn trong suốt như lúc bình thường.

Nếu dịch nhầy xuất hiện có phải tôi đang chuyển dạ?

Không đúng. Dù chất nhầy xuất hiện có thể là một dấu hiệu chứng tỏ cổ tử cung đang mở và giãn ra thì đây cũng chưa phải là dấu hiệu chuyển dạ. Còn đến vài ngày hay thậm chí vài tuần mới đến ngày sinh. Tuy nhiên, đó cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc sinh nở nên cũng đừng quá thất vọng.

Tham khảo:     Dấu hiệu chuyển dạ giả

Có nên gọi bác sĩ hoặc bà đỡ khi thấy dịch nhầy xuất hiện?

Không cần, dịch nhầy xuất hiện chứng tỏ bạn sẽ sinh, nhưng vẫn không xác định chính xác khi nào. Trừ khi bạn bị ra huyết, tử cung co thắt hay bị đau hoặc bạn thấy bất ổn về cơ thể mình hoặc thai nhi thì nên đi bác sĩ.

Nếu dịch nhầy thoát ra, thai nhi sẽ dễ bị nhiễm khuẩn? 

Không đúng, thai nhi vẫn được bảo vệ trong túi nước ối. Ngay cả khi túi ối vỡ, thai nhi vẫn an toàn. Dịch nhầy tạo ra một lớp bảo vệ khác nhưng ngay cả khi lớp bảo vệ đó không còn, cả bé lẫn mẹ vẫn không bị ảnh hưởng.

Cần biết gì về dịch nhầy cổ tử cung?

  • Chảy dịch nhầy là một hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bất cứ lúc nào trong thai kỳ nếu bạn thấy tử cung co thắt hoặc có ra huyết, hãy đi bác sĩ ngay.
  • Dịch nhầy xuất hiện không phải là dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ. Có thể còn vài ngày hay thậm chí vài tuần mới đến ngày sinh.
  • Chuyển dạ thực sự là khi người mẹ thấy đau và các cơn co thắt thường xuyên hoặc bị vỡ ối chứ không phải khi thấy có dịch nhầy chảy ra.

Nên dùng băng vệ sinh nếu bạn ngại bẩn đồ lót và đưa bác sĩ xem khi cần thiết để xác định đó chỉ là chất nhầy bình thường.

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;