Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Chứng táo bón trong thời kỳ mang thai

Những điều cần tránh bà bầu bị táo bón

Táo bón khi mang thai là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến và là nỗi ám ảnh của không ít các mẹ bầu, nhưng nó lại là vấn đề ít được nhắc đến nhất trong số những vấn đề mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Vì vậy, nhiều mẹ có thể vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ những nguy hiểm của chứng táo bón khi mang thai đối với sức khoẻ của chính mình. Cùng Huggies tìm hiểu về ảnh hưởng cũng như cách phòng, cách trị táo bón cho bà bầu mẹ nhé.

Tham khảo:

Táo bón là gì?

Táo bón khi mang thai liên quan đến sự lưu chuyển của chất thải trong đường ruột.

Khi có sự gián đoạn trong quá trình này, chất thải sẽ bị dồn lại lâu hơn cần thiết và gây ra táo bón, dẫn đến đau hậu môn và đôi khi gây mất nước ở các mô. Nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hôi miệng, cơ thể cảm giác thấy mệt mỏi và chậm chạp.

Tham khảo: Bệnh trĩ khi mang thai

Bà bầu bị táo bón có nguy hiểm không?

Táo bón ở bà bầu tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến bà bầu có cảm giác khó chịu như: đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, táo bón còn là nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng ở bà bầu như đi ngoài ra máu, nứt hậu môn, trĩ, đau bụng vùng hố chậu. Táo bón nặng kéo dài sẽ khiến phân bị tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến việc cơ thể tái hấp thu lại các chất độc hại từ phân vào cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và  thai nhi. Ngoài ra mẹ bầu bị táo bón thường khó chịu dẫn đến ăn không ngon và hay đói. Thai nhi sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng và không hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển đúng cách.

Xem thêm: Các Mốc Khám Thai Quan Trọng Nhất & Xét Nghiệm Cần Có

Mẹ có biết:

Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Mang thai bao lâu thì bị táo bón?

Táo bón thường gặp vào 3 tháng đầu cũng như 3 tháng cuối khi mang thai. Đây là một trong những triệu chứng mang thai gây khó chịu nhất.

Nếu bị táo bón mẹ không cần rặn quá sức khi đi ngoài. Mẹ chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và lối sống thì chứng táo bón sẽ được giải quyết một cách hiệu quả rồi đấy.

Xem thêm: Đa ối là gì? Dấu hiệu, đa ối khi mang thai có nguy hiểm không

 

Nguyên nhân gây ra táo bón khi mang thai

Một số yếu tố góp phần dẫn đến táo bón khi mang thai, bao gồm:

  • Progesterone gia tăng: Nội tiết tố này đóng vai trò trong việc làm dịu các dây chằng để chuẩn bị cho sinh nở. Nhưng nó cũng có gây ra sự co giãn và lỏng lẻo của các dây trong thành ruột.
  • Thay đổi trong vận động, chế độ ăn uống và buồn nôn khiến lượng nước tuần hoàn trong cơ thể giảm cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa.
  • Trọng lượng của thai nhi trong tử cung, đè lên ruột và tác động của việc này lên các khoảng trống trong bụng khiến chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn.
  • Hoạt động của ruột non bị suy yếu. Điều này ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non và  đi vào ruột già.
  • Chuyển động trong ruột bị chậm lại.
  • Một số thực phẩm có xu hướng làm trầm trọng thêm táo bón như sữa, thực phẩm từ sữa, phô mai và quá nhiều thịt đỏ. Thức ăn đậm đặc protein có thể khó tiêu hóa hơn so với thức ăn thực vật giàu chất xơ và ngũ cốc.
  • Bổ sung sắt cũng có thể dẫn đến táo bón. Một số phụ nữ thấy rằng họ không thể tiếp tục dùng thuốc bổ sung sắt vì làm chứng táo bón trầm trọng hơn. Hãy dùng các loại thực phẩm nhiều sắt như rau lá xanh, các loại thịt đỏ và các loại đậu thay vì uống thuốc bổ sung sắt mẹ nhé.
  • Táo bón khi mang thai cũng thường gặp ở những phụ nữ bị phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng để đi vệ sinh, hoặc những người đã từng lạm dụng thuốc nhuận tràng trong quá khứ.
  • Bỏ qua các dấu hiệu cần phải đi vào nhà vệ sinh. Nhịn đi vệ sinh, không đi ngay khi có nhu cầu hoặc bỏ qua các tín hiệu của cơ thể đều có thể dẫn đến táo bón. Theo thời gian, việc này có thể dẫn đến những thay đổi trong tình trạng chung của thành ruột và trực tràng, nghĩa là cơ thể ít tiếp nhận các tín hiệu bài tiết thông thường.
  • Các bệnh khác gồm bệnh tiểu đường thai kỳ, ốm nghén, trĩ hoặc nhược giáp,... đều có thể dẫn tới khả năng xảy ra táo bón.

Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày

Progesteron gia tăng khiến các dây trong thành ruột lỏng lẻo gây táo bón

Progesteron gia tăng khiến các dây trong thành ruột lỏng lẻo gây táo bón (Nguồn: Sưu tầm)

Cách điều trị táo bón khi mang thai

Uống nhiều nước

Tình trạng đi tiểu nhiều trong suốt quá trình mang thai có thể làm nhiều mẹ bầu nảy sinh tâm lý ngại uống nước. Nhưng cách tốt nhất để hạn chế tình trạng táo bón theo Health line là mẹ bầu cần cố gắng uống 8 - 10 ly nước lọc mỗi ngày, đặc biệt ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. 

Xem thêm: Chỉ Số Tiểu Đường Thai Kỳ Bao Nhiêu Là An Toàn Và Nguy Hiểm?

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Bổ sung khoảng 25 - 28 gam chất xơ vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm tải cảm giác khó chịu do táo bón. Các thực phẩm giàu chất xơ nên được đưa vào thực đơn như: rau xanh, các cây họ đậu, trái cây họ cam, chanh, chuối, đu đủ chín, khoai lang, bí đỏ, cà rốt... Mẹ lưu ý rằng việc đột ngột ăn nhiều chất xơ sẽ dễ khiến mẹ bầu bị đầy hơi, nên việc bổ sung chất xơ cần được triển khai chậm rãi để cơ thể thích nghi dần.

Xem thêm: Chữa trị trào ngược dạ dày cho phụ nữ mang thai

Giảm liều lượng canxi và sắt bổ sung

Mẹ chỉ nên uống bổ sung canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ chứ không tùy tiện uống theo ý mình. Lượng khoáng chất dư thừa không được cơ thể hấp thụ sẽ là gánh nặng cho đường ruột, làm tăng nguy cơ táo bón. Mẹ bầu có thể chọn sử dụng viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và không bị kích ứng đường ruột.

Xem thêm: Dấu hiệu cơn gò chuyển dạ như thế nào? Cơn gò bao lâu thì sinh?

Sử dụng dầu oliu cho các món chiên, xào, rán

Tuy tiêu thụ nhiều các món chiên, xào, rán sẽ không tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu mẹ là một "fan cứng" của các món này và thai nghén làm mẹ bầu càng thèm hơn, thì Huggies gợi ý mẹ có thể dùng dầu oliu hoặc dầu hướng dương tinh luyện thay cho dầu ăn bình thường. Loại dầu này ít thấm vào thức ăn nên tốt cho dạ dày mẹ bầu và cũng không gây ngán hay ngấy.

Xem thêm: Lịch tiêm chủng uốn ván đầy đủ cho bà bầu

Mẹ bầu nên tập thể dục hoặc vận động nhẹ nhàng thường xuyên

  • Mẹ bầu có thể thử bơi lội, đi bộ, yoga,... để vừa giảm táo bón vừa giữ cân nặng phù hợp khi mang thai.
  • Nếu bị táo bón khi mang thai quá nặng, mẹ có thể cần phải dùng các thuốc có chất làm mềm phân để giảm quá trình chuyển đổi của nước trong quá trình vệ sinh, giữ phân mềm và dễ thải ra hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình mang thai, mẹ nhé.
  • Ngoài ra, các dụng cụ thụt tháo, nhét hậu môn, và dầu bôi trơn chỉ nên sử dụng khi có sự giám sát và hướng dẫn của các nhân viên y tế.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 

Yoga là một bộ môn vận động nhẹ nhàng giúp mẹ giảm táo bón khi mang thai

Yoga là một bộ môn vận động nhẹ nhàng giúp mẹ giảm táo bón khi mang thai (Nguồn: Sưu tầm)

Món ăn cho bà bầu bị táo bón

Bà bầu nên ăn gì khi bị táo bón?
  • Bất kỳ loại rau hoặc trái cây tươi nào.
  • Các loại rau lá như rau diếp, bông cải xanh, hoặc lá xà lách.
  • Cà rốt, bí đỏ, khoai lang và ngô.
  • Trái cây sấy khô và các loại hạt đặc biệt là hạnh nhân, quả hạch Brazil, nho, mơ và mận.
  • Quả như mâm xôi, dâu tây, nam việt quất và việt quất.
  • Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo nâu, mì và đậu lăng.
  • Ngũ cốc ăn sáng, đặc biệt là loại có cám chưa qua chế biến và yến mạch.
  • Ăn thực phẩm tươi sống khi có thể và phải vệ sinh thực phẩm cẩn thận trước khi ăn.
  • Một số món ăn tốt cho bà bầu mẹ có thể tham khảo như: bồ câu hầm hạt sen, cháo cá, thịt bò xào đậu cove,...

Tham khảo: Chăm sóc bà bầu

Lời khuyên cho các bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu, giữa, cuối thai kỳ

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu

  • Uống từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày để phân mềm và dễ đào thải.
  • Tránh sử dụng các thức uống có chất kích thích như cà phê, trà, rượu, bia,... 
  • Bổ sung đầy đủ men vi sinh và prebiotic để hỗ trợ quá trình lên men ở ruột kết, bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ chức năng đường ruột.
  • Ăn nhiều rau và trái cây tươi để bổ sung chất xơ.
  • Ngừng sử dụng  thuốc, các đồ ăn nhuận tràng, dầu khoáng.
  • Rèn luyện sức khỏe thường xuyên với các bài tập đơn giản như: đi bộ, yoga, bơi lội...Hỗ trợ nhu động ruột, tăng cường co bóp, giảm táo bón.
  • Chỉ nên bổ sung sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng quá nhiều, cơ thể sẽ không hấp thụ được hoàn toàn và trở thành gánh nặng cho ruột.
  • Chia thuốc (kể cả sắt và canxi) thành nhiều phần và uống nhiều nước để cơ thể dễ hấp thụ.
  • Tắm rửa hàng ngày để vệ sinh cơ thể, hậu môn sạch sẽ. Đặc biệt là sau mỗi lần đi đại tiện để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Xem thêm: Vận động khi mang thai: Bài tập thể dục tốt cho bà bầu

Bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa

  • Massage bụng: khó thở khi mang thai, táo bón,... là những triệu chứng khi mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ có thể dùng tay massage nhẹ nhàng vùng bụng cho bà bầu. Điều này không chỉ giúp điều hòa hệ tiêu hóa mà còn giúp bà bầu thư giãn. Vùng bụng cần được massage đúng cách, nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương hoặc kích thích tử cung co bóp. Bởi tử cung co bóp sẽ gây nguy hiểm cho an toàn thai kỳ
  • Uống trà thảo mộc: trà thảo mộc bồ công anh giúp kích thích gan tiết mật, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, cung cấp nước giúp đào thải dễ dàng hơn.
  • Các axit béo trong dầu dừa giúp kích thích ruột, làm mềm phân, cải thiện quá trình trao đổi chất và là chất bôi trơn hỗ trợ quá trình bài tiết.

Xem thêm: Hướng Dẫn Massage Toàn Thân Cho Bà Bầu Tại Nhà Đúng Chuẩn

Massage vùng bụng nhẹ nhàng giúp điều hòa hệ tiêu hóa mà bà bầu còn được thư giãn

Massage vùng bụng nhẹ nhàng giúp điều hòa hệ tiêu hóa mà bà bầu còn được thư giãn (Nguồn: Sưu tầm) 

Táo bón khi mang thai 3 tháng cuối

Bị táo bón trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu dường như sẽ mệt mỏi hơn gấp đôi. Vì ngoài chiếc bụng bầu nặng nề, mẹ lại còn gặp các triệu chứng khó chịu từ việc bị táo bón. Một số lời khuyên cũng như cách trị táo bón cho bà bầu 3 tháng cuối mẹ có thể tham khảo:

  • Không rặn mạnh khi đi ngoài bởi có thể sẽ gây vỡ ối sớm hoặc sinh non
  • Không để tinh thần, cơ thể bị stress. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tinh thần mẹ bầu. Làm cho triệu chứng táo bón nặng hơn.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng đúng và đủ liều lượng. Mẹ bầu không nên bỏ bữa bởi sẽ gây suy dinh dưỡng cho thai nhi. 
  • Chia bữa ăn trong ngày thành 5 - 6 bữa nhỏ. Điều này giúp hệ tiêu hóa hấp thu nhanh, không phải co thắt quá mức như ăn 3 bữa lớn.
  • Tập thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng giúp đào thải độc tố ra khỏi người và hạn chế được chứng táo bón. 

Xem thêm: Thai nhi nhẹ cân nên ăn gì?

Những điều cần tránh mẹ bầu bị táo bón cần lưu ý

  • Tránh ăn các loại ngũ cốc được bóp vụn, hấp hoặc nướng.
  • Hạn chế ăn những thứ được sơ chế quá kỹ so với tình trạng ban đầu của chúng. Bởi vì, càng tác động, chế biến nhiều trong quá trình chuẩn bị thì đồ ăn càng làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu.
  • Tránh dùng dầu khoáng (mineral oil).
  • Tránh ăn hoặc uống những đồ nhuận tràng nhạy như dầu thực vật và các viên thuốc nhuận tràng vì có thể gây nguy hiểm khi mang thai và dẫn đến sinh non.

Xem thêm: Dinh dưỡng trong thai kỳ: Điều cần biết và tránh

Các phương pháp giúp giảm táo bón cho mẹ bầu

  • Chọn thời gian để ngồi trong nhà vệ sinh mà không bị làm phiền mỗi ngày. Có thể là sau khi ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn tối và cố gắng không để bị vội vã. Hãy mang theo một cuốn sách, đọc báo, khóa cửa lại và cố gắng thư giãn.
  • Tránh bị căng thẳng và ngồi quá lâu. Để có thể ngồi xổm lâu hơn trong nhà vệ sinh, mẹ có thể nghiêng về phía trước với khuỷu tay trên đầu gối, đầu gối sẽ có nhiệm vụ đỡ một phần trọng lượng giúp mẹ.
  • Tránh uống quá nhiều cà phê. Điều này có thể ảnh hưởng việc lợi tiểu và mất nước, ảnh hưởng tổng hợp gây ra táo bón. Nước lọc, nước trái cây và nước khoáng (soda) là lựa chọn thay thế hợp lý.
  • Một số loại thuốc có tác dụng gây táo bón. Hãy hỏi dược sĩ để tìm được các loại thuốc thay thế và tránh tác dụng phụ này.
  • Tránh bỏ qua các tín hiệu cơ thể của mẹ giục cần phải đi vệ sinh. Công việc bận rộn, sự thiếu riêng tư và tự ý thức, cảm giác căng thẳng... có thể dẫn đến nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài hơn cần thiết.
Bà bầu không nên uống quá nhiều cà phê bởi sẽ gây ra lợi tiểu và mất nước dẫn đến táo bón

Bà bầu không nên uống quá nhiều cà phê bởi sẽ gây ra lợi tiểu và mất nước dẫn đến táo bón (Nguồn: Sưu tầm)

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng lưu ý rằng:

bac si

Mẹ chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi mẹ đã cố gắng thay đổi chế độ ăn, lối sống nhưng vẫn không có hiệu quả. Hơn hết, mẹ cần tìm hiểu kỹ 3 nhóm thuốc nhuận tràng:

  • Nhóm thuốc ưu tiên sử dụng:

Nhuận tràng cơ học: có khả năng hấp thụ nước và làm tăng thể tích phân.

Nhuận tràng thẩm thấu: làm tăng lượng nước trong phân, làm mềm phân và kích thích nhu động ruột. Sau 48 giờ dùng thuốc sẽ bắt đầu thấy hiệu quả của thuốc.

  • Nhóm thuốc hạn chế sử dụng:

Là nhóm nhuận tràng làm trơn (dầu paraffin): có độ nhớt cao, tác động chủ yếu ở ruột già, làm cho phân trong ruột trơn hơn.

Hạn chế sử dụng cho phụ nữ có thai do dầu parafin ảnh hưởng tới sự hấp thu các thuốc tan trong dầu và các vitamin tan trong dầu.

Không nên uống dầu parafin trước khi đi ngủ hoặc ở tư thế nằm (có thể trào ngược)

  • Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích: làm tăng nhu động ở ruột non (dầu thầu dầu) hoặc ruột già: do làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non, nên loại thuốc này được chống chỉ định trong thai kỳ.

bac si

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Một số lưu ý khác cho mẹ về chứng táo bón

Táo bón cũng không phải là chứng hiếm gặp sau khi sinh con. Trong những tuần đầu sau sinh, việc đau xung quanh đáy chậu và hậu môn là phổ biến. Cảm giác đau xuất hiện phổ biến hơn ở các bà mẹ đã bị khâu do rạch âm hộ hoặc yêu cầu khâu. Khi cho con bú, điều quan trọng là các bà mẹ sẽ phải uống nhiều nước hơn nữa, vì táo bón cũng thường xảy ra trong thời kỳ này.

Tham khảo: Sau sinh nên ăn gì 

Hy vọng qua thông tin mà Huggies chia sẻ ở trên, mẹ đã bỏ túi được các thông tin về táo bón khi mang thai, cách trị táo bón cho bà bầu,... Táo bón khi mang thai có thể dẫn đến phát triển thành bệnh trĩ (lòi dom). Chúng có thể gây ra đau đớn và khó chịu thực sự sau khi sinh con. Cần phải thấy rõ những lợi ích trong việc duy trì thói quen đi vệ sinh thường xuyên và thoải mái. Nhiều phụ nữ còn mang cám, các loại hạt đậu, hạt giống và thuốc làm mềm phân tới bệnh viện phụ sản. Cần nhớ để nhờ bác sĩ hoặc nữ hộ sinh kiểm tra lại xem chúng có bị chống chỉ định khi bạn cho con bú hay không.

Mẹ đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/pregnancy-constipation/faq-20058550

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/constipation-during-pregnancy/

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21895-pregnancy-constipation

 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;