Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai chính xác không? Dấu hiệu nhận biết có thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Những điều mẹ bầu cần lưu ý 3 tháng cuối thai kỳ

Cẩm nang cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Chẳng còn lo những biểu hiện ốm nghén như mang thai 3 tháng đầu, tuy nhiên, 3 tháng cuối cũng có nhiều băn khoăn cần được giải đáp. Thai nhi phát triển như thế nào trong 3 tháng cuối, hay mẹ ăn gì để tốt cho con, tất cả đều có trong cẩm nang cho mẹ bầu sau đây. Tham khảo ngay mẹ nhé!

Tham khảo:

Những mốc khám thai quan trọng nhất mẹ không được quên

Thai giáo là gì? Hướng dẫn thai giáo từ chuyên gia

Cẩm nang cho bà bầu 3 tháng cuối: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối diễn ra một cách rất mạnh mẽ. Đây là giai đoạn thai nhi có sự bứt phá về cân nặng và chiều cao. Từ một bào thai nhỏ nhắn, chỉ khoảng 1kg ở cuối tam cá nguyệt thứ 2, em bé trong bụng mẹ ở tam cá nguyệt thứ 3 có thể tăng thêm từ 0,25 - 0,5kg mỗi tuần. Đến cuối thai kỳ, trọng lượng trung bình của thai nhi có thể lên đến 3-3,5kg, thậm chí nhiều trường hợp bé có thể nặng đến 4-5kg khi chào đời.

Không chỉ cân nặng, 3 tháng cuối thai kỳ cũng là giai đoạn em bé trong bụng mẹ phát triển hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh và phổi. Hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này cũng bắt đầu tích tụ các chất màu xanh, kết quả của các chất bài tiết từ gan, ruột và tế bào chết, và sẽ được bài tiết ra ngoài khi bé chào đời. Chất này thường được gọi là phân su. Mẹ đừng quá bất ngờ khi thấy “sản phẩm” của con có màu lạ nhé!

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Hiểu về sự phát triển của con, mẹ bầu sẽ có cách chăm sóc đúng nhất

Hiểu về sự phát triển của con, mẹ bầu sẽ có cách chăm sóc đúng nhất

Cẩm nang cho bà bầu 3 tháng cuối: Những xét nghiệm quan trọng

Ngoài sự phát triển của thai nhi, mẹ có thểm tham khảo thêm về cách tính tuổi thai cùng với Huggies. Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối cũng không thể thiếu tầm quan trọng của các buổi khám thai.

Các buổi khám thai trong 3 tháng cuối nhằm đảm bảo sự phát triển của thai nhi và sức khỏe bà bầu không có gì khác thường. Ngoài những thủ tục thăm khám thông thường như đo huyết áp, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, mẹ bầu cũng được siêu âm để kiểm tra xem có bất thường về nhau thai, vị trí của thai nhi, hay nước ối (nước ối nhiều gây nên hiện tượng đa ối),... Cho những mẹ thắc mắc Đa ối là gì thì đây là tình trạng nước ối hình thành quá nhiều trong thay kỳ gây nguy hiểm cho thai nhi.

Nếu có điều gì “không đúng”, bác sĩ có thể tư vấn bầu chọn cách ứng phó an toàn và phù hợp. Chẳng hạn nếu ngôi thai nghịch, bác sĩ có thể đề nghị mẹ nên sinh mổ, hoặc tiến hành đưa thai nhi ra ngoài sớm hơn trong trường hợp nhau thai quấn cổ làm bé cưng không thở được…

Tham khảo: Phù chân khi mang thai 3 tháng cuối - Khi nào đáng lo

Đo huyết áp

Đo huyết áp là một trong những “thủ tục” không thể thiếu trong các buổi khám thai 3 tháng cuối

Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối

Để đáp ứng cho sự phát triển “thần tốc” của bé cưng trong bụng, ngoài những nhóm chất cơ bản như chất xơ, tinh bột, mẹ bầu nên đặc biệt tăng sức đề kháng cho bé bằng các nhóm thực phẩm giàu đạm, can-xi, sắt và chất béo. Chất béo rất quan trọng, bởi đây là giai đoạn thai nhi phát triển não bộ mạnh mẽ và cần rất nhiều chất béo để hoàn tất quá trình phát triển này.

Không chỉ cần cho sự phát triển của thai nhi, dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cũng là tiền đề giúp mẹ bầu vượt cạn dễ dàng hơn. Mẹ bầu nên tăng cường vitamin C giúp hỗ trợ quá trình làm lành vết thương. Đồng thời, vitamin C cũng có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu sắt của cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt – vấn đề các mẹ bầu 3 tháng cuối thường gặp.

Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, thai vẫn khoẻ mạnh

Cẩm nang cho mẹ bầu 3 tháng cuối: Chọn bệnh viện thế nào cho đúng?

Chọn bệnh viện như thế nào là một trong những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sinh con: Mẹ sinh mổ hay sinh thường; lưu trú bao nhiêu ngày tại viện; nằm phòng thường hay phòng dịch vụ… Không chỉ tìm hiểu về các dịch vụ thai sản, mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ bảo hiểm y tế. Không phải tất cả các bệnh viện đều chấp nhận thanh toán dựa trên bảo hiểm.

Với những mẹ không có bất thường về sức khỏe, bạn có thể chọn bệnh viện gần nhà, phòng ngừa trường hợp các dấu hiệu chuyển dạ “bất chợt” ghé thăm vào một ngày đẹp trời nào đó.

Tham khảo: 10 lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối kỳ

Chuẩn bị đồ dùng cho bé

Vì lần đầu có bé cưng, mẹ rất dễ lóng ngóng, lo lắng sợ không chuẩn bị đủ đồ dùng cho cục vàng khi đi sinh. Theo Huggies, 3 món đồ “bất ly thân” với cục cưng mẹ không được thiếu sót đó là:

Quần áo cho bé cưng: Mẹ nhớ chọn loại quần áo dài tay mỏng, chất liệu cotton, thấm hút tốt dễ giặt. Khi mua về nên giặt sạch, lộn trái kiểm tra một lượt, cắt bỏ những đường chỉ thừa, tránh để quấn vào tay chân con. 

Bình sữa: Ngay cả những mẹ cho con bú cũng nên chuẩn bị sẵn bình sữa. Mẹ có thể vắt sữa ra và trữ sẵn để cho con bú. Trong những ngày đầu tiên sau sinh, khi sữa chưa về kịp, bình sữa cũng sẽ kịp thời “cứu” mẹ ngay.

Tã sơ sinh với thiết kế Bọc Kén Con Tằm

Tã dán lọt lòng Huggies với thiết kế Bọc Kén Con Tằm 360 độ cho bé sơ sinh: Trung bình một bé mới chào đời có thể sử dụng đến 10-12 tã/ ngày trong giai đoạn đầu. Mẹ nên chọn tã mềm mại trong từng chi tiết như tã dán lọt lòng Huggies với thiết kế Bọc Kén Con Tằm 360 độ mới với lớp đệm siêu êm mềm tại vùng bụng, lưng, 2 đùi, giúp nâng niu bảo bọc làn da non nớt của con ngay từ khi con vừa chào đời.

Đây là loại tã dán dành riêng cho trẻ lọt lòng với lớp đêm Êm Mềm số 1 giúp bảo vệ làn da cho bé sơ sinh từ ngày đầu đỏ hỏn. Ngoài ra, với thiết kế Bọc Kén Con Tằm 360 độ còn có hộc khóa tràn 3 chiều độc quyền giúp ngăn chất lỏng từ mọi hướng ngăn tràn hiệu quả, có khả năng thấm hút tốt giúp trẻ luôn có cảm giác khô thoáng sạch sẽ, trẻ ngủ ngon hơn, không quấy khóc từ đó giúp trẻ tăng trưởng tốt hơn.

Đặc biệt với lớp dải màu báo hiệu khi nào tã đầy sẽ giúp mẹ thay tã cho con kịp thời, nhờ vậy mà bé cưng lúc nào cũng thật sạch sẽ, ăn ngon, bú khỏe và phát triển toàn diện. Trong khi đó, việc chăm sóc con của mẹ cũng an nhàn hơn. Mẹ có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân, giúp cơ thể nhanh chóng được bình phục trở lại. Quan trọng là mẹ bầu sẽ thoát khỏi được nổi ám ảnh trầm cảm sau sinh đó mẹ

Cung cấp những thông tin cơ bản, thường gặp trong 3 tháng cuối, cẩm nang cho bà bầu 3 tháng cuối trên đây hy vọng đã có thể giúp mẹ hiểu thêm về thai kỳ cũng như những việc cần chuẩn bị cho hành trình đón bé tuyệt vời phía trước.

Tham khảo: Lịch tiêm chủng uốn ván đầy đủ cho bà bầu

Ngoài ra, nếu mẹ bầu muốn tìm hiểu thêm về vấn đề sinh con, đừng bỏ lỡ bài viết Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh tại website Huggies.com.vn. Hoặc mẹ có thể đọc thêm các bài viết cùng chủ đề tại mục Mang thai hoặc đặt câu hỏi qua Góc chuyên gia để được trả lời sớm nhất nhé.

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;