Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Cảm cúm khi mang thai, cách nhận biết và phòng ngừa

Cảm cúm khi mang thai, cách nhận biết và phòng ngừa

Cảm cúm là gì?

Cảm cúm là nhóm bệnh lý do nhiễm virus, thường trong y khoa chia ra cảm lạnh và cúm. Virus xâm nhập vào cơ thể người lành thông qua miệng hoặc mũi.

Cảm lạnh là bệnh lý nhiễm siêu vi khuẩn ở đường hô hấp trên, hơn 100 loại virut khác nhau có thể gây ra chứng cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, rhinovirus thường là virus hay gặp nhất.

Cúm cũng là bệnh truyền nhiễm. Không giống như cảm lạnh, Cúm là do nhóm virus cúm (influenza virus) gây ra, có nhiều nhóm cúm như cúm A, B và C, trong đó cúm A và B là những loại phổ biến nhất. Các chủng virus cúm hoạt động khác nhau theo từng năm, thường đột biến để tạo ra chủng mới, là lý do vì sao vaccine cúm mới được phát triển mỗi năm.

Cảm cúm, là thuật ngữ chung chung, cần phân biệt cảm lạnh thông thường hay bị cúm vì phòng ngừa hay chữa trị của mỗi loại bệnh khác nhau, đặc biệt với những trường hợp cảm cúm khi mang thai, vì khi mang thai ngoài tác động của virus lên mẹ còn liên quan đến bào thai trong bụng.

Làm thế nào để phát hiện sự khác biệt bệnh lý do virus gây cảm lạnh và bị cúm khi mang thai?
Cả hai đều là những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Cách đơn giản nhất để thấy được sự khác biệt là nhìn vào các triệu chứng.

Tham khảo: Thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào?

bà bầu bị cảm

Nếu bà bầu bị cảm lạnh, có thể có các triệu chứng như sau:

  • chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;
  • viêm họng;
  • hắt hơi;
  • ho;
  • nhức đầu hoặc đau cơ thể;
  • mệt mỏi nhẹ.

Cảm lạnh thường kéo dài trong vài ngày và thường nhẹ hơn cúm. Sức khỏe thường cải thiện tốt hơn sau 7 đến 10 ngày, mặc dù các triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần.

Tham khảo: Trị ho cho bà bầu

Các triệu chứng cúm ở bà bầu bao gồm:

  • ho khan;
  • bà bầu bị sốt , sốt từ vừa phải đến cao, mặc dù không phải ai bị cúm sẽ bị sốt;
  • viêm họng;
  • ớn lạnh;
  • đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể;
  • đau đầu;
  • nghẹt mũi và chảy nước mũi;
  • mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần.

Các triệu chứng cúm xảy ra nhanh chóng và có thể nghiêm trọng.Triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn, thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
Mẹ bầu có thể mắc cúm quanh năm, nhưng đặc biệt là vào mùa đông.  Nếu mẹ đang mang thai và nghĩ rằng mình bị cúm, nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt, trong vòng 48 giờ đầu tiên khi có các triệu chứng.

Nếu mẹ có nguy cơ bị biến chứng do cúm, khi cần thiết các bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus, một số thuốc kê toa trị triệu chứng có thể giúp cải thiện triệu chứng và biến chứng, nhưng cần phải được thực hiện ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện.

Tham khảo: Chăm sóc bà bầu

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Biến chứng cúm khi mang thai

  • Có nhiều bằng chứng rõ ràng rằng bị cúm khi mang thai có nguy cơ tiến triển biến chứng cao. Một trong những biến chứng phổ biến nhất của cúm là viêm phế quản, hay nghiêm trọng hơn là triển thành viêm phổi. Các biến chứng khác không phổ biến, như: viêm tai giữa; Nhiễm trùng máu gây ra sự giảm huyết áp nghiêm trọng (sốc nhiễm khuẩn); viêm màng não;  viêm não;  viêm nội tâm mạc.
  • Nếu mẹ bị cúm khi mang thai, điều này có nguy cơ mẹ sinh sớm hoặc bé khi sinh ra có trọng lượng thấp và thậm chí có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc tử vong trong tuần đầu tiên của cuộc đời. Mẹ nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng của mẹ không cải thiện hoặc nếu chúng trở nên trầm trọng như:  khó thở, đau họng nhiều, ho khạc đàm xanh, sốt cao dai dẳng và tức ngực.

Tham khảo: Chu sinh là gì

Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai

  • Không có thuốc chủng ngừa cho chứng cảm lạnh thông thường. Còn cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm phòng cúm. Tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ bảo vệ cả mẹ và bé yêu. Việc chủng ngừa bệnh cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ vài tuần đầu tiên đến ngày dự sinh. Vaccine này không gây nguy cơ cho mẹ lẫn bé yêu (Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ-CDC). Ngoài tiêm phòng cúm, mẹ cũng nên tiêm phòng uốn ván cho bà bầu để tránh lây nhiễm và mắc bệnh khi chuyển dạ.
  • Hầu hết các bác sĩ khuyên mẹ  nên chủng ngừa cúm vào tháng 10 hoặc ngay khi bắt đầu mùa cúm. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể chủng ngừa vào cuối mùa thu hoặc mùa đông.
  • Các virus gây cảm lạnh hay cúm có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Nhưng nó cũng lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh, sau đó mẹ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình.
  • Vì chứng cảm lạnh và cúm lan truyền dễ dàng, cách trị cảm cúm cho bà bầu cũng như ngăn ngừa tốt nhất là tránh xa bất cứ ai có triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.
  • Để tránh bị nhiễm virus gây cảm lạnh hay cúm, mẹ nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn. Tránh chạm mũi, mắt và miệng.
  • Điều quan trọng là phải áp dụng các thói quen lành mạnh để ngăn ngừa virus gây cúm và cảm lạnh.
  • Mẹ cũng nên đảm bảo rằng mình ngủ đầy đủ, ăn nhiều trái cây và rau củ, tập thể dục cho bà bầu, mẹ nhé.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

Cùng HUGGIES® Việt Nam tính ngày dự sinh nhé

Cùng HUGGIES® Việt Nam tính ngày dự sinh nhé

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;