Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Cách trị ho cho bà bầu

Cách trị ho cho bà bầu

Ho là một phản xạ để làm sạch đường thở khỏi các chất gây kích thích và tăng tiết chất nhầy. Ho biểu hiện dưới dạng từng cơn hay ho khúc khắc, ho khan hoặc ho có đàm. Ho có thể xuất hiện ban ngày hoặc ban đêm, ho có thể kèm theo khò khè hay khó thở.

Ho khi mang thai là do hệ thống miễn dịch của mẹ có thể sẽ thay đổi. Do những thay đổi này, mẹ có thể bị cảm lạnh hoặc ho vào một thời điểm nào đó trong thời kỳ mang thai, tình trạng ho của mẹ có thể kéo dài hơn. Do sự thay đổi nội tiết cũng là yếu tố góp phần làm xuất hiện triệu chứng ho khi mang thai.

Chứng ho do bệnh cảm lạnh thường không nguy hiểm đến thai nhi. Tuy nhiên, một số bệnh lý khác có thể gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ. Để tránh ảnh hưởng xấu, cần phải có các biện pháp phòng ngừa để bà bầu không bị cảm lạnh hoặc cần tìm ra nguyên nhân gây ho trong khi đang mang thai và cách điều trị ho cho bà bầu dứt điểm.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà còn cho biết:

bac si

Việc ho nhiều có thể làm tăng áp lực ổ bụng, dẫn đến nguy cơ sẩy thai, sinh non... Ho  nhiều cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ về đêm, kiếm mẹ mệt mỏi.

bac si

Tham khảo: Cách trị cảm cho bà bầu

Nguyên nhân gây ho khi mang thai?

Ho khi mang thai có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân như ho do viêm mũi xoang, ho do viêm họng, viêm thanh quản, ho do các bệnh lý của phổi,… Tuỳ vào nguyên nhân gây ho mà ta có cách trị ho cho bà bầu tương ứng:

  • Hệ miễn dịch yếu: liên quan chứng cảm lạnh hay do virus cúm, có thể xảy ra bởi vì hệ thống miễn dịch của mẹ khi mang thai đang bận rộn bảo vệ thai nhi, và điều đó làm cho mẹ dễ bị mắc bệnh.
  • Nguyên nhân thời thiết:Thời tiết giao mùa, đặc biệt khi trời đột ngột trở lạnh ở đầu mùa thu, đông dễ khiến mẹ bầu mắc phải triệu chứng ho.
  • Trào ngược dạ dày: tử cung lớn dần gây áp lực lên ổ bụng, khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, dẫn đến ho ở phụ nữ mang thai.
  • Dị ứng: cơn ho khan có thể xuất hiện nếu cơ thể mẹ bầu tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như: thay đổi thời tiết, hóa chất, thức ăn, bụi phấn, lông chó mèo,…
  • Hen suyễn: thời gian mang thai có thể là yếu tố thuận lợi bộc phát cơn hen với biểu hiện ho khò khè, khó thở, ho kéo dài, các bệnh khác về dường hô hấp.
  • Co thắt phế quản: các cơ phế quản hoạt động quá mức do dị ứng với côn trùng cắn hoặc thực phẩm nào đó.
  • Ho gà: cuối cơn ho thường kèm tiếng rít. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên chủng ngừa giữa tuần thứ 27 và tuần thứ 36 của thai kỳ, điều này cũng sẽ giúp bảo vệ bé trong hai tháng đầu sau khi sinh. Vì con của bạn sẽ không được chủng ngừa bệnh ho gà đầu tiên cho đến khi trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Viêm mũi thai kỳ (Pregnancy rhinitis): có khoảng 20% đến 30% phụ nữ mang thai bị nghẹt mũi trong thời kỳ mang thai, tình trạng được gọi là bệnh viêm mũi thai kỳ (Pregnancy rhinitis). Bệnh viêm mũi này có thể được định nghĩa là các triệu chứng mũi trong quá trình mang thai kéo dài sáu tuần hoặc nhiều hơn mà không có các dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp khác và không có nguyên nhân gây dị ứng nào, biến mất hoàn toàn trong vòng hai tuần sau khi sinh. Bệnh nhân phàn nàn về sự nghẹt mũi mũi liên tục, kèm theo xuất tiết nước mũi. Tắc nghẽn mũi có thể dẫn đến thở bằng miệng vào ban đêm và giảm chất lượng giấc ngủ. Sinh lý bệnh học của viêm mũi thai kỳ chưa được biết. Có thể là do sự thay đổi estrogen và / hoặc progesterone, mặc dù có rất ít bằng chứng cụ thể để hỗ trợ khẳng định này.
  • Bệnh lý thanh quản thai kỳ (Laryngopathia gravidarum): là quá trình viêm không nhiễm trùng cấp hay mãn tính, viêm nhẹ các mô ở thanh quản ở những bệnh nhân mang thai nhiều lần.
  • Ô nhiễm không khí: Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói, bụi, khí gas cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị ho.

Tham khảo: Chăm sóc bà bầu

ngăn ngừa ho hay cảm lạnh cho bà bầu

Mẹ có biết:

Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Phòng tránh ho khi mang thai như thế nào?

Với mẹ bầu, việc tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi việc sử dụng thuốc trị bệnh ở giai đoạn này cần rất hạn chế để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Sức khỏe của mẹ bầu kém đi cũng là điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn, virus dễ gây bệnh hơn.

Vì vậy, mẹ bầu nên chủ động tăng sức đề kháng, tránh bị cảm, giảm ho với những  gợi ý sau của Whattoexpect sau đây:

  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Hạn chế vận động quá mạnh cũng như những công việc gây stress. Nghỉ ngơi đầy đủ và đảm bảo ngủ đủ giấc giúp tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch, phòng ngừa lây nhiễm cho cả mẹ và bé.
  • Luôn giữ tâm trạng tích cực: Vận động nhẹ nhàng vừa phải
  • Chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng: Trong thời gian mang thai, bà bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin C, men vi sinh (probiotic), uống nước đầy đủ, ăn các loại hoa quả như nho, cam, bưởi, táo,…
  • Bổ sung kẽm 10 – 15 miligam mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch với nguồn từ thịt bò, trứng, sữa chua, bột yến mạch,...
  • Uống đủ nước: Uống các loại nước ấm, trà gừng, nước cốt gà, nước trái cây để cơ thể không bị mất nước.
  • Ngủ đủ giấc: Kê cao đầu bằng một vài chiếc gối. Bạn có thể sử dụng miếng dán thông mũi nếu tình trạng ho kéo dài kèm nghẹt mũi.
  • Tăng độ ẩm không khí: Sử dụng máy phun sương để tăng độ ẩm không khí cho phòng ngủ.
  • Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi, xịt hoặc rửa.
  • Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm (1/4 thìa cà phê muối + 240 ml nước ấm) có thể làm dịu ngứa họng hoặc đau họng, rửa sạch nước mũi sau và giúp kiểm soát cơn ho.
  • Ngậm mật ong: Mật ong pha với chanh có thể giúp ngăn chặn loại ho khan thường đi kèm cảm lạnh.

Ngoài ra, mẹ bầu nên:

  • Tắm bằng nước ấm, hạn chế tắm lâu và tắm muộn. Mùa đông nên giữ ấm đầy đủ bằng tất và khăn quàng cổ.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Hạn chế tiếp xúc nơi đông người, khu vực có dịch…
  • Rửa tay sau khi tiếp xúc vật dụng công cộng, nơi đông người.
  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ: Trước và trong khi mang thai phụ nữ nên tiêm đầy đủ các loại vắc xin phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Khám, theo dõi sức khỏe định kỳ đảm bảo cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh và an toàn.

Cách trị ho cho bà bầu:

Các bác sĩ sẽ dựa vào đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và quản lý nhiễm trùng hô hấp, nói chung tương tự ở bệnh nhân có thai và không có thai. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có cách trị ho cho bà bầu tương ứng. Tuy nhiên, một số yếu tố bổ sung cần được xem xét trong thời gian mang thai, bao gồm sự thay đổi tính nhạy cảm với nhiễm trùng, thay đổi sinh lý mẹ, ảnh hưởng của nhiễm trùng và việc điều trị gây ảnh hưởng ra sao đối với bào thai.

Nếu mẹ bầu bị cảm lạnh hoặc ho khan thông thường, hãy thử các cách trị ho cho bà bầu như sau:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: như thư giãn, ngủ trưa, ngủ đủ giấc trong đêm và đừng thức khuya. Đây là những cách tuyệt vời để cơ thể mẹ sớm hồi phục.
  • Uống nhiều chất lỏng: Uống nước, nước trái cây để bổ sung chất lỏng cần thiết cho cơ thể.
    Dinh dưỡng tốt: ngay cả khi mẹ không thể ăn nhiều trong bữa ăn hãy nên thường xuyên ăn những bữa nhỏ.
  • Nếu dị ứng là nguyên nhân gây ho của mẹ, chỉ cần tránh xa các chất gây dị ứng tiềm ẩn. Bụi, mùi mạnh (nước hoa), sản phẩm làm sạch, lông thú… đều có thể gây ho khan, mẹ nên tránh nhé.
  • Hệ thống miễn dịch cần tăng cường khi mẹ mang thai. Vì vậy, mẹ nên dùng những thực phẩm tăng cường miễn dịch, như bổ sung thức ăn chứa nhiều vitamin C như uống nước cam, chanh..., hoặc ăn thêm sữa chua và chế độ ăn giàu đạm để có thể tăng cường hệ thống miễn dịch mẹ nhé.
  • Để thoải mái, điều quan trọng là mẹ phải điều trị các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh hoặc ho hay sổ mũi. Các biện pháp tự nhiên có thể làm dịu đi các triệu chứng khó chịu như:

- Giảm nghẹt mũi: Đặt một máy làm ẩm trong phòng, giữ đầu cao hơn bằng cách kê gối cao trong khi nghỉ ngơi, hoặc sử dụng băng dán thông mũi.
- Giảm triệu chứng đau họng: Uống trà ấm, hoặc súc miệng với nước muối pha với nồng độ 0.9% ấm.

  • Dùng các loại thảo dược trị ho an toàn:.

- Tắc (quất) chưng mật ong (hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm điện). Khi ăn, mẹ không nên ăn quá nhanh mà cần ngậm để nước tắc ngấm vào cổ họng

- Pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát chanh, hay trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ và ngậm.

  • Nên giảm số lượng thuốc mua không cần toa là tốt nhất. Nhiều loại thuốc đôi khi không an toàn khi mang thai. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ thuốc nào mẹ nhé.

Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi:

Ho ở mẹ bầu là tình trạng khá thường gặp. Ho do cảm, nhiễm trùng đường hô hấp thường hết sau khi điều trị khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài, ho do hen suyễn, dị ứng kéo dài dai dẳng có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

  • Vấn đề này tùy thuộc vào sức đề kháng của mẹ, nguyên nhân gây bệnh và trình trạng cơ thể mẹ, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nếu như mẹ bị chứng cảm lạnh thông thường, bị ho khan, mức độ triệu chứng không rầm rộ thì sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Sự thật là mặc dù em bé trong bụng sẽ cảm thấy bụng mẹ di chuyển lên xuống trong khi ho, tuy nhiên động tác ho không làm tổn thương bé về thể chất. Nước ối là môi trường bao bọc xung quanh bé, giúp bé chống sốc và bảo vệ em bé khỏi rung động, tiếng ồn và áp lực do ho. Nếu mẹ cảm thấy căng cơ bụng quá nhiều, mẹ có thể sử dụng tay để giữ bụng và hỗ trợ vùng bụng dưới của mình.
  • Mặc dù động tác ho trong khi mang thai có thể không gây hại cho em bé của bạn, nhưng nếu ho do các nguyên nhân hen suyễn, hoặc nhiễm trùng phổi…Những bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ, từ đó gián tiếp sẽ ảnh hưởng đến bé trong bào thai. Trong trường hợp này, mẹ cần khám và hỏi lời khuyên từ bác sĩ để loại trừ những tình huống xấu cho bé.

Ảnh hưởng của bệnh ho đối với mẹ:

  • Ho trong khi mang thai có thể gây ra sự khó chịu, nếu mẹ ho quá nhiều trong thời kỳ mang thai gây mất ngủ và gây ra són tiểu.
  • Stress: Phụ nữ mang thai thường trải qua một số căng thẳng trong thời kỳ mang thai bình thường. Nhưng quá nhiều căng thẳng không chỉ gây hại cho bạn mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nhiều phụ nữ mang thai có khuynh hướng căng thẳng hơn ngay với những thứ nhỏ nhất, kể cả ho.

Ảnh hưởng của bệnh ho đối với thai nhi:

  • Nhiễm trùng: Khi mẹ ho do bệnh nhiễm trùng bởi một số tác nhân như virus cúm, vi trùng khác có độc lực cao, nếu không trị có thể gây ra vấn đề không chỉ cho mẹ mà còn cho thai nhi. Chẳng hạn virus cúm, virus rubella,.. có thể gây sinh non, sẩy thai, dị tật thai nhi…
  • Dinh dưỡng xấu đi: Khi mẹ mang thai, mẹ cần phải ăn một bữa ăn lành mạnh và cân bằng. Nhưng khi mẹ bị ho, mẹ có thể gặp khó khăn khi ăn và gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng cho thai nhi.

Khi nào mẹ nên đi khám?

Theo American Pregnancy, nếu các triệu chứng của bệnh ho đang khiến mẹ gặp khó khăn trong việc ăn uống hoặc ngủ, hoặc nếu ho có đờm, ho kéo dài hơn hai ngày mà không cải thiện, nếu mẹ sốt hơn 38,5°C mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ.
Cuối cùng, nếu mẹ bắt đầu ho ra đàm bị đổi màu (đàm vàng hoặc xanh) hoặc nếu ho của mẹ đi kèm với đau ngực và / hoặc thở khò khè, mẹ cần đến gặp bác sỹ ngay, trong tình trạng này có thể cần phải kê đơn thuốc kháng sinh để diệt vi trùng và đánh giá các tình huống xấu có thể xảy ra.

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;