Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu

Cách điều trị bệnh trĩ cho bà bầu

Bệnh trĩ khi mang thai là trình trạng giãn các tĩnh mạch trực tràng và là một trong những phiền toái tương đối phổ biến trong thời kỳ mang thai, xảy ra ở khoảng 20-50% phụ nữ mang thai. Hầu hết các triệu chứng hay bộc lộ ở tam cá nguyệt thứ ba.

Tham khảo: Mang thai 3 tháng cuối

Tại sao bệnh trĩ xảy ra trong thai kỳ?  

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ khó xác định nhưng các bác sĩ lưu ý một số yếu tố như do di truyền, tuổi, chế độ ăn, nghề nghiệp, tình trạng táo bón, mang thai...Bài này đề cập bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai. Vì sao trong thai kỳ bệnh trĩ dường như nặng hơn, là do:

  • Trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi khi phát triển trong tử cung gây áp lực lên tất cả nội tạng và mô của người mẹ. Tử cung to đè vào tĩnh mạch chủ dưới gây cản trở sự tuần hoàn tĩnh mạch, đặc biệt là các tĩnh mạch vùng trực tràng, vì vậy lượng máu lưu thông trong các tĩnh mạch này kém, làm giãn tĩnh mạch.
  • Hormone progesteron tăng lên khi mang thai cũng gây ra giãn nỡ các mạch máu, gồm cả các tĩnh mạch, vì vậy chúng có xu hướng sưng và to hơn.
  • Một yếu tố khác góp phần là sự gia tăng tổng thể lượng máu tuần hoàn của người mẹ. Để bé được cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng, lưu lượng máu của người mẹ sẽ tăng lên 40% so với bình thường. Nên làm lưu lượng qua tĩnh mạch chủ dưới cũng bị tăng lên, kèm tĩnh mạch vùng trực tràng.

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Biểu hiện của bệnh trĩ?

Bệnh trĩ có thể có hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại, những người mắc cùng lúc cả hai dạng trên thì được xếp vào trĩ hỗn hợp.Trĩ được hình thành ở trên đường lược và được gọi là trĩ nội. Còn búi trĩ được hình thành ở dưới đường lược được gọi là trĩ ngoại. Đường lược là đường (vòng) có hình răng lược chia 2/3 trên và 1/3 dưới của ống hậu môn. Nói rộng hơn, nó là chổ nối giữa phần cuối ống tiêu hóa và hậu môn. Trĩ nội được chia 4 độ:

  • Trĩ nội độ 1: Thường chỉ có hiện tượng đau và ra máu khi đi cầu.
  • Trĩ nội độ 2: Thỉnh thoảng biểu hiện búi trĩ sa sau khi đi vệ sinh nhưng sau đó búi trĩ tự co lên.
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ thường xuyên sa xuống, phải dùng tay đẩy búi trĩ lên.
  • Trĩ nội độ 4: Búi trĩ liên tục sa xuống, khó đẩy lên, hoặc có đẩy lên cũng sa xuống, có nguy cơ bị hoại tử.

Khi bị bệnh trĩ, sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa gáy quanh lỗ hậu môn, do một lượng dịch tiết ra từ hậu môn.

  • Đau rát hậu môn: là biểu hiện thường có khi đi đại tiện. Có thể cảm giác đau rát sâu trong ống hậu môn.
  • Đi cầu ra máu: tùy theo mức độ của bệnh mà mức độ ra máu ít hay nhiều. Khi bệnh nhẹ, chỉ có một chút máu dính lên giấy lau sau vệ sinh. Khi bệnh nặng hơn có thể thấy máu lẫn trong phân, máu chảy thành giọt và nặng nhất là khi thấy máu bắn thành tia.
  • Sưng đỏ quanh lỗ hậu môn: Khi bị trĩ ngoại, bệnh nhân thường có với biểu hiện này. Vùng niêm mạc xung quanh hậu môn có biểu hiện sưng phồng lên giống như những bọng máu. Đôi khi kèm theo hiện tượng viêm nhiễm. Khi trĩ phát triển tới mức trầm trọng thì các biểu hiện ngày càng rõ ràng, vùng da bị ảnh hưởng do trĩ sẽ lan rộng hơn trước.
  • Sa búi trĩ: Bệnh nhân có thể cảm thấy hốt hoảng lúc ban đầu hay khó chịu thường xuyên khi búi trĩ bị sa xuống. Ban đầu, búi trĩ sa xuống còn có thể tự đẩy lên được. Sau dần bệnh nặng hơn, các búi trĩ sa thường xuyên cho dù có đẩy vào vẫn lồi ra, có thể đi kèm hiện tượng viêm nhiễm và hoại tử .
  • Một số phụ nữ thấy rằng sau khi quan hệ tình dục, tăng cảm giác đau vùng trĩ. Điều này là do sự gia tăng chung về lưu lượng và sự ứ đọng máu ở vùng âm đạo và hậu môn trong thời gian giao hợp.

Tham khảo: Quan hệ khi mang thai

Cách điều trị bệnh trĩ cho mẹ bầu

Chữa bệnh trĩ cho bà bầu  

Mẹ đừng cảm thấy xấu hổ, nếu như cảm nhận mình có khả năng bị bệnh trĩ trong thời gian mang thai, nên khám bác sĩ để được chẩn đoán xem có đúng là bệnh trĩ hay không, trĩ nội hay trĩ ngoại, trĩ có biến chứng gì chưa, từ đó bác sĩ sẽ can thiệp nếu cần. Nhưng dù sao có một số cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu mà mẹ nên làm để cải thiện tình hình:

  • Tránh táo bón khi mang thai: táo bón sẽ làm trĩ nặng hơn, trĩ nặng hơn sẽ làm mẹ sợ hãi khi đi cầu, sẽ gây bón.
  • Uống nhiều nước - ít nhất 2,5 lít mỗi ngày. Nước giúp cho phân mềm và làm mẹ dễ đi cầu. Nước trái cây, trà thảo mộc và chất lỏng nói chung, tất cả đều giúp tránh táo bón.
  • Tránh ngồi trên toilet trong một thời gian dài. Càng ngồi lâu áp lực trong bụng càng tăng và kéo dài, sẽ ảnh hưởng lên ruột và trực tràng.
  • Tránh cố sức để rặn. Nếu mẹ không đi được, nên đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh.
  • Đừng bỏ qua những cảm giác cần đi cầu. Nếu như mẹ nín sẽ dẫn đến táo bón. Vì vậy cũng nên tạo phản xạ đi cầu đúng giờ nhất định mẹ nhé!
  • Đảm bảo chế độ ăn uống của mẹ có nhiều chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt. Trái cây, rau cải, cám, yến mạch, ngũ cốc và các loại hạt đại mạch… Chúng có tác dụng làm mềm phân, kích thích nhu động ruột và gián tiếp gây ảnh hưởng tới việc đại tiện, giúp dễ đi cầu hơn.
  • Tránh khiêng, nâng những vật nặng. Điều này làm tăng áp lực trong bụng và vùng chậu.
  • Giữ vùng hậu môn.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® để được tư vấn thêm mẹ nhé!

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;