Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Mẹ bị tiêu chảy khi mang thai có sao không?

Bà bầu bị đi ngoài

Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra trong thai kỳ. Bên cạnh táo bón khi mang thai thì việc bà bầu bị tiêu chảy, đau bụng đi ngoài cũng mang đến sự khó chịu và bất tiện cho các mẹ. Nếu không được chăm sóc và bổ sung dưỡng chất đúng cách, việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Vậy mẹ bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Nên ăn gì và cách chữa trị như thế nào? Cùng Huggies tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!

>> Tham khảo thêm:

Những điều cần biết khi mang thai

Ăn gì dễ bị sảy thai nhất mà mẹ bầu nên tránh

Nguyên nhân nào gây tiêu chảy khi mang thai

Tiêu chảy không liên quan đến mang thai

Nguyên nhân mẹ bị tiêu chảy không hẳn là liên quan đến việc mang thai mà có thể do mắc phải các bệnh lý khác như: 

  • Nhiễm khuẩn noro. 
  • Nhiễm khuẩn rotavirus.
  • Nhiễm trùng do nhiễm khuẩn Salmonella hoặc E.coli.
  • Viêm dạ dày.
  • Ngộ độc thực phẩm.
  • Bị tác dụng phụ của thuốc.
  • Một số bệnh như bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng và bệnh celiac,… là lý do gây đau bụng và tiêu chảy.

>> Tham khảo: Chăm sóc trong thai kỳ

Mẹ có biết:

Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Tiêu chảy liên quan đến mang thai

Tiêu chảy khi mang thai là hiện tượng mẹ bầu đi ngoài phân lỏng 3 lần trở lên trong 1 ngày. Rất nhiều mẹ mắc phải hiện tượng này khi mang thai, vì thế các mẹ không cần quá lo lắng hay ngạc nhiên. Có một số nguyên nhân phổ biến sau đây gây nên hiện tượng mẹ bầu bị tiêu chảy:

  • Khi mới bắt đầu mang thai, cơ thể mẹ sẽ tăng cường sản xuất chất thải nhiều hơn so với bình thường, điều này có thể gây đi ngoài nhiều hơn.
  • Trong thai kỳ, mẹ sẽ tăng cường tiêu thụ nhiều sữa để bổ sung dưỡng chất vitamin, canxi. Tuy nhiên, việc cơ thể không dung nạp được lactose trong sữa cũng dẫn đến trường hợp các mẹ uống sữa bầu bị đau bụng tiêu chảy.
  • Một số lý do khác có thể là do mẹ bầu cảm thấy nhạy cảm với một số loại thực phẩm nên khi ăn vào, sẽ xuất hiện tình trạng đau bụng đi ngoài.
  •  Việc thay đổi hormone Estrogen, Progesterone và Gonadotropin cũng là lý do khiến mẹ bầu bị tiêu chảy. Vì chúng có khả năng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ốm nghén, buồn nôn khi mang thai hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, thực tế có khá ít mẹ bị tiêu chảy do hormone trong giai đoạn đầu.

>> Tham khảo thêm: Cách bổ sung canxi cho bà bầu

Ngoài ra, về các nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai, bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cho rằng:

bac si

Các nguyên nhân tiêu chảy khác cũng có thể xảy ra khi mang thai:

  • Do thuốc: ví dụ thuốc kháng sinh (diệt vi khuẩn chí đường ruột), thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magie,…
  • Hội chứng kích thích ruột, viêm ruột
  • Không dung nạp lactose trong sữa
  • Uống quá nhiều nước hay ăn thực phẩm có nhiều đường, mỡ. Tiêu chảy cũng có thể là một biểu hiện của tiểu đường thai kỳ. Trong trường hợp này, mẹ sẽ cần thay đổi chế độ ăn uống và uống thuốc điều trị tiểu đường.

bac si

>> Tham khảo thêm: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày

Mẹ bầu bị tiêu chảy tức là mẹ có hiện tượng đi ngoài phân lỏng 3 lần/ngày trở lên

Mẹ bầu bị tiêu chảy tức là mẹ có hiện tượng đi ngoài phân lỏng 3 lần/ngày trở lên (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

Thông thường, mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai có thể diễn ra trong vòng 1 - 10 ngày. Thời gian dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nguyên nhân khiến mẹ bị tiêu chảy. Các biểu hiện đau bụng do tiêu chảy mẹ có thể gặp là đau bụng quanh rốn, đôi lúc sẽ thấy rất đau và trong mỗi cơn đau sẽ kèm theo đi ngoài phân lỏng.

Khi mẹ bầu bị tiêu chảy, ngoài việc cơ thể mẹ bị ảnh hưởng trực tiếp thì thai nhi cũng sẽ phải chịu những tác động không nhỏ. Các cơn đau bụng sẽ khiến cho tử cung co bóp dữ dội. Điều này rất nguy hiểm đối với sự an toàn của bé.

Ngoài ra, khi mang thai thì sức đề kháng của mẹ cũng bị suy giảm nên vấn đề bị tiêu chảy cũng có nguy cơ trở nặng hơn người bình thường. Đi phân lỏng kèm nôn mửa, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất sức và mất nước hơn rất nhiều. Chính vì thế, mẹ bầu nên bổ sung nước kịp lúc nhằm tránh tình trạng xấu đi. Nhìn chung, vấn đề mẹ bầu bị tiêu chảy được xem là phổ biến, thường gặp trong thai kỳ, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó, mẹ nên tìm hiểu chi tiết về cách phòng ngừa và chữa trị ngay tại nhà.

>> Tham khảo thêm: 

Biến chứng thai kỳ thường gặp khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai: Mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Hầu hết các trường hợp mẹ bầu bị tiêu chảy sẽ tự hết trong một vài ngày. Khi gặp trường hợp mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài, điều đầu tiên mẹ cần quan tâm chính vì giữ nước và điện giải cho cơ thể, vì khi mẹ bầu bị tiêu chảy sẽ làm mất đi đáng kể lượng chất lỏng.

  • Hãy chắc chắn rằng mẹ uống nhiều nước, nước trái cây, và nước canh để bù lượng nước và các chất điện phân mà cơ thể mẹ đã mất. Nước sẽ giúp bổ sung nước bị mất, nước ép trái cây sẽ giúp bổ sung lượng kali và nước canh sẽ bổ sung natri giúp mẹ. Mẹ có thể dùng gói Oresol pha và uống theo nhu cầu.
  • Nếu bệnh tiêu chảy không tự hết, có thể tiêu chảy trong thời kỳ mang thai là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, mẹ có thể cần kháng sinh. Nếu do virus gây ra tiêu chảy, kháng sinh sẽ không giúp ích gì. Để xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ khám và tìm nguyên nhân để xử lý.
  • Một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy khi mang thai, do đó, nếu mẹ có dùng thì nên xem kỹ tác dụng phụ. Ngoài ra, mẹ không nên dùng bất kỳ loại thuốc chống tiêu chảy, thậm chí dạng không cần toa mà không tư vấn bác sĩ.

>> Tham khảo thêm: Giải mã tình trạng mẹ bầu khó thở khi mang thai

Mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

Vậy mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn gì hợp lý là thắc mắc của rất nhiều người. Mẹ nên thực hiện một số thay đổi về chế độ ăn uống để làm giảm bớt triệu chứng tiêu chảy khi mang thai:

  • Tránh các thực phẩm có khả năng gây ra hoặc làm nặng tình trạng tiêu chảy: Mẹ nên cắt bỏ hoàn toàn các thực phẩm cay, chiên, chất béo cao, nhiều chất ngọt. Trong một số bệnh lý như viêm đại tràng mãn, thiếu men lactoza,... mẹ nên kiêng sữa, thay vào đó vẫn nên dùng pho mát hoặc sữa chua,… để bổ sung calcium cho bào thai nhé.
  • Thử áp dụng chế độ ăn BRAT (Bananas, Rice, Applesauce and Toast: chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng): Chế độ này được các bác sĩ khuyến cáo, để làm dịu hệ thống tiêu hóa.
  • Nạp thêm các nhóm thực phẩm chất lượng dưới đây nhằm cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết: các loại rau củ như cà rốt nấu chín, tinh bột như ngũ cốc, bánh quy và khoai tây, thịt nạc, cháo gạo, soup mì hay nui kèm rau.
  • Một lựa chọn thay thế hiệu quả là theo chế độ ăn uống CRAM (Cereal, Rice, Applesauce and Milk: ngũ cốc, gạo, nước sốt táo và sữaĐ: Những thực phẩm này tương đối tốt hơn vì chúng cung cấp hàm lượng protein tốt hơn.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng khuyên các mẹ bị tiêu chảy khi mang thai nên:

bac si

Bù nước và điện giải: trước tiên bằng uống nước, nếu thiếu nước nhiều mới nên bù dịch.

Ăn súp lỏng, uống nước trà gừng hay nước cà rốt để làm giảm tiêu chảy,…..

Luôn kiểm tra thuốc: Không dùng thuốc chống co thắt vì các thuốc này sẽ khiến nhu động ruột giảm, làm ứ đọng các đồ ăn ôi thiu, phân, vi trùng và độc tố lâu hơn trong ruột.

bac si

>> Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Mẹ bầu bị tiêu chảy nên chú ý bổ sung nước và chất điện giải

Mẹ bầu bị tiêu chảy nên chú ý bổ sung nước và chất điện giải (Nguồn: Sưu tầm)

12 loại thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy trong thời kỳ mang thai

Món cà ri

Cà ri là món ăn được nhiều người yêu thích, nhưng độ cay và lượng dầu mỡ có trong cà ri sẽ làm trầm trọng tình trạng tiêu chảy hơn vì dạ dày không thể tiêu hóa được. Vì thế mẹ bầu nên hạn chế dùng món này đến khi hoàn toàn bình phục.

>> Tham khảo thêmThức ăn gì tốt cho bà bầu

Sữa tươi nguyên chất

Sữa tươi chứa nhiều hợp chất phức tạp nên dạ dày của chúng ta mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Trường hợp mẹ uống sữa tươi khi bị tiêu chảy sẽ khiến dạ dày bị quá tải.

Phô mai

Tương tự với sữa tươi, phô mai cũng chứa nhiều thành phần chất béo với hàm lượng cao khiến dạ dày khó tiêu hóa. Mẹ có thể chuyển sang sử dụng phô mai làm từ thực vật như một giải pháp tạm thời.

>> Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu

Thức uống có ga và cà phê

Tiêu chảy gây mất nước, vì vậy mẹ bầu cần bổ sung thật nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất. Những thức uống như cà phê, nước ngọt, nước có ga có tác dụng lợi tiểu, nếu mẹ tiêu thụ những loại nước trên khi đang bị tiêu chảy thì mẹ sẽ bị thiếu nước trầm trọng hơn. 

Đồ ngọt

Lượng đường lớn trong socola hay các món ngọt sẽ khiến dạ dày khó chịu vì không thể tiêu hóa, đặc biệt là khi mẹ đang gặp vấn đề tiêu chảy. 

Đồ chiên rán

Hầu hết mọi người đều thích ăn đồ chiên rán mặc dù biết rõ độ ngon miệng của nó đồng thuận với lượng chất không lành mạnh nạp vào cơ thể. Với một người khỏe mạnh, ăn quá nhiều đồ chiên rán sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Với một người đang bị tiêu chảy thì các món ăn này sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, kéo dài tình trạng bệnh hoặc tệ hơn là làm nghiêm trọng hơn.

Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh thường bao gồm những món ăn đóng hộp, đóng gói sẵn. Lượng dầu không tốt cho sức khỏe cũng không hề thua kém các món chiên rán, mẹ hãy giảm lượng thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.

Bánh mì

Bánh mì chứa nhiều tinh bột, trong khi nhân bánh mì thường là những thực phẩm đóng hộp. Sự kết hợp này sẽ gây tình trạng khó tiêu, đẩy mẹ vào tình trạng bị dày vò bởi hai vấn đề tiêu chảy và khó tiêu hóa.

>> Tham khảo: Những lưu ý khi mang thai tháng cuối thai kỳ

Đu đủ

Đu đủ chứa nhiều hợp chất giúp thư giãn cơ bắp và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Mẹ có thể nghĩ đây là điều mình cần khi bị tiêu chảy nhưng trên thực tế mẹ nên hạn chế tiêu thụ đu đủ để đảm bảo sức khỏe.

Hải sản

Trong hải sản chứa một ít chất thủy ngân - là một chất mà mẹ bầu nên tránh trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo cho sự phát triển của bé. Nếu mẹ mong muốn thì nên chọn các loại cá, tôm, cua, ốc sống trong môi trường nước ngọt.

Các loại thịt đỏ

Chất đạm chứa nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt trâu, thịt bê,... là một trong những thực phẩm mà mẹ nên tránh khi bị tiêu chảy. Đặc biệt là khi ăn tái các loại thịt này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ hiện giờ.

Thơm

Thơm hay dứa chứa một loại enzyme romelain sẽ làm tăng nguy cơ tiêu chảy và sảy thai. Vì vậy tốt nhất mẹ nên tránh ăn thơm khi đang mang thai.

>> Tham khảo thêm: Chiều Dài Xương Mũi Thai Nhi Bao Nhiêu Là Chuẩn?

Mẹ nên tránh những loại thực phẩm này khi bị tiêu chảy

Mẹ nên tránh những loại thực phẩm này khi bị tiêu chảy (Nguồn: Sưu tầm)

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có sao không?

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối không phải là hiếm gặp và có nhiều khả năng xảy ra khi mẹ đến gần ngày sinh, nó có thể xảy ra ngay trước khi xuất hiện cơn gò chuyển dạ hoặc vài tuần trước khi chuyển dạ. Nếu mẹ đang bị tiêu chảy khi mang thai 3 tháng cuối , điều đó không có nghĩa là mẹ đang chuẩn bị sinh ngay lúc đó, chỉ là cơ thể mẹ đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ bắt đầu vào một thời điểm sau đó, vì vậy mẹ không nên hoảng sợ.

>> Tham khảo thêm: 10 Dấu hiệu sắp sinh con (chuyển dạ) trước 1 tuần

Khi nào mẹ nên khám bác sĩ?

Nếu bà bầu bị tiêu chảy hơn hai ngày, nên gặp bác sĩ sớm nhé. Ngoài ra, nên theo dõi các triệu chứng dưới đây có thể xảy ra cùng với tiêu chảy khi mang thai.

  • Đau bụng nhiều.
  • Chất nhờn (đàm) hoặc máu trong phân.
  • Đau đầu nghiêm trọng.
  • Nôn mửa nặng.
  • Sốt trên 37,8 độ C (100 độ F).
  • Tiểu ít.
  • Tim đập nhanh.

>> Tham khảo: Những thay đổi khi mang thai

Tiêu chảy khi mang thai điều trị như thế nào?

Uống nhiều nước

Bởi việc đi ngoài phân lỏng sẽ khiến cơ thể bị loại bỏ nhiều chất lỏng gây mất nước. Tình trạng mất nước có thể xảy ra nhanh chóng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt nếu bạn đang mang thai. Do đó, bạn nên nhanh chóng bổ sung nước lọc, nước trái cây và nước canh để thay thế một số chất điện giải, vitamin và khoáng chất mà cơ thể bạn đã mất. Nhưng bạn hãy cố gắng lưu ý không uống đồ uống có hàm lượng đường cao.

>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân và cách giảm đau xương mu khi mang thai

Xem xét lại thuốc, thực phẩm, đồ ăn đã đưa vào cơ thể

Khi xuất hiện tình trạng tiêu chảy, mẹ bầu nên xem xét lại các thực phẩm, thuốc đã sử dụng trước đó nhằm phát hiện nguyên nhân gây bệnh, hạn chế món ăn đó để phòng tránh bệnh nặng thêm.

Thay đổi chế độ ăn khi tiêu chảy

Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, do đó, càng vào thai kỳ, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp với thể trạng:

  • Tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức uống có gas, caffein, cồn,...
  • Không nên uống sữa nếu cơ thể không dung nạp được lactose, thay vào đó hãy thử chuyển sang dùng phô mai,...
  • Hạn chế ăn những loại hải sản tôm, cua, cá biển,... hoặc những loại thực phẩm từng khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, đau bụng.

Không tự ý uống thuốc

Bà bầu bị tiêu chảy có uống được oresol không hay các loại thuốc khác? Thực tế, mẹ không nên tự ý dùng thuốc bởi điều này sẽ kèm theo những tác dụng không mong muốn, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Tiêu chảy ở các mẹ bầu sẽ gây mệt mỏi nhiều và choáng váng, nên dễ làm mẹ bầu vấp ngã. Chính vì thế, các mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn để mau chóng khỏe lại, tránh tiêu chảy kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

Theo dõi tình trạng tiêu chảy

Tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy có thể sẽ diễn biến nặng hơn theo thời gian. Nếu sau 2 - 3 ngày mà mẹ không cảm thấy bệnh không thuyên giảm thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

>> Tham khảo thêm: Bầu mấy tháng uống được nước dừa?

Thêm men vi sinh vào chế độ ăn uống

Mẹ hãy bổ sung probiotics vào chế độ ăn của mình để tăng thêm những vi khuẩn tốt vào đường ruột hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Probiotics có nhiều trong các loại sữa chua dạng đông đặc, dạng sữa hay dạng uống.

Đến khám tại các cơ sở y tế uy tín

Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kịp thời điều trị nếu tình trạng tiêu chảy không giảm sau 2 - 3 ngày hoặc khi mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường.

>> Tham khảo: Chứng táo bón trong thời kỳ mang thai

Mẹ bầu bị tiêu chảy sau 2 - 3 ngày không thuyên giảm thì nên đến ngay bác sĩ

Mẹ bầu bị tiêu chảy sau 2 - 3 ngày không thuyên giảm thì nên đến ngay bác sĩ (Nguồn: Sưu tầm)

Cách phòng bệnh tiêu chảy trong thời kỳ mang thai

Khi đi khám, bác sĩ sẽ đánh giá xem mẹ có bị mất nước hay không? Nguyên nhân do gì, từ đó mới có hướng giải quyết, ví dụ như nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, có thể bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh, nếu do virus thường điều trị triệu chứng,…

Có một số lý do hay gây tiêu chảy, đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Mẹ nên lưu ý một số biện pháp chung để phòng ngừa:

  • Ăn chín, đun sôi.
  • Rửa tay trước và sau ăn.
  • Thức ăn chế biến đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
  • Tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị hoặc béo vì chúng rất khó tiêu hóa.
  • Giảm lượng sữa nếu mẹ không dung nạp lactose và thay vào đó lựa chọn các nguồn bổ sung canxi khác.
  • Tránh đường, sô đa đường và thức uống tăng lực vì chúng có thể làm phiền hệ tiêu hóa của mẹ.
  • Không tiêu thụ cà phê, trà, nước trái cây và đồ uống làm tăng năng lượng dạng sản xuất công nghiệp.

>> Tham khảo thêm: Mang thai 3 tháng đầu có quan hệ được không?

Bà bầu đau bụng đi ngoài khi đi du lịch do đâu? Cần lưu ý gì?

Tiêu chảy của khách du lịch là một bệnh thông thường ảnh hưởng đến du khách mỗi năm. Sự khởi phát tiêu chảy của người du lịch thường xảy ra trong vòng một tuần đi du lịch nhưng có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong khi đi du lịch. Điều quan trọng là nên biết khu vực của điểm đến. Các khu vực có nguy cơ cao hơn là ở các nước đang phát triển ở Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á và Trung Đông. Nguyên nhân tiêu chảy chủ yếu của người du lịch là tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm chất phân.

Nếu sẽ đi du lịch trong thời kỳ mang thai, muốn tránh tiêu chảy, mẹ nên:

  • Tránh sử dụng nước máy chưa đun sôi ở những khu vực có nguy cơ cao: không uống, không đánh răng hoặc sử dụng các các viên đá làm từ nguồn nước ở đó.
  • Tránh xa thực phẩm đường phố.
  • Tránh những loại trái cây đã bóc vỏ sẵn hoặc không có vỏ.
  • Tránh những khu vực không đáp ứng vệ sinh đầy đủ.
  • Nếu mẹ bị tiêu chảy trong thai kỳ, hãy chắc chắn uống đủ nước để tránh mất nước.

>> Tham khảo: Thực phẩm cần tránh trong thai kỳ

Những câu hỏi mà bà bầu đau bụng đi ngoài hay thắc mắc

Tiêu chảy có phải là một dấu hiệu của thai kỳ?

Tiêu chảy là một trong những triệu chứng sớm nhất của thai nghén, kèm theo nôn mửa và buồn nôn, chán ăn hoặc thèm ăn. Nguyên nhân có thể do sự gia tăng nồng độ hormone, đặc biệt là estrogen, progesterone và HCG khi bắt đầu mang thai.

>> Tham khảo thêm: 25 dấu hiệu mang thai tuần đầu

Tiêu chảy trong thời kỳ mang thai có hại cho em bé?

Tiêu chảy trong thai kỳ sẽ không gây hại cho bé của mẹ. Nhưng nếu tình trạng này trầm trọng, gây mất nước ở người mẹ, sẽ gây cản trở lưu lượng máu đến bào thai. Tiêu chảy xảy ra do bất kỳ biến chứng như nhiễm trùng tử cung hoặc nhiễm trùng ổ bụng… trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba có thể nguy hiểm cho thai nhi.

Tiêu chảy có thể xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ?

Tiêu chảy trong tam cá nguyệt thứ hai ít gặp hơn. Nếu tiêu chảy đi kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác như sốt hoặc đau cơ thể, mẹ nên đi khám bác sĩ. Ngoài ra các nguy cơ tiêu chảy cao hơn nếu do thực phẩm, đồ uống hoặc nhiễm trùng. Trong trường hợp này, mẹ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.

Mẹ bầu ít bị tiêu chảy vào tam cá nguyệt thứ hai

Mẹ bầu ít bị tiêu chảy vào tam cá nguyệt thứ hai (Nguồn: Sưu tầm)

Thực tế, tiêu chảy là một tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả phụ nữ đang mang thai. Việc thay đổi nội tiết tố, nhiễm trùng ruột và rối loạn cơ bản về ruột đều có thể gây ra tiêu chảy khi mang thai. Mẹ bầu bị tiêu chảy không nên quá hoang mang mà hãy xác định vấn đề và bổ sung bù nước, điện giải kịp thời để cải thiện sức khỏe! 

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp thì hãy tham khảo chuyên mục Làm cha mẹ hoặc nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Góc chuyên gia Huggies nhé!

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái hay 2022

Đặt tên con trai hay mới nhất

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324941

https://www.healthline.com/health/pregnancy/diarrhea-remedies

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;