Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Nói chuyện với sếp của bạn

Nói chuyện với sếp của bạn

Nếu bạn nằm trong những trường hợp đủ tiêu chuẩn để nghỉ phép nuôi con nhỏ, hãy đảm bảo rằng bạn nói chuyện với phòng nhân sự cũng như người quản lý trực tiếp về thời điểm cũng như độ dài của kỳ nghỉ để không bị ảnh hưởng đến công việc. HUGGIES® sẽ giúp cung cấp một số điểm cần phải thảo luận với công ty của bạn trước khi chốt kế hoạch nghỉ.

Hãy trò chuyện với những người có liên quan càng sớm càng tốt

Bạn sẽ chủ động hơn, cũng như tạo được ấn tượng tốt hơn với những người có liên quan như phòng nhân sự, quản lý trực tiếp nếu bạn có kế hoạch nghỉ sinh con nhỏ và thảo luận với họ sớm. Hãy thảo luận về:

  • Bạn sẽ lấy loại phép nào (phép nuôi con nhỏ hay nghỉ sinh).
  • Thời điểm bạn dự tính nghỉ cũng như thời điểm quay trở lại làm việc.
  • Bạn dự tính hoặc mong muốn hỗ trợ gì khi quay trở lại làm việc.

Hãy nhớ thảo luận rõ ràng về những điều bạn thắc mắc hoặc kỳ vọng để bạn có những ngày nghỉ chăm sóc con hoặc nghỉ sinh không phải lo lắng gì nhiều. 

Nắm bắt những điều luật cơ bản

Bộ luật Lao động (sửa đổi được thông qua vào tháng 4 năm 2013), trong đó có quy định tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ lên 6 tháng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5/2013.

Cụ thể, Bộ Luật Lao động quy định: Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 4 tháng, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe; được người sử dụng lao động đồng ý.

Cũng theo luật Lao động thì người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa. Người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, mà vẫn hưởng đủ lương. Bạn có thể hỏi thêm thông tin về việc bạn có thể gộp 60 phút mỗi ngày thành những ngày nghỉ, hoặc đi làm muộn, ra về sớm…và sắp xếp lịch làm việc cho phù hợp với hoàn cảnh của bạn.

Nếu bạn có thêm bất cứ thắc mắc nào, hay muốn được tư vấn cụ thể cho trường hợp của bạn, hãy liên lạc trực tiếp các văn phòng luật sư, tham khảo từ phòng nhân sự hay viết thư thắc mắc đến các tờ báo có mục tư vấn pháp luật là việc bạn nên làm.

Quay trở lại với công việc

Trước khi quay lại làm việc chính thức, bạn nên sắp xếp một buổi nói chuyện với phòng nhân sự lẫn người quản lý trực tiếp về công việc, vai trò và cả những dự định, kỳ vọng giữa hai bên khi bạn trở lại với công việc để có thể chuẩn bị tốt nhất.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;