Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Cho bé ăn sáng bằng ngũ cốc

Cho bé ăn sáng bằng ngũ cốc

Ăn sáng bằng ngũ cốc là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh cho cả gia đình. Tuy nhiên có một số thông tin cho rằng ngũ cốc ăn sáng cho bé không đầy đủ dinh dưỡng và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. (Tham khảo: Thực đơn cho trẻ) Bài viết dưới đây sẽ chỉ dẫn cho các bà mẹ cách lựa chọn loại ngũ cốc ăn sáng cho bé được an toàn.

Tại sao bữa ăn sáng quan trọng?

Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên của bé sau một giấc ngủ dài 8-12 tiếng. Mặc dù cơ thể bé vẫn chưa đốt hết năng lượng trong khi ngủ, bé vẫn cần được bổ sung thức ăn để tái tạo cơ thể và phát triển. Trên thực tế, một vài bé dường như cao hơn vào buổi sáng và “lùn đi” vào buổi tối. Cũng như vậy, khả năng trao đổi chất của cơ thể cao nhất vào buổi sáng. Do đó bé cần được cho ăn vào thời điểm dễ hấp thu nhất.

Khi bé mới thức dậy, lượng đường trong máu thấp và cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhanh chóng. Thậm chí có nhiều bé thức dậy với bụng đói và quấy mẹ đòi ăn. Bữa ăn sáng tác động đầu tiên tới bộ não và cơ thể, thỏa mãn nhu cầu năng lượng cần thiết.

Bỏ qua bữa ăn sáng thường gây ra ảnh hưởng xấu đến cơ thể vào giữa buổi. Thiếu năng lượng cung cấp cho não sẽ có thể làm rối loạn hoạt động tinh thần và thể chất. Đặc biệt ở trẻ em, một bữa ăn sáng đầy đủ chất sẽ tạo hành vi tốt ở trẻ và thói quen ăn uống tốt. Trẻ em bỏ bữa sáng thường mập ra và khó có thể tập trung học.

Tham khảo: Hướng dẫn các mẹ cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Những lợi ích của ngũ cốc cho bé trên 1 tuổi

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ trong ngũ cốc giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm nguy cơ gây táo bón.
  • Thanh lọc cơ thể: Chất xơ trong ngũ cốc bên cạnh hỗ trợ tiêu hóa, còn giúp bé tăng cường chức năng bài tiết và khả năng hấp thu, có tác dụng thanh lọc và làm sạch các bộ phận trong cơ thể, hỗ trợ cơ thể thải bớt chất độc ra ngoài, giảm bớt cơn đau do táo bón gây ra.
  • Giảm nguy cơ béo phì: Ngũ cốc ăn sáng có thể giúp con mau no và giảm cảm giác thèm ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ, nhờ vậy mẹ dễ dàng kiểm soát trọng lượng cơ thể cho con, hạn chế nguy cơ gây béo phì.
  • Bảo vệ tim mạch: Hình thành thói quen ăn ngũ cốc thường xuyên từ sớm giúp giảm lượng cholesterol trong máu, cho bé một trái tim khỏe mạnh, hạn chế xơ vữa động mạch, nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim nguy hiểm.
  • Ngăn ngừa tiểu đường nhờ ngũ cốc cho bé trên 1 tuổi: Thành phần dinh dưỡng trong ngũ cốc, gồm canxi, các vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ giúp ổn định lượng đường của máu, nhờ đó ngăn ngừa được bệnh tiểu đường cho bé ngay từ khi còn nhỏ, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư hệ tiêu hóa, nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, đủ sức đề kháng chống đỡ với sự thay đổi từ thời tiết, dịch bệnh,...

Lựa chọn ngũ cốc ăn sáng tốt cho bé bằng cách nào?

Phần lớn mọi người thường chọn loại ngũ cốc có nhiều chất xơ và nguồn tinh bột tốt giúp cung cấp năng lượng. Người trưởng thành cần khoảng 30gr chất xơ mỗi ngày trong khi trẻ em chỉ cần 5-10gr. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại ngũ cốc đáp ứng được cả hai yêu cầu này.

Những lưu ý khi lựa chọn ngũ cốc ăn sáng tốt cho bé

Tuy nhiên, mẹ cần tìm kiếm thêm thông tin để quyết định loại ngũ cốc ăn sáng cho bé phù hợp. Mẹ có thể lập một bản danh sách để kiểm tra các thành phần của ngũ cốc như sau:

Đường

  • Kiểm tra xem liệu ngũ cốc có thêm đường hay không. Lượng đường thêm này có ít giá trị dinh dưỡng và có thể gây sâu răng cho trẻ. Do đó trẻ em nên tránh hoặc ăn ít loại ngũ cốc có đường.
  • Kiểm tra danh sách các thành phần của ngũ cốc để xem thứ hạng của đường. Nếu đường nằm trong top 2 hoặc 3 thì mẹ cần cân nhắc trước khi mua.
  • Tổng lượng đường trong ngũ cốc có thấp không? Tổng lượng carbohydrates trong danh sách là đại diện cho tất cả carbohydrates chứa trong thực phẩm. Tuy nhiên số liệu về đường chỉ đại diện cho các loại đường đơn giản mà không tính đến đường trong trái cây hoặc sữa. Do đó cần ước tính lượng đường thật sự để lựa chọn loại ngũ cốc tốt.
  • Ngũ cốc này có chỉ số đường huyết thấp (GI – Glycemic Index) hay trung bình không? Chỉ số này trong ngũ cốc thấp hoặc trung bình sẽ cung cấp sự giải phóng năng lượng chậm hơn và tốt cho sức khỏe.
  • Hạt ngũ cốc có nguyên hạt không? Những hạt nguyên thường ít trải qua chế biến nhiều, do đó chứa nhiều thành phần tự nhiên như vitamins, khoáng chất và phytochemical (giúp chống ung thư và bệnh tim mạch).

Tại sao lượng đường lại quan trọng như vậy đối với sức khỏe? Ngoài tác hại gây sâu răng, đường nói chung và lượng đường đơn giản vượt quá mức có thể phá hủy khả năng cân bằng đường trong máu và insulin của cơ thể. Sự mất cân bằng này không chỉ tác động tới bộ não mà còn gây ra bệnh béo phì. Qua một thời gian, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến sự kháng insulin và bệnh tiểu đường.

Muối

Kiểm tra xem ngũ cốc có lượng natri (muối) thấp hay không ? Các nghiên cứu cho thấy phần lớn natri trong cơ thể có nguồn gốc từ thức ăn. Kiểm soát lượng natri là tốt cho cơ thể. Vì vậy kiểm tra nếu lượng natri thấp hơn 100g là có thể chấp nhận được.

Chất béo

Kiểm tra lượng chất béo có thấp hay không? Thông thường lượng chất béo chứa trong ngũ cốc là không cao. Tuy nhiên hãy luôn nhớ những thức ăn có hàm lượng chất béo quá thấp thì không nên cho trẻ dưới 2 tuổi ăn.

Lưu ý: Để so sánh sản phẩm của các hãng khác nhau mẹ hãy lập các cột dọc (100g cho mỗi thành phần) tương ứng với các thành phần kể trên.

Trường hợp nào nên cho trẻ ăn cháo?

Cháo là một thức ăn sáng tuyệt vời, đặc biệt là vào mùa đông. Cháo có hàm lượng Natri thấp, nhiều chất xơ, có chỉ số GI thấp (Tham khảo: Các món cháo dinh dưỡng cho bé). Hơn nữa, theo các chuyên gia về sức khỏe, yến mạch có khả năng phục hồi và làm dịu hệ thống thần kinh. Một cốc yến mạch nấu chín cung cấp khoảng 3 - 4g chất xơ. Ngoài ra mẹ có thể sử dụng thêm hoa quả và sữa chua để tạo một bữa sáng đầy đủ và dinh dưỡng.

Tham khảo: Giải tỏa nỗi lo bé chậm tăng cân

Để biết thêm thông tin các mẹ có thể tham khảo ở mục Dinh dưỡng cho trẻ hoặc Chăm sóc trẻ. Nếu mẹ có những câu hỏi về quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, đừng ngại gửi về Góc chuyên gia Huggies để được giải đáp nhé.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;