Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi tăng cân, khỏe mạnh

Dinh dưỡng cho bé ăn dặm

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Tầm quan trọng của việc cho bé ăn dặm
  • Thời điểm phù hợp cho bé ăn dặm
  • Nguyên tắc cho bé ăn dặm
  • Nhóm thực phẩm chính trong chế độ ăn dặm của bé
  • Chế biến thức ăn dặm an toàn cho bé
  • Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng giúp bé tăng cân, phát triển khỏe mạnh hơn
  • Một số câu hỏi thường gặp về việc cho bé ăn dặm
  • Một số lời khuyên về dinh dưỡng cho bé
  • Thực phẩm không tốt cho thực đơn ăn dặm của bé

Bước sang giai đoạn 10 tháng tuổi, trẻ sẽ có những thay đổi về tâm lý và thể chất beeb nhu cầu dinh dưỡng cũng khác so với giai đoạn trước. Lúc này, trẻ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não. Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi HUGGIES® chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ tự tin chế biến các món ăn ngon cho bé tăng cân hiệu quả.

Tầm quan trọng của việc cho bé ăn dặm

Trong sáu tháng đầu đời, chế độ ăn của trẻ sơ sinh hay nhu cầu dinh dưỡng của bé khá đơn giản: bé chỉ cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nhưng ở sáu tháng tiếp theo, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất của bé.

Việc cho bé ăn bổ sung hay còn gọi là ăn dặm sẽ giúp bù đắp sự thiếu hụt dưỡng chất và giúp bé phát triển toàn diện. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý ăn dặm chỉ có khả năng bổ sung chứ không thể thay thế sữa mẹ, bé vẫn cần được bú sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi bé được 12 tháng tuổi mẹ nhé!

>> Tham khảo: 30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tăng Cân, Đủ Chất

Thời điểm phù hợp cho bé ăn dặm

Trẻ mấy tháng ăn dặm được? Có nên cho bé ăn dặm sớm? Chọn thời điểm phù hợp cho bé ăn dặm vô cùng quan trọng, vì ăn dặm quá sớm sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé, trong khi ăn dặm quá trễ lại dẫn đến nguy cơ trẻ bị suy dưỡng. Trẻ 6 tháng tuổi là giai đoạn phù hợp để bắt đầu ăn dặm, song song với bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đến tháng thứ 12.

Dù vậy, trên thực tế chính bé mới là người xác định thời điểm phù hợp cho bản thân mình. Bố mẹ cần chú ý cho bé ăn dặm đúng cách, đồng thời quan sát một số biểu hiện như liệu trẻ có thể ngồi để nhai, nuốt đúng cách hoặc có thể nhai thức ăn bằng nướu được chưa trước khi quyết định cho trẻ ăn dặm.

>> Tham khảo: Cách làm bánh ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi tại nhà

Nguyên tắc cho bé ăn dặm

Khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên lưu ý cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Thức ăn của bé lúc đầu nên được xay hoặc nghiền thật mịn, đồng thời không nên nêm thêm bất kỳ gia vị nào như mắm, muối hay hạt nêm.

Tổ chức Y tế Thế giới chia quá trình ăn dặm của bé thành bốn giai đoạn theo mức độ phát triển vận động của bé: 

  • Giai đoạn thứ nhất: cho bé ăn bằng thìa loại thức ăn được nghiền nhuyễn, một hoặc hai lần mỗi ngày.
  • Giai đoạn thứ hai: là lúc kỹ năng vận động của bé phát triển mạnh mẽ. Lúc này bạn có thể tập cho bé tiếp xúc với thức ăn thô vì bé đã có thể điều khiển các cử động tay nhanh nhẹn rồi. 
  • Giai đoạn thứ ba: bạn nên tập cho bé ăn những thức ăn không cần xay nhuyễn và đặc hơn bởi vì kỹ năng vận động của bé tiếp tục phát triển mạnh. Giai đoạn này bạn nên để cho bé tự ăn các miếng thức ăn nhỏ. 
  • Giai đoạn thứ tư: bé đã tự ăn thành thạo và có thể cùng ăn chung với cả nhà mà không cần phải nấu món riêng. 

>> Tham khảo: Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa, sữa chua và phô mai?

Nhóm thực phẩm chính trong chế độ ăn dặm của bé 

Trẻ 6 tháng tuổi sẽ bị thiếu hụt năng lượng và chất sắt, do sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển vượt bậc của bé ở giai đoạn này. Mẹ có thể thiết kế thực đơn ăn dặm bổ sung các dưỡng chất như sắt , canxi, vitamin A cho bé dựa trên 4 nhóm thực phẩm chính sau đây:

  • Tinh bột: ngũ cốc ăn dặm, bột gạo, gạo lứt, các loại đậu.
  • Chất đạm: sữa mẹ, sữa công thức, nước luộc thịt, thịt/tôm/cá xay nhuyễn, trứng.
  • Chất béo: lạc, vừng, mỡ động vật.
  • Chất xơ, vitamin: trái cây mềm, rau củ quả tươi xay nhuyễn.

Nhằm đảm bảo bé yêu được thu nạp đầy đủ dưỡng chất, mẹ nên đa dạng hóa thực đơn ăn uống cho bé bằng cách kết hợp nhiều thực phẩm trong cùng một nhóm và nhiều nhóm thực phẩm khác nhau.

Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý không nhất thiết là bữa ăn nào cũng phải ăn đủ tất cả nhóm thực phẩm. Ăn mỗi loại thực phẩm một ít sẽ giúp trung hòa các thành phần thức ăn không phù hợp với cơ thể của bé. Việc đa dạng hóa thực phẩm cũng giúp bé khám phá những mùi vị khác nhau, tạo ra sự thích thú trong việc ăn uống.

>> Tham khảo: Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Biếng Ăn, Đủ Chất, Giúp Bé Tăng Cân

Chế biến thức ăn dặm an toàn cho bé  

Có 3 nguyên tắc mẹ cần nhớ khi chế biến thức ăn dặm cho bé yêu: chọn thực phẩm đa dạng, nguồn thực phẩm sạch, tươi, ngon và hạn chế dùng thực phẩm đã qua chế biến.

Nguồn thực phẩm đa dạng sẽ giúp bé tiếp thu được nhiều chất dinh dưỡng và phát triển toàn diện. Mẹ có thể đánh giá một thực đơn đa dạng hay chưa bằng cách xem thức ăn có nhiều màu sắc hay không, ví dụ, trái cây màu đỏ có nguồn vitamin C dồi dào, rau củ xanh và vàng chứa hàm lượng vitamin A cao, thịt trắng cung cấp đạm và sắt vvv...

Nguyên liệu mẹ lựa chọn để chế biến thức ăn dặm cho bé cần phải đảm bảo tươi, ngon, hợp vệ sinh, không chứa vi sinh vật hay bất kỳ hóa chất độc hại nào. Trước khi chế biến, mẹ cần làm sạch tay, bộ dụng cụ làm bếp cũng như khay chứa đồ ăn của bé.

Ngoài ra, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm đã qua chế biến, vì thức ăn càng ít chế biến thì hàm lượng dinh dưỡng càng cao và chứa càng ít chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo hương vị và phụ gia. Những hợp chất này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

>> Xem thêm: Men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Dùng sao cho đúng?

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng giúp bé tăng cân, phát triển khoẻ mạnh hơn

Việc bổ sung các món cháo hay súp vào thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi không chỉ giúp con dễ dàng hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cân nhanh chóng. Sau đây là một số món ăn giàu dinh dưỡng, phù hợp để phụ huynh bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày của bé 10 tháng:

Cháo thịt bò và khoai tây

Một trong các món ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi phát triển tốt, không thể không nhắc đến cháo thịt bò khoai tây. Theo đó, thịt bò là thực phẩm giàu sắt và protein, hỗ trợ hình thành và phát triển chức năng não bộ của trẻ. Khoai tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất tự nhiên giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm trong cơ thể.

Nguyên liệu:

  • Thịt bò: 100g.
  • Khoai tây: 50g.
  • Gạo: 50g.
  • Gia vị cho bé ăn dặm.

Cách chế biến cháo thịt bò khoai tây:

  • Thịt bò mang đi rửa sạch, để ráo rồi băm nhuyễn. Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch rồi đem đi hấp chín và tán nhuyễn.
  • Vo gạo nấu cháo, khi cháo chín thì cho thịt bò và khoai tây vào khuấy đều.
  • Nêm thêm gia vị ăn cho bé, đun với lửa nhỏ khoảng 5 phút nữa là tắt bếp.

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 với cháo thịt bò khoai tây

Cháo thịt bò khoai tây giàu dưỡng chất cho bé 10 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Cháo thịt heo rau ngót

Rau ngót chứa nhiều vi chất dinh dưỡng như vitamin, sắt, chất xơ kết hợp cùng với chất đạm trong thịt heo sẽ giúp bé phát triển tốt trong giai đoạn đầu đời. Vì thế, trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi, mẹ hãy cân nhắc nấu món cháo thịt heo rau ngót bổ dưỡng này nhé!

Nguyên liệu:

  • Gạo: 50g.
  • Rau ngót: 20g.
  • Thịt heo nạc: 100g.
  • Dầu ăn và gia vị ăn dặm.

Cách chế biến món cháo thịt heo rau ngót:

  • Thịt heo rửa sạch, để ráo rồi mang đi xay nhuyễn. Rửa sạch rau ngót rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với chút nước. Để cháo mịn, mẹ có thể sử dụng rây để lọc rau ngót.
  • Khi cháo chín thì cho thịt heo và rau ngót vào khuấy đều.
  • Nêm nếm gia vị và cho dầu ăn vào tiếp tục khuấy đều rồi tắt bếp.

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng với cháo thịt heo rau ngót

Cháo thịt heo rau ngót bổ dưỡng cho bé ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)

Cháo thịt gà hạt sen

 Thịt gà là thực phẩm giàu protein kết hợp cùng hạt sen có tính mát sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, hạn chế táo bón ở trẻ và hỗ trợ tăng cân, phát triển cơ cho trẻ.

Nguyên liệu:

  • Gạo: 50g.
  • Hạt sen: 20g.
  • Cà rốt: 20g
  • Thịt ức gà nạc: 50g.
  • Dầu ăn và gia vị ăn dặm cho bé.

Cách chế biến cháo thịt gà hạt sen:

  • Thịt gà mang đi rửa sạch, để ráo rồi băm nhuyễn. Hạt sen ngâm trong nước khoảng 30 phút rồi đem rửa sạch và để ráo. Cà rốt gọt vỏ, cắt mỏng rồi hấp chín và nghiền mịn.
  • Gạo vo sạch rồi đem đi nấu cùng với hạt sen đã ngâm.
  • Đợi khi cháo chín thì thêm cà rốt và thịt gà vào khuấy đều.
  • Nêm nêm gia vị ăn dặm và cho dầu ăn vào khuấy đều khoảng 2 -3 phút nữa rồi tắt bếp.

Cháo gà hạt sen cho bé 10 tháng ăn dặm

Cháo gà hạt sen giúp cơ thể thanh nhiệt, hạn chế táo bón ở trẻ và hỗ trợ tăng cân (Nguồn: Sưu tầm)

Cháo thịt bò rau củ

Thịt bò có hàm lượng dinh dưỡng cao, với 100g thịt bò có thể giúp bé hấp thu 250kcal, 26g protein, 16g lipid và nhiều vi chất cần thiết khác. Đặc biệt, nếu mẹ nấu cháo thịt bò với rau củ còn bổ sung thêm cho bé chất xơ, nhiều vitamin A và khoáng chất giúp con phát triển toàn diện hơn.

Nguyên liệu:

  • Gạo: 50g.
  • Thịt heo xay: 30g.
  • Khoai tây: 10g.
  • Cà rốt: 10g.
  • Su su: 10g.
  • Củ cải trắng: 10g.
  • Dầu ăn và gia vị cho bé ăn dặm.

Cách chế biến cháo thịt bò rau củ:

  • Gọt vỏ các loại củ quả, rửa sạch và cắt hạt lựu.
  • Gạo vo sạch rồi cho nước vào cùng một nồi và đun thành cháo trong 20 phút.
  • Khi cháo đã nở, cho thịt bò và các loại rau củ vào đun cùng khoảng 15 phút đến khi các nguyên liệu được chín nhừ
  • Thêm dầu ăn và gia vị ăn dặm vào khuấy đều rồi tắt bếp chờ nguội cho bé thường thức.

Cháo thịt bò rau củ cho bé 10 tháng ăn dặm

Cháo thịt bò rau củ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp con phát triển toàn diện (Nguồn: Sưu tầm)

Cháo yến mạch hạt sen

Cháo yến mạch hạt sen cũng là món ăn được nhiều mẹ ưu tiên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng. Món cháo này không chỉ chế biến đơn giản mà còn cung cấp nguồn dinh dưỡng đủ đầy, giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng ổn định. 

Nguyên liệu:

  • Yến mạch: 50g.
  • Hạt sen: 30g.
  • Mè đen: 5g.
  • Dầu ăn và gia vị cho bé ăn dặm.

Cách chế biến cháo yến mạch hạt sen:

  • Yến mạch ngâm với nước khoảng 30 phút cho nở ra. Hạt sen ngâm trong nước khoảng 60 phút rồi cho vào nồi đun sôi trong 20 phút. 
  • Sau đó, thêm yến mạch vào đun cùng trong 20 phút nữa rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Sau khi xay xong có thể đổ lại vào nồi đun sôi lại một lần nữa để đảm bảo vệ sinh an toàn. Thêm mè đen, gia vị ăn dặm vào cháo yến mạch khuấy đều và tắt bếp.

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng với cháo yến mạch hạt sen

Cháo yến mạch hạt sen cung cấp nguồn dinh dưỡng đủ đầy, giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng ổn định (Nguồn: Sưu tầm)

Súp gà bí đỏ

Thịt gà rất giàu vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin C, vitamin B2, Sắt, Canxi, Selen, giúp trẻ phát triển tốt thể chất, chiều cao lẫn tư duy và thị lực. Mẹ có thể nấu thịt gà với bí đỏ để tạo ra món ăn thơm ngon, có vị ngọt nhẹ tự nhiên và giàu dinh dưỡng cho bé tăng cân đều đặn.

Nguyên liệu:

  • Thịt ức gà: 30g.
  • Bí đỏ: 20g.
  • Bột năng/bột bắp: 15g.
  • Dầu ăn và gia vị cho bé ăn dặm.

Cách chế biến món súp gà bí đỏ:

  • Thịt gà rửa sạch và đem đi luộc chín kỹ trong 15 – 20 phút, sau đó xé sợi nhỏ không quá dài. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lựu.
  • Cho một ít dầu ăn dặm vào nồi đun nóng rồi cho bí đỏ vào đảo cùng khoảng 3 phút.
  • Thêm 400ml nước vào đun sôi, sau đó cho thêm gà đã xé sợi vào đun khoảng 10 phút đến khi mềm nhừ.
  • Pha bột năng với một ít nước rồi đổ từ từ vào nồi súp, vừa đổ vừa khuấy đều tay để súp được sánh hơn. 
  • Thêm gia vị ăn dặm theo khẩu vị của bé và đun sôi thêm 3 – 5 phút thì tắt bếp chờ nguội cho bé ăn.

Cháo cá hồi măng tây (phương pháp BLW)

Cá hồi giàu vitamin A, axit béo Omega - 3 kết hợp cùng măng tây có chứa một lượng lớn prebiotic sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phát triển tốt cả về thể chất, trí não và thị lực.

Nguyên liệu:

  • Phi lê cá hồi: 40g.
  • Măng tây: 70g.
  • Dầu ăn và gia vị cho bé ăn dặm.

Cách chế biến cháo cá hồi măng tây:

  • Khử tanh cá hồi bằng chanh hoặc gừng, sau đó rửa sạch rồi cắt thành miếng vừa ăn. Măng tây rửa sạch và cắt thành khúc ngắn khoảng 3cm.
  • Bắt chảo lên bếp, cho thêm một ít dầu ăn dặm vào đun nóng nóng rồi cho cá hồi vào xào săn.
  • Khi cá đã chín 80% thì cho  măng tây vào xào cùng, nêm nếm gia vị theo khẩu vị của bé. 
  • Xào cá hồi và măng tây thêm khoảng 5 – 7 phút nữa là đã có món ngon cho bé.

Cá hồi xào măng tây cho bé ăn dặm

Cá hồi kết hợp măng tây giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phát triển tốt cả về thể chất, trí não (Nguồn: Sưu tầm)

Khoai tây trộn sữa (phương pháp ăn dặm kiểu Nhật)

Khoai tây nghiền trộn sữa là lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng. Dinh dưỡng trong sữa và khoai tây giúp bé tăng cường thể chất, dễ tiêu hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của bé.

Nguyên liệu:

  • Khoai tây: 100g.
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 200ml.

Cách chế biến món khoai tây trộn sữa:

  • Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch rồi mang đi hấp chín. Lưu ý khi hấp khoai tây nên cho thêm một nhánh tỏi để tăng mùi vị cho món ăn. Sau khi khoai tây chín cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Trộn khoai tây nghiền nhuyễn với 200ml sữa rồi dùng thìa trộn đều đến khi đạt tới độ loãng cần thiết. Lưu ý, nếu dùng sữa mẹ thì có thể hâm hơi ấm, còn sữa công thức thì pha theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. 

Khoai tây trộn sữa cho bé 10 tháng ăn dặm

Khoai tây trộn sữa giúp bé tăng cường thể chất, dễ tiêu hóa (Nguồn: Sưu tầm)

Một số câu hỏi thường gặp về việc cho bé ăn dặm 

Nên cho bé ăn ấm, nóng hay lạnh?

Đa số các bé thường thích thức ăn có nhiệt độ bằng với nhiệt độ trong phòng của bé, tuy nhiên một số bé lại thích thức ăn hơi ấm hơn, như nhiệt độ của sữa mẹ. Bạn nên chưng bát ăn của bé trong một bát nước nóng để có được món ăn ấm nóng như bé ưa thích.

Hãy cẩn thận nếu bạn hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng bởi vì nhiệt độ tỏa ra trong thức ăn thường không đều - nếu bé bất ngờ ăn phải một ngụm thức ăn nóng có thể khiến bé bị hoảng và có thể làm bỏng miệng bé. 

Có nên nêm đường, muối hoặc nước mắm vào thức ăn dặm không?

Theo chỉ dẫn lâm sàng của Bộ Y Tế, thức ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi không nên nêm thêm gia vị gì vào, chỉ cần lấy chất ngọt tự nhiên từ rau củ, thịt cá là tốt nhất. Việc nên thêm nhiều gia vị sẽ ảnh hưởng không tốt đến thận và sức khỏe của bé.

Nên cho bé ăn dặm nhiêu là đủ?

Về nguyên tắc thì bố mẹ có thể cho bé ăn dặm 2 bữa xen kẽ với sữa lúc bé 6 tháng tuổi và tăng dần sang 3 bữa 1 ngày như người lớn sau 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, chính bé sẽ là người quyết định ăn nhiều hay ăn ít, vì mỗi bé có một nhịp độ tăng trưởng, phát triển và khả năng tiêu hóa riêng.

Nhìn chung, đối với bé dưới 2 tuổi thì điều quan trọng nhất vẫn là cho bé ăn đầy đủ chất, không cần ép bé ăn nhiều, vì sữa vẫn là nguồn thực phẩm chính cung cấp năng lượng và dinh dưỡng.

>> Tham khảo: Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, hợp lý theo từng tháng tuổi

Tại sao bé không muốn ăn dặm?

Có nhiều lý do khiến bé không thích ăn dặm, hoặc bé bắt đầu chịu ăn nhưng sau đó lại trở nên biếng ăn. Dưới đây chỉ là một số yếu tố ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé:

  • Đang trong giai đoạn bé mọc răng nên biếng ăn, đây chỉ là tình trạng tạm thời
  • Bé bắt đầu biết đi và ham chơi, nên tạm thời không còn quan tâm đến ăn uống
  • Bé chưa làm quen được với một món mới, có thể bạn phải cố gắng hơn 10 lần để tập cho bé ăn thử món mới đó. Bạn đừng nhầm lẫn biểu hiện từ chối của bé với việc bé hoàn toàn không thích món đó nhé!
  • Khi mệt bé cũng thường không thích ăn, nhưng tình trạng đó sẽ qua nhanh. Tốt hơn hết là bạn nên tránh ép bé ăn trong khi bé đang mệt hoặc đang cáu kỉnh. Bạn hãy chọn thời điểm thích hợp để cho bé ăn. 

Trẻ tập ăn dặm cần uống gì? 

Thận của bé vẫn chưa hoàn thiện như của người lớn để xử lý chất thải sau tiêu hóa. Khi bé bắt đầu ăn dặm, chúng ta cần chú ý lượng nước trong ngày của bé, điều này đặc biệt quan trọng khi dùng thức ăn dặm để thay thế sữa.

Chất lỏng tốt nhất cho bé ở độ tuổi này là nước lọc. Tuy nhiên, bé vẫn chưa biết cách thể hiện cho bạn biết khi nào bé khát, nên bạn cần cho bé uống nước liên tục trong ngày, đồng thời kiểm tra lượng nước bé uống.

>> Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước? Trẻ mấy tháng uống nước được?

Một chút nước trái cây được không?

Trên thực tế, nước trái cây thường không mang lại cho bé nhiều dưỡng chất. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ hoàn toàn không nên cho trẻ uống nước trái cây.

Một số trẻ không gặp vấn đề gì khi uống nước trái cây (nếu uống vừa phải), nhưng uống quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và có thể ảnh hưởng đến khẩu vị của bé, thậm chí nếu trầm trọng hơn, có thể ảnh hưởng đến phát triển thể chất của bé.

Khi nào trẻ có thể uống sữa bò?

Tốt nhất không nên cho trẻ dưới một tuổi uống sữa bò, để giảm thiểu nguy cơ dị ứng, cũng không nên cho trẻ uống sữa bỏ để bỏ hẳn sữa mẹ, sữa công thức hay các thức ăn dặm.  

Một số lời khuyên về dinh dưỡng cho bé

Cho bé bú sữa mẹ/sữa công thức trước

Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trước khi cho ăn dặm để bảo đảm bé hấp thụ đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu và các thành phần bảo vệ sức khỏe cho bé. Điều này cũng sẽ giúp bé đỡ quấy khóc vì đói trước khi bạn bắt đầu cho bé ăn, và sẽ tạo một không khí nhẹ nhàng và thoải mái cho bé. Khi bé được 9 tháng tuổi thì quy trình này nên đảo ngược lại, nghĩa là cho bé ăn dặm trước rồi mới bú sữa.

Từ sữa đến thức ăn nghiền rồi đến thức ăn không cần xay nhuyễn

Chính vì phải thay đổi chế độ ăn uống từ hoàn toàn bú sữa mẹ sang thức ăn có mùi vị, bé sẽ cần thời gian để làm quen với món ăn mới. Bạn phải đảm bảo rằng thức ăn của bé được nấu kỹ hoặc được nghiền nhuyễn (bằng tay, máy xay hoặc dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ) để tạo thành một dạng chất lỏng mịn như sữa chua. Mẹ có thể sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức để hòa thức ăn cho bớt đặc nhé.

Đừng bỏ bữa

Với nhịp sống xô bồ ngày nay, việc bé bị nhỡ bữa chính hoặc bữa ăn dặm rất dễ xảy ra. Nhưng bạn hãy cố gắng đừng rơi vào vòng xoáy đó. Cung cấp một lượng dưỡng chất đều đặn suốt cả ngày sẽ giúp bé có đủ năng lượng cần thiết cũng như đảm bảo sự phát triển trí não lẫn thể chất của bé. Bỏ bữa hoặc thậm chí ăn muộn hơn thường lệ chỉ 10 phút thôi cũng có thể khiến bé yêu của bạn trở nên cáu kỉnh và khó chịu. 

Đặc biệt chú ý đến chất sắt

Khi bé khoảng 6 tháng tuổi, lượng sắt có sẵn trong cơ thể bé từ lúc sinh ra bắt đầu giảm đi. Mẹ cần bổ sung sắt cho bé để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Vì thế, trẻ từ 6 tháng tuổi được khuyên nên ăn ngũ cốc bổ sung chất sắt dành cho trẻ em. 

Vung vãi thế mà vui

Mẹ nên để bé có cảm giác thích thú với việc ăn uống bằng cách thoải mái để bé khám phá khi ăn. Khuyến khích bé vui vẻ ăn tức là bạn phải chấp nhận để bé tự cảm nhận được thức ăn, vung vãi khắp bàn, thậm chí một số bé còn thích bôi thức ăn vào người, hay nghịch ngợm gắn các mẫu thức ăn lên tai, lên đầu nữa!

Bạn có thể đặt bé ở một nơi thoải mái và dễ lau chùi, ví dụ như trên ghế đẩu và đeo yếm dãi cho bé cùng một chiếc khăn tay hoặc khăn mặt ẩm mềm bên cạnh.

Hãy kiên nhẫn

Khi thêm thực phẩm mới vào thực đơn của bé, mỗi lần mẹ chỉ nên tập cho bé ăn thử một món mới thôi và để bé thử ăn món đó trong khoảng 3 đến 5 ngày. Làm như thế, nếu cơ thể bé có phản ứng không tốt thì bạn sẽ dễ dàng xác định được loại thức ăn nào là nguyên nhân.

Bé yêu cũng có cá tính

Mỗi người chúng ta đều có cách hành xử riêng và các bé cũng không ngoại lệ. Mỗi bé đều có thể trạng, cá tính, sở thích, khả năng, kỹ năng và ngưỡng chịu đựng khác nhau.

Một số bé có thể biết cầm thìa từ rất sớm trong khi các bé khác phải luyện tập nhiều lần. Một số bé sớm thể hiện tính độc lập khi thích được tự ăn hơn là được bạn cho ăn. Mẹ không nên quá ép buộc bé theo một quy chuẩn nào nhé.

>> Tham khảo: Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Sản phẩm thay thế sữa bò

Chúng ta đều biết rằng sữa công thức hay sữa mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ dưới một tuổi. Vì thế không nên dùng các sản phẩm khác để thay thế sữa mẹ và sữa công thức trong giai đoạn này.

Tuy nhiên có thể cho bé dùng một ít để làm cho chế độ ăn của bé đa dạng hơn, như một loại nước uống bổ sung hoặc trộn chung vào món ăn chính khi nấu hay khi khuấy bột ngũ cốc cho bé. Và chỉ nên cho bé dùng sau bữa ăn chính để bé không quá no trước khi ăn.

Các sản phẩm thay thế sữa gồm:

  • Đậu nành, nhiều loại sữa đậu nành hiện nay có bổ sung canxi (cụ thể là những loại được làm từ đậu nành nguyên chất).
  • Các loại chứa quả hạt như sữa hạnh nhân (chứa nhiều chất béo cần thiết và canxi).
  • Yến mạch (đặc biệt là loại ít đường và được cho là tốt cho hệ thần kinh).
  • Gạo (có thể chứa nhiều đường).

Thực phẩm không tốt cho thực đơn ăn dặm của bé

Dưới đây là gợi ý về những thực phẩm bé không nên ăn ở những độ tuổi nhất định: 

  • Mật ong: trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên ăn mật ong bởi vì mật ong có chứa một lượng lớn đường đơn chất và bào tử của vi khuẩn Clostridium Botulinum. Mặc dù loại vi khuẩn này vô hại với người lớn nhưng lại gây cho trẻ chứng táo bón, thay đổi khẩu vị, ngủ li bì và thậm chí là bỏ bú dẫn đến bị mất nước và viêm phổi.
  • Trà: có chứa chất tannin làm giảm lượng nước trong cơ thể, do đó giảm khả năng hấp thụ sắt của bé.
  • Các loại hạt: không nên cho trẻ nhỏ ăn nhóm thực phẩm này để tránh nguy cơ nuốt phải và dị ứng. Cho bé ăn bột làm từ các loại hạt sẽ tốt và an toàn hơn. Thực phẩm nhỏ và cứng: nên tránh cho bé ăn các loại hạt, bỏng ngô, nho và đậu nguyên hạt phòng trường hợp bé bị mắc nghẹn.
  • Rau chân vịt: bé dưới một tuổi không nên ăn loại rau này, tránh gặp phải một vài vấn đề do axit oxalic gây nên.
  • Sản phẩm nguyên hạt: không phù hợp sử dụng cho trẻ nhỏ do có chứa hạt, tuy nhiên bánh mì nguyên cám thì lại tốt cho bé.
  • Sữa đậu nành, sữa bò, sữa dê, sữa hạnh nhân hoặc sữa yến mạch: không phù hợp sử dụng thay thế sữa công thức.
  • Sản phẩm ít béo không phù hợp cho trẻ dưới hai tuổi vì chúng không cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho trẻ.
  • Những thức uống có chứa caffeine như trà, cà phê, cola, các loại nước uống có caffeine hoặc chất Guarana đều không tốt cho trẻ em.
  • Đường và muối không nên thêm vào thức ăn của trẻ em bao gồm cả ngũ cốc điểm tâm, cháo đặc và thức ăn nướng lò.
  • Nước ép trái cây không tốt cho trẻ nhỏ (trừ khi được pha loãng) vì dễ dẫn đến nguy cơ sâu răng và tiêu chảy (đặc biệt là nước ép táo).
  • Thức uống có ga hoặc nước ngọt chứa nhiều đường và chất làm ngọt nhân tạo vì thế.

Lưu ý khi cho bé ăn dặm:

  • Nằm lòng nguyên tắc ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, luôn lấy sạch xương cá, vỏ tôm hoặc các miếng cứng.
  • Ưu tiên thức ăn được làm từ các sản phẩm còn nguyên chất, chẳng hạn như bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt hay sữa đậu nành xay từ hạt nguyên chất.
  • Cho bé ăn những thực phẩm tươi ngon, giàu chất dinh dưỡng và không có chất phụ gia. Mẹ có thể thêm vào 1 chút dầu ăn vào thức ăn dặm của bé để bổ sung năng lượng và giúp bé hấp thụ các chất khác tốt hơn.
  • Tránh việc để bé bị nhỡ bữa chính hoặc bữa ăn dặm.
  • Mỗi lần mẹ chỉ nên tập cho bé ăn thử một món mới và để bé thử ăn món đó trong khoảng 3 đến 5 ngày.

Bé ở giai đoạn 6 tháng tuổi đặc biệt cần nhiều sự chăm sóc từ bố mẹ, vì đây là giai đoạn cơ thể bé cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để phát triển. Mẹ có thể nhận được sự tư vấn thêm về vấn đề ăn dặm của bé khi truy cập vào Góc chuyên gia Huggies hoặc tham khảo mục Chăm sóc bé để đọc thêm các bài viết liên quan.

Thông tin này được lấy từ trang mạng xã hội Bí quyết dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Leanne Cooper. Leanne là một chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm và là mẹ của hai bé trai hiếu động.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;