Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Bé 25 tháng tuổi

sự phát triển của trẻ 25 tháng tuổi

Bé 25 tháng tuổi. Thêm một tháng tuổi đồng nghĩa với việc xuất hiện những tiến triển mới cả trong hành vi lẫn nhận thức của bé. Một số có thể làm bạn thấy thích thú, nhưng không ít khi bạn khó chịu bởi những thay đổi ở bé. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ con mình hơn.

Vào giai đoạn trẻ 25 tháng tuổi, bạn sẽ không thấy cô đơn khi bé con cứ quanh quẩn bên cạnh. Bé thích tán gẫu và gây sự chú ý. Có lúc bé bị hấp dẫn một điều gì đó nhưng bé vẫn gần gũi mật thiết với bạn về mặt tình cảm. Dù điều này đôi lúc làm bạn ngột ngạt nhưng sự độc lập của trẻ chỉ gia tăng khi chúng lớn lên. Còn bây giờ hãy quan tâm và giúp bé khám phá thế giới xung quanh.

Bé đang học cách giao tiếp và sẽ bắt chước các trẻ em và người lớn khác. Bé vẫn cảnh giác với người lạ và cần “làm quen" với họ từ từ, nhưng khi cảm thấy an toàn bé sẽ không ngần ngại gì nữa. Bé sẽ trở nên đáng yêu. Bé thích ngắm mình trong gương, tạo những vẻ mặt ngớ ngẩn rồi cười một mình. Trong lúc chơi bé cũng trò chuyện và giả các tiếng nói và âm thanh khác nhau dù không phải cái nào bé nói cũng hiểu được. Khi bé 25 tháng tuổi, vẫn có một số cách phát triển lời nói và ngôn ngữ. Hãy tham khảo thêm các bài viết về phát triển ngôn ngữ của Huggies nhé!

Tăng trưởng và phát triển

Nếu bạn không đo chiều cao của trẻ vào tháng trước, hãy đo hai lần vào tháng sau. Điều này cho biết bé tăng trưởng chiều cao như thế nào. Bé không tăng cân nhiều nhưng vẫn phát triển và trưởng thành đều đặn. Các yếu tố gen, môi trường và dinh dưỡng sẽ tác động lên vóc dáng của bé. Bạn sẽ thấy cùng nhóm tuổi nhưng các bé có chiều cao và cân nặng khác nhau với đặc điểm cơ thể riêng.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Khi trẻ 25 tháng tuổi, có thể cắt tóc cho bé, với một số trẻ đó là một trải nghiệm khó khăn. Lúc đầu bé có thể khó chịu khi thấy tóc bị cắt nằm trên sàn nhà làm những người xung quanh cũng căng thẳng theo. Mọi cách giải thích cũng chả ích gì nên cắt tóc khi bé ngủ là lựa chọn duy nhất. Nếu cắt tóc lúc bé thức, việc “dụ” bé bằng một món gì đó để bé mất tập trung cũng có hiệu quả.

Khi bé 25 tháng tuổi, bé đã biết dùng nhiều từ hơn để mô tả sự vật như mềm, cứng, bẩn hay sạch, hay kết hợp vài từ thành câu. Bé cũng hiểu khi được hỏi gì đó và trả lời. Bé sẽ học cách sử dụng dụng cụ gia đình như dao kéo, các nút bấm, bánh xe và tay nắm cửa. Bé vẫn còn ích kỷ, không thích chia sẻ, ngay cả khi bé không thích một món đồ chơi nào đó nhưng có đứa trẻ khác muốn lấy món đồ chơi ấy thì bé sẽ lấy lại.

Chơi và tương tác

25 tháng tuổi, bé sẽ trở nên sáng tạo hơn trong tháng này khi tiếp tục phát triển kỹ năng vận động, bé cầm bút chì thành thạo hơn, biết vẽ vòng tròn và bắt chước những hình ảnh đơn giản. Bé biết cử động bằng miệng hoặc le lưỡi khi tập trung vào việc gì đó tuy phải mất nhiều nỗ lực. Đừng mong bé biết sắp xếp chỗ chơi của mình cho gọn gàng. Có thể bạn muốn đồ chơi của bé được phân loại ngăn nắp nhưng ở tuổi này bé chưa có khả năng sắp xếp đồ đạc có trật tự.

Sách, tạp chí, ngay cả báo chí và các loại thư từ cũng phổ biến với nhóm tuổi này. Bé sẽ nhận ra đồ vật quen thuộc và chỉ cho bạn. Bé sẽ phát hiện các nhãn hiệu tương tự trong nhà dù mới đầu bạn có thể khó hiểu tại sao bé thích làm việc đó.

Hãy cho bé một quả bóng và cái gậy để chơi với bóng. Điều này tốt cho sự phối hợp tay và mắt của bé và bạn sẽ ngạc nhiên khi bé trở nên khéo léo một cách nhanh chóng. Hãy tập bé sử dụng đều hai tay dù bé vẫn còn quá nhỏ để thuận một tay nào hơn. Đây cũng là tuổi bé thích giả bộ trốn vào một nơi ẩn nấp nào đó. Việc chơi dưới gầm bàn có thể làm cho một hoặc hai bé vui chơi với nhau đến hàng giờ, nhất là nếu bé đang có một số thức ăn ưa thích.

Cố gắng hạn chế thời gian bé dán mắt vô màn hình ti vi và khuyến khích bé vận động. Để ý bé đang xem gì trên ti vi. Hãy nhớ rằng không chỉ những gì bé xem mới quan trọng mà những gì bé không làm trong lúc ngồi yên xem ti vi mới là quan trọng.

Mẹ có thể mong đợi gì khi bé 25 tháng tuổi?

Việc ngủ ngày vẫn sẽ là một phần thiết yếu của bé. Bé sẽ mệt sau khi ăn trưa và bạn cũng cần nghỉ ngơi một chút. Cố gắng phớt lờ nếu bé không muốn đi ngủ. Hãy thiết lập các giới hạn, sẽ rất tốt nếu bạn kiên định với bé và giữ bình tĩnh. Ở tuổi này vẫn còn sớm để bé giảm ngủ ngày và dù bé chỉ ngủ trong một tiếng hoặc lâu hơn một chút, điều này rất tốt để bé hồi sức. Bạn cũng nên làm vậy nếu muốn ngả lưng một chút. Sử dụng thời gian làm gì đó cho chính mình một cách hiệu quả sẽ giúp bạn dồi dào sinh lực cho thời gian còn lại trong ngày.

Tham khảo: Giấc ngủ của trẻ

Bé 25 tháng tuổi sẽ có nhiều hoạt động chạy nhảy hơn nghĩa là bạn cũng sẽ vất vả theo. Kiểm tra các cổng và hàng rào cho chắc chắn vì bé vẫn còn quá nhỏ để hiểu những rủi ro với mình. Khuyến khích bé chơi bên ngoài mỗi ngày và thực hiện những động tác không làm được trong nhà. Bé sẽ biết phân biệt giữa chơi trong nhà và ngoài trời, nhưng cố gắng kết hợp hai môi trường nếu có thể. Thông qua bạn, bé sẽ biết cách không đánh hoặc đá bóng trong nhà và không mang nước và cát vào nhà. Tuy nhiên, sẽ có những lỗi nhỏ trong quá trình thực hiện khi bé chưa phân biệt được đâu là bên trong hay bên ngoài nhà.

Thực phẩm và dinh dưỡng

Không có gì khuyến khích bé ăn bằng việc bị đói. Đó là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lượng thức ăn và việc bé có muốn ăn thường xuyên không. Nên tạo khoảng cách giữa các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ và đừng cho bé uống nhiều sữa. Bữa sáng rất quan trọng nhưng nếu bé không muốn ăn ngay sau khi thức dậy cũng không có gì nghiêm trọng.

Một số trẻ mất cả tiếng hoặc lâu hơn để bắt đầu ngày mới và chỉ đơn giản là bé chưa muốn ăn ngay, trong khi có những bé vừa rời phòng ngủ đã đi thẳng ra tủ lạnh để lục đồ ăn.

Tham khảo: Các món ăn dinh dưỡng cho bé

Giữ cho bé khỏe mạnh

Ở tuổi này, bé rất thích giúp bạn bất kể bạn đang làm gì nên phải cẩn thận với những gì bạn chia sẻ với bé. Các dung dịch tẩy rửa và hóa chất có thể không độc hại với người lớn nhưng có thể nguy hại với một đứa trẻ đang phát triển khi cơ thể chưa trưởng thành. Nếu bé muốn giúp bạn lau rửa gì đó, hãy cho bé một xô nước sạch với một số bong bóng không độc hại.

Theo lịch tiêm chủng, bé không tiêm mũi nào trong tháng này, nhưng nếu bạn vừa từ nước khác về hoặc bé tiêm trễ một mũi nào đó, hãy hỏi ý bác sĩ tiêm ngừa. Thà tiêm muộn còn hơn bỏ qua mũi tiêm đó luôn.

Chấy (chí) có thể xuất hiện trên tóc bé trong những năm đầu đời nên cha mẹ cần kiểm tra tóc và da đầu của bé cũng như của mình. Có nhiều cách điều trị khác nhau từ các chất có công thức thiên nhiên, không độc hại đến những hoá chất có chứa thuốc trừ sâu. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất là gội đầu, cho dầu gội lên tóc khô, mát xa tóc và giữ trong 20 phút có thể diệt chấy sau đó loại bỏ xác chấy dễ dàng với một chiếc lược răng tốt.

Lời khuyên cho mẹ

  • Lên kế hoạch cho công việc bất kể việc ấy chia nhỏ một ngày của bạn như thế nào. Ở nhà suốt ngày với một đứa trẻ hay quấy rầy có thể là một việc nhàm chán. Dù bé thích thú khi ở bên bạn suốt ngày nhưng điều quan trọng là bạn cũng cần giao tiếp với những người khác nữa.
  • Hãy giúp bé khám phá thế giới tự nhiên qua việc tìm thằn lằn, kiến, các loại sâu và bọ cánh cứng. Dạy bé đối xử nhẹ nhàng và luôn đặt những sinh vật này trở lại nơi bé tìm thấy chúng. Thông qua bạn, trẻ sẽ học cách tôn trọng cuộc sống.
  • Nếu bạn có con lớn, hãy bảo chúng chơi với bé. Cảm thấy mình là một phần của tập thể và không bị cô lập có ý nghĩa quan trọng với tất cả chúng ta, nhất là trẻ em.
  • Nếu bé hay bú tay cũng không có gì quan trọng bởi răng vĩnh viễn chỉ mọc khi bé lên 6-8 tuổi.
  • Bé vẫn phải mặc tã lót để ngủ đêm dù vẫn có thể tự đi vệ sinh trong ngày. Có thể có khác biệt về thời gian không đi vệ sinh giữa ngày và đêm khi bé một tuổi hoặc lớn hơn.

 Tìm hiểu thêm: 

Cách chăm sóc trẻ 26 tháng tuổi

Cách chăm sóc trẻ 27 tháng tuổi

Cách chăm sóc trẻ 28 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ qua từng tháng

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;