Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Vì sao bé hay giật mình?

Vì sao bé hay giật mình?

Các bé thường sợ hãi và giật mình khi có tiếng động lớn hay sự thay đổi đột ngột. Nguyên nhân là do một trong những phản xạ nguyên thuỷ của bé - giật mình hay phản xạ Moro. Phản xạ này thường xảy ra khi bé cảm thấy bất an.

Dù bị giật mình khi ngủ cũng chỉ là một phản xạ bình thường và tự nhiên, việc giấc ngủ của trẻ thường xuyên bị gián đoạn khiến con không ngủ ngon giấc cũng khiến bố mẹ không khỏi lo lắng. Bài viết dưới đây của Huggies sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về việc trẻ giật mình khi ngủ và đưa ra một số phương pháp giúp bố mẹ cải thiện tình trạng trên.

Nguyên nhân bé ngủ hay giật mình

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay giật mình khi ngủ, trong đó bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ xác định được cách cải thiện giấc ngủ cho con hiệu quả.

Nguyên nhân sinh lý

  • Phản xạ tự nhiên
  • Nỗi sợ, ám ảnh một điều gì đó. Có thể do bẩm sinh, di truyền, hoặc ảnh hưởng từ ba mẹ và gia đình. Những sợ hãi thường gặp ở bé:
    • Đang được đặt vào nôi mà ba mẹ lại bỏ đi đâu đột ngột. Đa số bé cần thời gian chuyển tiếp từ lúc rời khỏi tay ba mẹ đến lúc ngủ hẳn. Một số bé không thích ở một mình và luôn muốn có ba mẹ bên cạnh khi ngủ.
    • Chó, mèo hay chim. Ngay cả những con gia cầm hiền lành mà di chuyển đột ngột cũng có thể làm bé sợ hãi.
    • Nhiều bé có thể sợ hải khi thay đồ hoặc khi không mặc đồ, kéo chiếc áo qua mặt, hay những chuyển động bất thường như bị ẵm đột ngột.
  • Tác động bất chợt từ môi trường bên ngoài:
    • Tiếng ồn trong nhà như máy xay thực phẩm, máy hút bụi, tiếng dội toilet hoặc tiếng máy rửa chén. Tiếng nổ máy xe, tiếng hụ còi trên đường, tiếng máy bay hay tiếng sấm sét.
    • Tiếng đồ chơi, tiếng sập cửa hay bất cứ gì đột ngột.

Nguyên nhân bệnh lý

  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Trẻ có các vấn đề về thần kinh, rối loạn thần kinh bẩm sinh
  • Thiếu canxi cũng có thể khiến trẻ rướn người và giật mình khi ngủ
  • Biểu hiện của một số bệnh như viêm họng, viêm tai giữa..
  • Trẻ đang mắc bệnh như bệnh tim, thiếu máu…

Tác hại của việc bé thường xuyên giật mình khi ngủ

Dù đây chỉ là một phản xạ tự nhiên, nếu tình trạng trẻ bị giật mình khi ngủ xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể gây ra một số tác hại đến sức khỏe của trẻ. Một số hệ lụy có thể kể đến như:

  • Trẻ chậm phát triển về cân nặng và chiều cao
  • Sự phát triển của não bộ bị ảnh hưởng khiến trẻ học hỏi kém
  • Trẻ bị ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa
  • Nguy cơ ức chế hô hấp, ngưng thở và đột tử cao

Tham khảo: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cải thiện tình trạng ngủ hay giật mình ở bé

Đối với những nguyên nhân sinh lý như nỗi sợ, lo lắng, đa số các bé sẽ dần thoát khỏi chúng mà không cần ba mẹ can thiệp. Một số lưu ý ba mẹ cần nhớ nhằm giúp con vượt qua nỗi sợ:

  • Mỗi khi dỗ bé, cần nhẹ nhàng và trấn an bé. Các bé cảm thấy sợ thì sẽ khó ngủ. Bé luôn cần cảm thấy an toàn trước khi bắt đầu ngủ.
  • Trấn an bé bằng những câu nói tích cực cho biết bé ổn, bạn luôn ở bên cạnh. Vậy là đủ để bé cảm giác an toàn.
  • Sự cảm thông từ ba mẹ là cảm xúc nuôi dưỡng hiệu quả. Các bé cần cảm giác được yêu thương mỗi ngày và được ba mẹ hiểu mình.
  • Không nên ép bé đối diện với nỗi sợ hãi của bé. Cách này là dành cho người lớn hoặc trẻ lớn, những người có thể suy nghĩ lý luận logic rồi. Các bé thì không đủ khả năng kết nối với thế giới bên ngoài cho đến lúc 3 tuổi đâu.
  • Nên cho bé thêm thời gian và cả không gian. Bạn có thể giúp bé bình tĩnh. Cố gắng đừng để việc bé sợ hãi ảnh hưởng bạn.

Tham khảo: Những gợi ý để bé có giấc ngủ ngon

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần chuẩn bị cho con một không gian ngủ yên tĩnh, cách xa những nơi diễn ra nhiều hoạt động như nhà bếp, phòng khách nhằm hạn chế những tiếng ồn bất chợt.

Nhiệt độ phòng cũng là một yếu tố quan trọng, bố mẹ không nên để phòng quá lạnh hoặc quá nóng. Cạnh nơi ngủ của bé bố mẹ có thể đặt gối ôm hoặc thú bông mềm, nhẹ để chặn người trẻ và giúp trẻ có cảm giác an toàn, ấm áp.

Đồng thời, hạn chế di chuyển trẻ khi ngủ, do điều này cũng có thể khiến con bị giật mình.

Nếu tình trạng giật mình khi ngủ kéo dài kèm theo quấy khóc, hoặc trẻ có thêm những dấu hiệu bệnh lý khác, bố mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nhằm tìm phương pháp điều trị hợp lý cho con

Mẹ cũng có thể tham khảo thêm thông tin về  vấn đề giấc ngủ của trẻ, hoặc nhận được sư tư vấn khi gửi các thắc mắc trong quá trình chăm sóc bé về Góc chuyên gia Huggies nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;