Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Những vấn đề về giấc ngủ của bé

Những vấn đề về giấc ngủ của bé

Mỗi bé chào đời là sự kết hợp giữa các gen di truyền của bố mẹ và những làm cho bé trở nên độc nhất giữa thế giới này. Dù cho vô vàn khác biệt, tất cả các bé vẫn có những nhu cầu chung cần được đáp ứng nhằm đảm bảo sự phát triển cũng như khai mở những tiềm năng. Giấc ngủ là một trong những nhu cầu thiết yếu như vậy. Tuy nhiên, mặc dù là quan trọng và cơ bản cho sức khỏe, tại sao rất nhiều bé lại không chịu ngủ? Cùng Huggies tìm hiểu nguyên nhân tỏng bài viết dưới đây. 

Thông thường, bước đầu tiên để cải thiện giấc ngủ cho bé là tìm hiểu khi nào và tại sao bé trở nên khó ngủ. Trên cơ sở đó sẽ có những giải pháp thiết thực.

Lưu ý: Một vấn đề đối với người này không hẳn là vấn đề của người khác. Nếu bạn hài lòng với thói quen ngủ của bé và bé khỏe mạnh thì không có lí do gì để thay đổi cả.

Những vấn đề thường gặp đối với giấc ngủ của bé

Khi bé hình thành một sự kết nối giữa giấc ngủ và các điều kiện như được bố mẹ cho ăn, đưa nôi, ôm ấp hoặc ngủ cùng để dỗ bé ngủ,và rồi trong các giai đoạn tiếp theo của giấc ngủ khi bé trải qua trạng thái ngủ không sâu và giật mình, khi đó sẽ rất khó để bé ngủ lại nếu không nhận được những chăm sóc quen thuộc như mọi khi.

Vấn đề trong việc dỗ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ như thường gặp ở trẻ là không chịu nằm yên và cưỡng lại chuyện đi ngủ hoặc chúng thức giấc trước khi trải qua trạng thái ngủ sâu hay còn gọi là trạng thái ngủ phục hồi.

Những khó chịu về thể chất khiến cho bé không có giấc ngủ yên có thể từ dạ dày – ruột, có thể do trào ngược, đau bụng, đói bụng, ăn quá mức hoặc do mọc răng.

Thay đổi nếp sinh hoạt thông thường có thể dẫn đến thay đổi trong thói quen ngủ của bé. Chuyển nhà, các dịp đi nghỉ mát, hoặc bước sang một giai đoạn phát triển mới đều có thể khiến bé phải thích ứng với những điều kiện mới cho giấc ngủ.

Những trẻ lớn hơn có thể gặp ác mộng, sợ bống tối và những sợ hãi xung quanh việc đi ngủ. Có một số cha mẹ cho rằng các vấn đề liên quan đến giấc ngủ của con họ là do những nỗi sợ hãi và ám ảnh.

Có trường hợp bố mẹ  nghĩ rằng trẻ có vấn đề về giấc ngủ nhưng trẻ lại có vẻ không mấy mệt mỏi hay có vấn đề. Điều này xảy ra với các bé sơ sinh và những đứa trẻ dường như không cần ngủ quá nhiều mà vẫn khỏe khoắn.

Bố mẹ băn khoăn không chắc cách nào là tốt nhất để dỗ trẻ ngủ và liệu trẻ có phù hợp với cách chăm sóc đó của họ. Điều này có thể ảnh hưởng đến những trẻ kém thích ứng và nhạy cảm hơn những trẻ khác.

Bố mẹ có thể có không biết chắc được chuyện bé ngủ bao lâu thì đủ. Vì vậy nên trang bị những hiểu biết thực tế về việc như thế nào là ngủ bình thường, như thế nào là ngủ đủ.

Giấc ngủ của bé và những vấn đề cần quan tâm

Điều mẹ cần làm

Điều đầu tiên cần xem lại là có nên đòi hỏi bé nên ngủ ngủ ngon, nhiều hơn hiện tại hay không? Thật sự thì chúng ta nên có những mong muốn phù hợp với khả năng thực tế của trẻ.

Những lưu ý về giấc ngủ của bé

Phần lớn các bé không có giấc ngủ liên tục từ tối tới sáng cho đến lúc gần ba tháng tuổi. Cho tới lúc đó, chúng chưa phân biệt được ngày và đêm, chưa hình thành khái niệm về nhịp sinh học.

Nhiều bé vẫn cần được cho bú cho đến khoảng sáu tháng tuổi. Trẻ bú mẹ thì cần được cho bú thường xuyên hơn trẻ bú bình nên sẽ mất thời gian hơn trong việc dỗ ngủ.

Giấc ngủ của em bé thì ngắn hơn nhiều so với giấc ngủ của người lớn. Thời gian từ lúc ngủ sâu đến khi bé thức giấc là năm mươi phút hoặc hơn. Thức suốt đêm là chuyện bình thường và bạn sẽ không thể thay đổi điều đó.

Giấc ngủ không phải là một trạng thái ổn định và không biến đổi mà sẽ thay đổi mọi lúc. Việc con bạn có giấc ngủ ngon vào giai đoạn nào đó không có nghĩa là lúc nào cũng vậy.

Những thay đổi trong gia đình là một thực tế của cuộc sống. Những xáo trộn xảy ra với trẻ do những biến đổi trong đời sống của chính chúng ta là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng là phải linh hoạt làm những việc cần làm vì không có những nguyên tắc chung trong việc chăm sóc giấc ngủ của bé ngoài việc tuân theo các hướng dẫn an toàn.

Những bé bị đau bụng hoặc đau dạ dày cần được săn sóc cho hết đau mới có thể dịu lại và ngủ được. Tắm nước nóng, xoa bóp, đưa nôi, dỗ dành có thể làm cho bé thư giãn và từ từ chìm vào giấc ngủ.

Điều lo lắng đối với các phụ huynh là con họ hay gặp ác mộng và có những nỗi sợ về đêm. Tùy theo lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ mà ta có thể nói chuyện và giải thích cho trẻ hiểu. Thường xuyên âu yếm, trấn an, và ở bên cạnh trẻ là đủ giúp trẻ cảm thấy yên tâm và ngủ lại.

Cách thức chúng ta chăm sóc giấc ngủ bé mỗi ngày góp phần hình thành sự phát triển các hành vi của bé. Với tư cách làm cha mẹ hãy thử và quan sát một cách khách quan những vấn đề trong giấc ngủ của bé và tự hỏi liệu chính chúng ta có góp phần tạo ra chúng không. Điều này thì khó khăn nhưng thường là bước tiên quyết hướng tới việc cải thiện giấc ngủ của mỗi thành viên trong gia đình: bé ngủ ngon, bạn ngủ ngon.

Giấc ngủ của bé

Rất dễ để dụ bé ngủ trở lại

Những nỗ lực của cha mẹ trong việc dỗ trẻ ngủ trở lại đôi khi vô tình hình thành nên những khuôn mẫu khuyến khích trẻ mỗi khi chúng giật mình thức giấc. Chẳng bao lâu những thói quen được hình thành trong điều kiện trẻ trở nên phụ thuộc vào một hình thức can thiệp nào đó từ bố mẹ để có thể ngủ trở lại. Sau đây là một số lời khuyên cho các tình huống mà bạn có thể gặp:

Nếu bé đã quen với việc được bú trước khi ngủ trở lại

Cho bé ăn đầy đủ trong ngày để bé không bị đói lúc đêm. Nếu chăm sóc bé tốt, bạn có thể hi vọng bé ngủ khoảng mười tiếng mỗi đêm từ tháng thứ sáu trở đi.

Những việc cần làm là đặt bé trong một cái nôi sạch sẽ, khô ráo, thoải mái và cho bú mỗi khi bé chợt thức trong suốt thời gian ngủ. Trong ngày cũng thực hiện cùng một cách chăm sóc như bạn làm ban đêm.

Nếu bé đang bú sữa mẹ, hãy cố nhẹ nhàng lấy vú ra trước khi bé thật sự thiếp đi. Khi bé dần quen với việc được đặt vào nôi là ngủ cho đến khi thức dậy, tự bé có thể bắt đầu học những kỹ năng hành xử bản thân.  

Nếu bé đã quen với việc nằm chung giường với bạn trước khi ngủ

Sau khi đã vỗ về, vuốt ve và dỗ dành cho đến khi bé dịu dần, bạn nhẹ nhàng chuyển bé sang nôi hoặc giường riêng của bé khi bé vẫn còn thức, không phải khi bé đã ngủ rồi.

Di chuyển một đứa bé đang ngủ đến giường riêng thường làm trẻ thức giấc. Trong khi nếu để yên cho đứa bé ngủ, nó sẽ có khuynh hướng ngủ thẳng giấc.

Nếu con bạn đủ lớn để hiểu, giải thích cho chúng những điều bạn muốn chúng làm. Như là việc ngủ trên giường của chúng, và nếu chúng thức giấc suốt đêm thì cứ ở yên trên giường và gọi bạn đến.

Cho đến 12 tháng tuổi, nơi an toàn nhất cho bé ngủ là nôi riêng của chúng ngay cạnh giường bố mẹ. Đây được xem như là biện pháp bảo vệ và là lời khuyên của SIDS organisation.

Có thể tham khảo thêm thông tin ở phần Bé không chịu ngủ và Chăm sóc bé.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;