Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Cách cai sữa cho bé

Cách cai sữa cho bé

Tùy vào quan điểm khác nhau mà mỗi người mẹ quyết định độ dài thời gian cho con bú khác nhau. Một số mẹ ủng hộ mạnh mẽ việc cho con bú càng lâu càng tốt trong khi các mẹ khác thì ngược lại. Việc cho con bú là một vấn đề thiên về cảm tính và có nhiều nguyên nhân cho mỗi sự lựa chọn của các bà mẹ. Điều quan trọng là các mẹ nên tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin và sau đó đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân và con mình.

Hiện nay có rất nhiều nguồn thông tin hướng dẫn cách cai sữa và chăm sóc bé sau khi cai sữa. Bài viết dưới đây sẽ khái quát một số điểm cơ bản có thể giúp ích cho bạn.

Nguyên nhân cai sữa cho bé:

  • Do nguồn cung sữa cho bé ngày càng cạn kiệt. Trên lý thuyết thì tất cả mọi phụ nữ đều có sữa cho con bú. Tuy nhiên một vài người không đủ sữa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của con họ.
  • Quyết định mang tính cá nhân. Mỗi người phụ nữ đều có lý do riêng cho lựa chọn cai sữa. Sự thực là có không ít phụ nữ cảm thấy không thoải mái với việc cho con bú. Đối với người mẹ đây cũng có thể là nguyên nhân của việc từng bị lạm dụng tình dục hoặc tổn thương, mặc dù việc này không có chút liên quan với việc cho trẻ bú. Theo đó, sự gần gũi về da thịt khi bé tiếp xúc với ti mẹ khiến mẹ không thể chịu đựng được. Và việc chia sẻ thông tin này đối với người khác lại càng khó khăn. Vì vậy đừng quá tạo áp lực cho bản thân. Đây là con bạn và quyết định cho con ăn như thế nào là hoàn toàn quyền của bạn.
  • Bị đau bầu vú/ đầu ti hoặc viêm vú. Mặc dù các vấn đề này có thể được giải quyết với thời gian, tuy nhiên đối với một số phụ nữ đây đủ là lý do để họ ngừng cho con bú. Tuy nhiên nếu tiếp tục cho con bú sẽ giúp giảm sự viêm vú. Sự căng bầu bú có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và trì hoãn sự phục hồi.
  • Khi có phẫu thuật làm nhỏ ngực, núm vú và quầng vú bị cắt bớt. Khi các hạch và tuyến sữa bị cắt sẽ gây tác động lâu dài tới lượng sữa được tạo ra. Mặc dù vậy, khoảng thời gian giữa lần phẫu thuật ngực và thời gian sinh bé nếu đủ xa, thì người mẹ vẫn có khả năng cho con bú bình thường.
  • Việc đi làm trở lại khiến nhiều mẹ không thể và không muốn tiếp tục cho con bú. Cũng có bà mẹ chọn cho con bú vào buổi sáng hoặc buổi tối sau khi đi làm về.
  • Khi người mẹ bị chẩn đoán ung thư vú và cần phải được phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.

Chăm sóc trẻ sau cai sữa

Một số trẻ rất khó cai sữa và cần phải kiên nhẫn đợi một thời gian cho bé quen với việc bỏ bú mẹ. Những trẻ khác thì lại rất dễ bỏ bú và chuyển ngay sang bú bình. Với bé dưới 12 tháng tuổi, bé cần được uống sữa công thức có bán tại các cửa hàng sữa cho trẻ em hoặc nhà thuốc. Các loại sữa này được đánh giá là an toàn và phù hợp cho việc nuôi trẻ sơ sinh. Các nhà sản xuất sữa công thức thường cạnh tranh khá gay gắt để thu dành được niềm tin của người tiêu dùng.

Nếu bạn phân vân không biết chọn sữa nào, hãy nhờ tới sự tư vấn của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Có thể họ không thể giúp bạn chọn loại nào tốt nhất nhưng thay vào đó có thể cũng cấp những thông tin hữu ích để quyết định loại phù hợp.

Leanne Cooper, một chuyên gia dinh dưỡng của HUGGIES® đã có bài viết dưới đây, hy vọng có thể giúp bạn lựa chọn công thức tốt cho bé.

Lưu ý để chăm sóc bé sau cai sữa

Cách cai sữa cho bé:

  • Từ từ tập cho bé làm quen với việc bú bình. Bú bình rất khác với ti mẹ. Mỗi trẻ có thể thích các dạng núm vú khác nhau, do đó bạn nên thử nghiệm một vài loại để tìm ra loại phù hợp.
  • Trong giai đoạn chuyển từ ti mẹ sang bú bình, hãy ôm và nựng bé nhiều hơn. Hành động này sẽ giúp duy trì mối liên hệ mật thiết giữa mẹ và bé.
  • Đổi tay bế bé khi cho con bú bình. Thường khi cho bé ti mẹ thì các mẹ cũng đổi tay, tuy nhiên khi bú bình thì nhiều mẹ lại giữ nguyên tư thế. Việc đổi bên như vậy có lợi cho sự phát triển tầm nhìn và não bộ của trẻ.
  • Khi cai sữa, bé có thể sẽ không tuân theo trình tự ăn ngủ như bình thường. Bé có thể muốn ăn nhiều hơn hoặc ít hơn, nhiều hoặc ít lần hơn, thậm chí thay đổi cả cách ngủ. Điều này cũng bình thường vì bé cần có sự điều chỉnh khi cai sữa. Hãy kiên nhẫn, bình tĩnh và chăm bé để bé làm quen với cách ăn mới.
  • Hoạt động tiêu hóa của bé lúc này cũng thay đổi theo. Các bé bú mẹ thường đi ngoài phân có màu vàng và mềm. Đối với trẻ cai sữa phân có thể cứng hơn, nặng mùi hơn, có màu khác. Trong vài trường hợp trẻ có thể bị táo bón. Hãy đảm bảo là bạn chuẩn bị sữa theo đúng công thức được tư vấn.
  • Bạn cũng có thể cho bé bú bình bằng sữa được vắt ra từ ti mẹ. Sữa này cũng có thể kết hợp với sữa công thức. Sữa mẹ cho dù chỉ một vài ml thôi nhưng cũng rất giá trị.

Tự chăm sóc bản thân sau khi cai sữa cho bé:

  • Cách cai sữa tốt nhất đó chính là cai sữa từ từ. Bạn có thể cách vài ngày cho con bú. Làm như vậy sẽ giúp cơ thể bạn từ từ điều chỉnh tạo ít sữa và hàm lượng nội tiết tố cũng dần dần ổn định.
  • Chỉ nên vắt bớt sữa để tránh căng bầu ngực, không nên vắt kiệt. Vì khi bạn vắt hết thì cơ thể lại tiếp tục sản sinh ra một lượng sữa mới. Có thể vắt bằng tay hoặc bằng máy.
  • Hãy quan sát bất cứ dấu hiệu nào của bệnh viêm vú. Các triệu chứng như đỏ, sưng, căng, xuất hiện cục u hay các vết đỏ đều chỉ ra sự nhiễm trùng của các mô vú. Ngoài ra còn có hiện tượng giống cúm hoặc nhiệt độ cơ thể tăng cao. Hãy đến cơ sở y tế ngay khi bạn lo lắng.
  • Sử dụng áo ngực vừa vặn và thoải mái. Kích cỡ bầu ngực có thể thay đổi theo ngày nên bạn có thể điều chỉnh dây đeo cho phù hợp.
  • Có mẹ không muốn cho con ngừng ti mẹ và thường có cảm giác buồn bã về việc bắt buộc phải cai sữa. cho con bú là việc làm thuộc về thiên chức của người mẹ nên không tránh khỏi cảm giác trách nhiệm. Trong giai đoạn này tâm sự với gia đình hoặc bạn bè sẽ giúp giảm bớt tâm trạng buồn bã.

Những điều cần nhớ sau khi cai sữa cho bé:

  • Mẹ vẫn tiếp tục tiết sữa vài tháng sau khi con cai sữa. Đôi khi nghe tiếng con khóc hoặc cho con bú bình, mẹ sẽ tự tiết sữa ra ngoài. Do đó bạn nên mang thêm miếng bông lót vào áo ngực cho đến khi thôi tiết sữa.
  • Cần xem xét các biện pháp tránh thai. Mặc dù cho bé bú không giúp bạn tránh thai nhưng nó vẫn có tác động tới sự rụng trứng. Nếu bạn cho con bú cả ngày và đêm thì nồng độ nội tiết tố có lẽ sẽ có vai trò bảo vệ hơn.
  • Trẻ sẽ có thể rúc gần ngực và đòi bú trong khoảng vài tuần sau thời gian bắt đầu cai sữa. Đặc biệt đối với trẻ tập đi cai sữa càng khó khăn hơn khi bé quấy hơn. Bạn nên đánh lạc hướng trẻ bằng cách cho chúng uống sữa ngoài hoặc nước.
  • Mặc một áo ôm sát sẽ làm bé khó tiếp cận với ti mẹ. Thường trong thời gian cho con bú mẹ thường mặc áo rộng để thuận tiện. Điều này vô tình tạo cho bé một thói quen vạch áo của mẹ một cách dễ dàng.

Lập kế hoạch cho tương lai

Một số mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú nên phải đi đến quyết định cai sữa cho con. Họ cũng lo lắng tình trạng tương tự sẽ xảy ra khi họ sinh tiếp bé thứ hai. Tuy nhiên mỗi em bé đều khác nhau về cách ti mẹ và nhu cầu dinh dưỡng. Do đó có thể khi sinh bé thứ 2 tình hình sẽ được cải thiện hơn.

 Một số lợi ích cơ bản của việc cho con bú:

  • Người chồng tâm lý và đề cao việc cho con bú mẹ.
  • Niềm tin lạc quan vào khả năng của bạn về việc cho con bú. Mọi khó khăn đều có thể được khắc phục.
  • Trò chuyện với các mẹ cũng đang cho con bú và học hỏi các kinh nghiệm từ họ. Bình thường hóa việc cho con bú như là một việc làm có giá trị.

Dịch vụ hỗ trợ khi cai sữa cho bé:

Khi bạn gặp khó khăn trong việc cai sữa cho con, bạn có thể tìm sự tư vấn từ các bác sĩ hoặc các trung tâm y tế cộng đồng. Ngoài ra bạn cũng có thể trò chuyện hoặc tâm sự với chồng, bạn bè hay gia đình để có thể kinh nghiệm cũng như trợ giúp tâm lý từ họ.

 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;