Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Bảo Quản Sữa Mẹ Cho Con Bú Đúng Cách

Bảo quản sữa mẹ đúng cách

Trong 6 tháng đầu, bé cần được bú sữa mẹ hoàn toàn để đạt được sự tăng trưởng và phát triển tối ưu. Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ có thể tập cho bé ăn dặm để làm quen với những thực phẩm thô, tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Bài viết dưới đây của Huggies sẽ giúp mẹ hiểu rõ cách bảo quản sữa mẹ cho con bú đúng cách.

Tham khảo: Cho bé bú đúng cách

Hướng dẫn cách bảo quản sữa cho con bú

  • Để ở nhiệt độ phòng (không quá 25 độ C), trong tối đa sáu giờ.
  • Trong hộp mát (có đá viên), tối đa 24 giờ.
  • Trong ngăn mát của tủ lạnh, tối đa năm ngày. Mẹ nên lưu ý để sữa ở trong cùng (nơi lạnh nhất) và đặt xa thịt, trứng hoặc các thực phẩm chưa chín
  • Trong ngăn đông lạnh của tủ lạnh, tối đa hai tuần.

Cách bảo quản sữa mẹ cho con bú sẽ phụ thuộc vào thời điểm mẹ sử dụng sữa. Nếu mẹ dự định sử dụng sữa trong vòng vài ngày, làm lạnh sẽ tốt hơn là đông lạnh. Đông lạnh sẽ phá hủy một số chất trong sữa mẹ có tác dụng chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, sữa mẹ đông lạnh vẫn là sự lựa chọn tốt hơn so với sữa bột.

Nếu mẹ muốn đông lạnh sữa, hãy làm điều đó ngay sau khi mẹ vắt sữa. Đồng thời, mẹ không nên đổ sữa đầy bình hoặc túi đựng sữa, vì thể tích sữa sẽ tăng lên trong thời gian đông lạnh. Nếu bảo quản sữa mẹ trong túi, mẹ hãy cẩn thận không để túi bị rách. Mẹ sẽ không nhận thấy điều này cho đến khi bắt đầu rã đông sữa.

Sữa mẹ đông lạnh nên được rã đông trong ngăn mát của tủ lạnh, và có thể được bảo quản ở đó trong 12 giờ. Mẹ nên nhớ không bao giờ đông lạnh lại sữa mẹ cho con bú một khi nó đã được rã đông.

Tham khảo: Làm sao để nhiều sữa cho con bú

Bảo quản sữa mẹ đúng cách cho con

Lưu ý khi bảo quản sữa

  • Sử dụng bình hoặc túi khử trùng.
  • Dán nhãn rồi ghi ngày tháng lên bình và túi đựng sữa, và sử dụng sữa đã để lâu nhất trước tiên.
  • Vệ sinh máy vắt sữa sạch sẽ. Rửa các bộ phận của máy bằng nước xà phòng nóng và lau sạch chúng trước khi sử dụng.
  • Luôn rửa tay trước khi vắt và bảo quản sữamẹ cho con bú. Giữ mọi thứ sạch sẽ nhất có thể để vi khuẩn không có khả năng phát triển trong sữa mẹ.

Nếu sữa mẹ cho con bú đã được bảo quản trong một thời gian, mẹ có thể nhận thấy sữa bị tách ra làm hai lớp. Điều này là hoàn toàn bình thường, vì vậy, mẹ chỉ cần lắc nhẹ trước khi cho con bú là được. Trong trường hợp này, mẹ có thể hâm nóng sữa bằng cách đặt bình hoặc túi đựng sữa vào một bát nước ấm.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp mẹ biết cách bảo quản sữa mẹ cho con bú rồi nhé!


BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;