Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Trẻ sốt mọc răng

Trẻ sốt mọc răng

Khi nào trẻ mọc chiếc răng đầu tiên?

Phần lớn trẻ mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng tháng thứ 6, nhưng bé yêu của mẹ có thể mọc răng sớm từ 3 tháng tuổi hoặc muộn hơn, đôi khi đến 14 tháng tuổi bé mới mọc răng. Trẻ mọc răng sớm hay muộn  phụ thuộc vào một số yếu tố như thời gian bố và mẹ mọc răng, trẻ sinh đủ tháng hay thiếu tháng (trẻ sinh non thường mọc răng muộn hơn).

Cách mà trẻ trải qua quá trình mọc răng có thể rất khác nhau. Một vài bé có triệu chứng liên quan đến mọc răng như bé chảy nước bọt nhiều, quấy phá nhiều hơn và đặc biệt là trẻ sốt mọc răng vào khoảng một tuần trước khi răng thực sự trồi lên. Trong khi một số bé khác lại không có dấu hiệu gì báo hiệu trẻ sắp mọc răng.

Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng

Trẻ sốt mọc răng biểu hiện như thế nào?

Trẻ sốt mọc răng thường kèm theo các dấu hiệu khác của sự mọc răng. Nên chú ý rằng dấu hiệu mọc răng ở mỗi trẻ rất khác nhau, sau đây là một vài triệu chứng có thể quan sát thấy:

  • Chảy nước bọt nhiều.
  • Quấy phá, đặc biệt vào ban đêm.
  • Khóc nhiều hơn bình thường.
  • Thích nhai vòng mọc răng hoặc vật cứng gì khác.
  • Thay đổi thói quen ăn uống (thường là chán ăn).

Bé thường có những dấu hiệu này khi mọc răng. Tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý: mọc răng có thể làm trẻ sốt mọc răng, nhưng thường nhiệt độ chỉ tăng nhẹ. Nếu bé sốt trên 38,5oC là báo hiệu bé yêu có thể bị bệnh khác mẹ nhé.

Tham khảo: Nhiệt độ trung bình của trẻ sơ sinh

Khi nào thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ?

Trẻ sốt mọc răng, ngoài sốt, có thể quấy khóc nhiều và có một số triệu chứng khác. Nhưng nếu bé có một số dấu hiệu gợi ý bệnh sau, hãy liên hệ để được sự tư vấn của bác sĩ:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trên 38oC.
  • Trẻ trên 3 tháng tuổi có nhiệt độ trên 39oC.
  • Trẻ có sốt kéo dài hơn 24h.
  • Trẻ có tiêu chảy, nôn, hoặc ban kèm sốt.
  • Trẻ rất khó ngủ và nhìn có vẻ bị ốm.
  • Không thể làm dịu sự khó chịu của trẻ.

Tham khảo: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng

Nếu trẻ sốt mọc răng, cách tốt nhất để làm dịu sự khó chịu cho trẻ là đặt một áp lực lên lợi của bé. Mẹ có thể massage lợi với ngón tay sạch hoặc cho trẻ một cái vòng ngậm mọc răng để nhai.

Làm lạnh có thể giúp cho trẻ mọc răng giảm đau. Nhưng có thể làm tổn thương lợi của trẻ nếu quá lạnh. Đặt vòng ngậm mọc răng trong ngăn đông có thể làm cho nó vở và bị xì. Thay vì vậy, mẹ nên đặt vòng mọc răng trong ngăn lạnh cho đến khi nó đủ lạnh. Nếu không có vòng mọc răng, mẹ có thể dùng khăn ướt đặt trong ngăn lạnh để thay thế.

Mẹ nên lưu ý đừng sử dụng gel chà lên lợi trẻ hoặc bất kỳ thuốc gì được giới thiệu là giảm đau lúc mọc răng. Chúng không giúp ích gì đáng kể, đôi khi chứa một số thành phần có hại.

Nếu con mẹ hơn 6 tháng tuổi, có thế sử dụng Paracetamol để giúp giảm đau. Nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Một cách rất hay là làm sao nhãng bé khỏi cảm giác khó chịu lúc mọc răng. Giành nhiều thời gian ở bên con nhiều hơn, hoặc mua cho bé đồ chơi mới. Mẹ đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự âu yếm, một cái ôm tình cảm có thể là cần thiết để kéo tâm trí con ra khỏi sự khó chịu vì cái răng trong miệng bé nhé.

Tham khảo: Cách hạ sốt khi trẻ mọc răng

Mách nhỏ cách chăm sóc răng miệng cho bé

Mọc răng có thể là một khoảng thời gian stress đối với cả mẹ và bé, nhất là khi bé sốt mọc răng. Nhớ rằng đây chỉ là một giai đoạn bình thường. Khi chiếc răng đầu tiên mọc lên, mẹ có thể dùng gạc nhúng nước muối sinh lý NaCl 0,9% vệ sinh răng cho bé. Khi bé khoảng một tuổi, bé đã có nhiều răng, mẹ nên đánh răng cho bé và tập cho bé đánh răng từ từ 2-3 lần hàng ngày, đánh sau bữa ăn với bàn chải mềm dành cho trẻ em để giữ cho răng của bé khỏe mạnh. Nhớ rằng đừng để bé ngủ với một bình sữa hoặc núm vú giả ngậm trong miệng. Hãy luôn nghĩ về một nụ cười tươi thật đẹp của bé yêu của mẹ nhé!

Tham khảo: Vệ sinh răng miệng cho trẻ

>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggiestã dán Huggies size NBtã dán Huggies tràm trà size S

Để cập nhật thêm những thông tin và kiến thức khác về trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn có thể truy cập Huggies ngay. 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;