Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

8 lưu ý quan trọng khi chích ngừa cho trẻ

Những lưu ý quan trọng khi chích ngừa cho trẻ

Trẻ em được khuyến khích tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, vì việc tiêm chủng sẽ giúp bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc các chứng bệnh nghiêm trọng.  Có một số lưu ý ba mẹ cần ghi nhớ trước và sau khi tiêm nhằm đảm bảo con được khỏe mạnh và an toàn nhất.

Tầm quan trọng của việc chích ngừa cho trẻ

Việc chích ngừa sẽ giúp bảo vệ bé khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, sởi, viêm phổi/viêm màng não. Một khi đã được chích ngừa, khả năng bé bị mắc bệnh đã được chủng ngừa của sẽ giảm rõ rệt và nhờ chích ngừa mà hiện nay chúng ta có thể kiểm soát tỉ lệ tử vong do mắc các chứng bệnh nguy hiểm từng tồn tại.

Những lưu ý quan trọng khi chích ngừa cho trẻ 

1. Trước khi tiêm chủng

  • Nên đưa trẻ đi khám sàng lọc trước khi tiêm nhằm phát hiện những bất thường ở trẻ
  • Không nên cho trẻ ăn hoặc bú sữa mẹ quá no trước khi tiêm
  • Nên tắm rữa, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi tiêm. Điều này sẽ giúp tránh nhiễm trùng cho trẻ sau khi tiêm
  • Bố mẹ cần mang đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.
  • Ba mẹ cần trao đổi trước với bác sĩ về vấn đề sức khỏe, loại thuốc đang sử dụng và lịch sử tiêm chủng của trẻ
  • Nếu trẻ có những dấu hiệu dị ứng, sốt, sưng.. mẹ cần trao đổi trước với bác sĩ

2. Sau khi tiêm chủng

  • Trẻ cần được ở lại theo dõi tại cơ tiêm chủng sau khi tiêm ít nhất 30 phút, nhằm đề phòng trẻ bị sốc phản vệ
  • Sau khi về nhà, tiếp tục theo dõi trẻ trong 24 – 48 tiếng xem trẻ có biểu hiện gì bất thường không.
  • Nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
  • Nếu vết tiêm bị sưng đỏ, mẹ có thể chườm lạnh giúp giảm đau và sưng cho trẻ
  • Nếu sốt trên 38 độ thì nên đưa trẻ đi bệnh viện.
  • Mẹ tránh dùng aspirin, các loại thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ

Tham khảo: Chăm sóc trẻ sau khi chích ngừa

3. Địa điểm tiêm chủng

Tùy theo nơi bạn sống, bạn có thể đưa bé đến bệnh viện, phòng khám, các trung tâm y tế hoặc trung tâm tiêm chủng uy tín để được chích ngừa.

4. Các trường hợp không nên tiêm

  • Trẻ sinh non, cân nặng dưới 2,5 kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm vắc xin phòng lao.
  • Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, tiêu chảy.
  • Trẻ mắc bệnh liên quan đến miễn dịch…

5. Phản ứng thông thường sau khi tiêm

Mỗi loại vắc xin thường sẽ có một số phản ứng khác nhau, nhưng những phản ứng nhẹ thường gặp nhất có thể kể đến:

  • Sốt nhẹ, quấy khóc, bú kém, mệt mỏi
  • Tại chỗ tiêm: sưng đỏ, đau, nóng
  • Dị ứng

6. Dấu hiệu nghiêm trọng cần đưa trẻ đến bệnh viện

Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay khi thấy những triệu chứng sau:

  • Sốt cao trên 38 độ C
  • Co giật, chân tay lạnh, tím tái
  • Khó thở, sốt cao dù đã dùng thuốc hạ sốt thông thường
  • Sưng to, đỏ quanh vùng tiêm
  • Đi ngoài phân nước nhiều lần, nôn ói nhiều
  • Xuất hiện hạch cổ, hạch nách, nốt mủ quá to

Tham khảo: Trẻ bị sốt khi nào thì nguy hiểm?

các câu hỏi thường gặp về tiêm chủng cho trẻ

7. Câu hỏi thường gặp về tiêm chủng cho trẻ

Có bắt buộc phải chích ngừa không?

Chích ngừa không bắt buộc nhưng bạn rất nên làm cho bé vì có thể giúp bé ngăn ngừa các loại bệnh lớn tồn tại hiện nay.

Có nên giữ lịch chích ngừa của bé không?

Lịch chích ngừa của bé sẽ được ghi lại trong sổ khám sức khỏe của bé, và bạn nên giữ lại lịch này để theo dõi tình trạng chích ngừa của con.

Nên làm gì khi con bị ốm vào ngày đi chích ngừa

Bạn nên cố gắng đưa bé đi chích ngừa và chỉ nên dời ngày trong trường hợp bé ốm nặng như sốt cao.

8. Một số chú ý khác

  • Bố mẹ cần lưu ý tuân thủ đúng lịch tiêm chủng được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo. Điều này sẽ giúp trẻ được miễn dịch hiệu quả, tránh trường hợp mắc bệnh có thể xảy ra nếu chưa kịp tiêm chủng.
  • Tránh dùng chế phẩm chứa salicylate có trong một số loại thuốc như aspirin, các chế phẩm bôi, dán giảm đau.. trong ít nhất 6 tuần sau tiêm.

Để tìm hiểu thêm thông tin về tiêm phòng cho trẻ, mẹ hãy tham khảo Chích ngừa cho bé và Chăm sóc bé nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;