Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Trẻ mấy tháng thì mọc răng? Dấu hiệu và cách chăm sóc

Trẻ mọc răng

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Bài viết có sự tham vấn y khoa từ Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, chuyên ngành Nội nhi, Khám chữa bệnh trẻ em, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM.

Đón con chào đời và chăm sóc bé nhỏ chưa bao giờ là một hành trình dễ dàng, đặc biệt với các mẹ bỉm lần đầu nuôi con. Nhiều mẹ có thể luôn đặt sự chú ý lên các cột mốc phát triển đầu đời quan trọng của bé như: lật lăn, tập bò, biết đi, cười thành tiếng hoặc đơn giản là... thắc mắc trẻ mấy tháng mọc răng? Và trong bài viết dưới đây, Huggies sẽ chia sẻ những thắc mắc về thời gian khi nào bé mọc răng cũng như các dấu hiệu mọc răng, để mẹ nhà mình yên tâm chăm sóc bé, mẹ cùng đọc nhé!

>>Tham khảo: Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 1 - 3 tuổi

Trẻ mấy tháng mọc răng?

Mọc răng là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ, mang ý nghĩa đặc biệt trong việc chuyển đổi từ sữa mẹ hay sữa công thức sang quá trình nhai nuốt thức ăn đặc. Con yêu của mẹ sẽ bắt đầu mọc răng theo các thời điểm:

  • 6 tháng: con mọc những chiếc răng sữa đầu tiên.
  • 12 tháng: con mọc khoảng 6 chiếc răng.
  • 24 tháng: con mọc 20 chiếc răng.

Đặc biệt, nếu con mọc những chiếc răng đầu tiên khi:

  • 3 hoặc 4 tháng: con đang mọc răng sớm.
  • 9 - 12 tháng: con mọc răng muộn.

trẻ mấy tháng mọc răng

Trẻ mọc những chiếc răng sữa sớm nhất ở tháng thứ 6 (Nguồn: Sưu tầm)

Lịch mọc răng sữa và thứ tự mọc răng của trẻ

Khi bé bắt đầu mọc răng sữa, răng mọc sớm nhất là 2 răng cửa của hàm dưới, sau đó các răng khác sẽ mọc tiếp theo và cuối cùng là 2 răng hàm thứ hai của hàm trên, cụ thể như sau:

  • Mọc răng cửa thứ nhất: hàm dưới lúc 6 tháng rưỡi, hàm trên 7 tháng rưỡi.
  • Mọc răng cửa thứ hai: hàm dưới lúc 7 tháng, hàm trên 8 tháng.
  • Mọc răng hàm thứ nhất: hàm dưới và hàm trên từ 12 – 16 tháng.
  • Răng nanh, hàm dưới và hàm trên: 16 – 20 tháng.
  • Răng hàm thứ hai, hàm dưới và hàm trên: 20 – 30 tháng.

Thông thường, răng sữa mọc trong thời gian bé từ 6 đến 30 tháng tuổi. Tuỳ theo từng bé mà bộ răng sữa sẽ mọc xong lúc bé 2 – 3 tuổi với đầy đủ 20 chiếc răng.

Về thời điểm mọc răng, mẹ có thể theo dõi theo lời dặn của bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh:

bac si

Có thể bé sẽ mọc răng đúng lịch hoặc xê xích 1 tý:

+ 5-8 tháng: 4 răng cửa giữa, thường răng hàm dưới mọc trước

+ 7-11 tháng: 4 răng cửa bên, ngược lại răng hàm trên sẽ mọc trước

+ 2-16 tháng: 4 răng hàm đầu tiên

+ 14-20 tháng: 4 răng nanh

+ 20-32 tháng: 4 răng hàm thứ 2

bac si

Thứ tự mọc răng ở trẻ em sẽ có sự khác nhau giữa các bé

Thứ tự mọc răng ở trẻ em sẽ có sự khác nhau giữa các bé (Nguồn: Sưu tầm)

8 dấu hiệu bé mọc răng mà mẹ nên chú ý

Như đã đề cập phía trên, quá trình mọc răng của con tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, mỗi em bé cũng sẽ có các dấu hiệu mọc răng khác nhau, có bé sẽ không có dấu hiệu nào, có bé sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Chảy dãi: Mọc răng sẽ kích thích chảy nước dãi.
  • Cằm và quanh miệng nổi ban: Khi bé chảy quá nhiều nước dãi, lượng nước này sẽ tiếp xúc với da mặt, miệng và đôi khi là cổ gây ra nổi mẩn.
  • Tụ máu nướu răng: Mẹ có thể thấy một khối u nhỏ hơi xanh bên dưới nướu (lợi) của bé. Đó có thể là hiện tượng tụ máu nướu răng do răng chuẩn bị mọc. Đây là một hiện tượng bình thường và không có gì quá quan ngại, mẹ có thể chườm một miếng gạc lạnh hoặc lấy khăn lau nhẹ để giảm cơn đau cho con, và giúp máu tụ nhanh lành hơn.
  • Bé thường kéo tai hoặc xoa má, cằm: Mẹ biết không, nướu, tai và má có chung các đường dẫn thần kinh. Vì vậy, nếu bé kéo tai hoặc thường xuyên dụi tay vào các vùng má hoặc cằm, rất có thể bé cưng nhà mẹ đang chuẩn bị mọc răng.
  • Bé bị ho: Chảy nhiều nước dãi cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và hay bị ho sặc.
  • Bé khó ngủ: Cơn đau răng và đau lợi là nguyên nhân làm bé quấy khóc và khó ngủ.
  • Bé thích cắn: Những bé nào bắt đầu mọc răng cũng đều có xu hướng muốn cắn bất cứ thứ gì trước mặt chúng.
  • Bé bị sốt mọc răng: Thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi. Vì vậy, những tác nhân gây sốt sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé và gây bệnh. Ngoài ra, lợi bị sưng đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao và kéo dài thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.

Thông thường, các biểu hiện mọc răng kể trên thường xuất hiện trước khi răng mọc khoảng 3 - 5 ngày và tự khỏi sau 3 - 7 ngày. Mẹ có thể quan sát bé kỹ càng trong thời điểm này để không bỏ lỡ thời điểm con mọc những chiếc răng xinh đầu tiên, cũng như chăm sóc bé một cách phù hợp mẹ nhé.

>>Tham khảo: Cách hạ sốt khi trẻ mọc răng

Dấu hiệu trẻ mọc răng và cách chăm sóc trẻ mọc răng

Các bé sẽ có những dấu hiệu mọc răng khác nhau nên mẹ cần chú ý để giúp bé dễ chịu hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc mọc răng của trẻ

Trẻ mọc răng sớm hay muộn sẽ vào một số yếu tố sau đây:

  • Di truyền: Gen di truyền của gia đình có thể ảnh hưởng đến thời điểm mọc răng của con. Nếu bố mẹ hoặc người thân mọc răng sớm thì con cũng có khả năng mọc răng sớm hơn các bạn cùng lứa khác.
  • Chế độ dinh dưỡng: Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian mọc răng của con. Nếu chế độ ăn uống hợp lý, răng của con sẽ được mọc đúng thời điểm, ít khả năng bé bị chậm mọc răng.
  • Hàm lượng canxi và vitamin D trong cơ thể: Thời điểm con mọc răng cũng phụ thuộc rất lớn vào việc con có bị thiếu nguồn vitamin D, cũng như Canxi hay không (hàm lượng dưỡng chất trong sữa mẹ thấp, con sinh thiếu tháng, không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,... ).

Xem thêm:

  • Cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Cách bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh
  • Trẻ mọc răng sớm hoặc muộn có ảnh hưởng gì không?

    Có nhiều bố mẹ sẽ lo lắng nếu như bé nhà mình mọc răng sớm hoặc muộn hơn các bé đồng trang lứa. Thực tế thì độ tuổi mọc răng của bé có thể khá rộng. Các em bé sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên sớm nhất là từ 3 - 4 tháng tuổi hoặc muộn nhất là 14 tháng. Tuy nhiên, một số em bé có thể mọc răng nằm ngoài phạm vi này. Nguyên nhân tác động đến quá trình mọc răng của trẻ thường là do di truyền hoặc do vấn đề thể chất. Nếu bố mẹ quá lo lắng về việc răng của con mình mọc sớm, mọc chậm hoặc có bất kỳ câu hỏi nào về việc chăm sóc răng miệng, hãy trao đổi kỹ hơn với nha sĩ nhé. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để răng của trẻ mọc lên chắc khỏe và không bị dị dạng.

    >>Xem chi tiết: Vì sao trẻ chậm mọc răng?

    Cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng

    Trong giai đoạn mọc răng, con có thể có những biểu hiện khó chịu do nóng sốt, ngứa nướu, mẹ có thể thực hiện một số cách dưới đây chăm sóc bé khi mọc răng:

    • Cho con ngậm núm vú giả
    • Sử dụng paracetamol (thuốc hạ sốt cho trẻ em) liều lượng như khi con bị sốt thông thường
    • Cho con ăn các thức ăn ướp lạnh (trái cây, sữa chua, bánh mì,...) hoặc cho con nhai khăn lạnh (khăn mặt sạch, để ướt và làm mát trong tủ lạnh 15 phút).

    Đặc biệt, theo Healthy children, trong giai đoạn này, nướu của bé rất nhạy cảm, có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công rất cao, mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con nhé. Bước đầu, mẹ có thể dùng khăn sạch để nhẹ nhàng để vệ sinh răng miệng cho con. Khi bé đã dần quen, mẹ có thể chuyển sang dùng bàn chải mềm cho bé.

    >>Tham khảo: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ tập đi đúng cách

    trẻ mấy tháng mọc răng

    Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách rất quan trọng (Nguồn: Sưu tầm)

    Khi nào mẹ cần liên hệ bác sĩ về việc bé mọc răng?

    Bé mọc răng đi kèm các biểu hiện kể trên là bình thường. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý đưa bé thăm khám các bác sĩ chuyên khoa khi thấy các biểu hiện sau:

    • Tụ máu nướu răng lâu và không thuyên giảm dù đã dùng các biện pháp giảm sưng.
    • Sốt cao và tiêu chảy liên tục.
    • Bé kéo tai và má liên tục nhiều ngày.

    Về việc mọc răng bất thường ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể theo dõi theo lời dặn của bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh:

    bac si

    Bình thường trẻ sơ sinh chưa có răng, chiếc răng đầu tiên thường mọc vào khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có trường hợp trẻ mới sinh ra đã có răng hoặc răng mọc sớm trong tháng đầu tiên sau sinh, được gọi là răng sơ sinh.

    Đây là răng bất thường có thể đi kèm các dị tật khác. Chiếc răng này rất dễ bị mòn, ngả màu vàng nâu và sớm lung lay. Nó gây khó khăn cho trẻ khi bú mẹ, gây loét niêm mạc vùng dưới lưỡi hoặc môi, và nguy hiểm nhất là dễ rơi vào đường thở khi trẻ bú. Do đó, nếu thấy trẻ có những chiếc răng này đang lung lay, cần đưa trẻ đến phòng khám răng hàm mặt để nhổ bỏ nhé!

    bac si

    Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ mọc răng

    Bé sưng lợi bao lâu thì mọc răng?

    Thông thường trước khi răng mọc lên trẻ sẽ bị sưng lợi, chảy nước miếng thường xuyên khoảng 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, nếu bố mẹ thấy nhiều đốm trắng nhú lên cùng lúc trên hàm có nghĩa là bé đang mọc nhiều răng cùng 1 lúc. Vậy nên thời gian sưng lợi có thể kéo dài hơn vài tháng.

    Trẻ đi tướt mọc răng có sao không?

    Trẻ đi tướt mọc răng là hiện tượng thường gặp và không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không biết cách xử lý khi trẻ sốt và tướt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

    Nếu bé chỉ đơn giản là đi tướt mọc răng thì tình trạng này chỉ diễn ra 1- 2 ngày trước và sau khi mọc răng. Ngoài ra, tùy vào sức đề kháng của mỗi bé mà thời gian này có thể kéo dài hoặc ngắn hơn một vài ngày. Vậy nên, bố mẹ không cần cho trẻ uống thuốc, mà chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống một cách hợp lý và dinh dưỡng sẽ giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe.

    Tuy nhiên, khi trẻ mọc răng kèm triệu chứng sốt và đi ngoài thì bố mẹ cần chú ý quan sát và theo dõi tình trạng của con. Nếu con có biểu hiện sốt cao, đi tướt nhiều, mùi khó chịu kèm nhầy/máu thì phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện ngay vì đây có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.

    Tham khảo thêm:

  • Trẻ mấy tháng biết nói và những biểu hiện bé sắp biết nói
  • Trẻ mấy tháng biết bò và dấu hiệu bé sắp biết bò
  • Trẻ mấy tháng biết ngồi và cách giúp bé ngồi cứng cáp hơn
  • Trẻ mấy tháng biết đi và cách tập đi cho trẻ hiệu quả
  • Mọc răng là một cột mốc quan trọng của bé và dĩ nhiên, của cả mẹ nữa. Đây là giai đoạn con bắt đầu có thể sử dụng các thức ăn dặm, ăn mềm theo các phương pháp ăn dặm khác nhau. Hy vọng bài viết phía trên đã giải đáp được cho mẹ những lăn tăn về việc trẻ mấy tháng mọc răng. Đừng quên truy cập Góc chuyên gia Huggies để tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan khác trong quá trình chăm sóc bé, mẹ nhé!

    Nguồn tham khảo:

    https://www.healthline.com/health/parenting/when-do-babies-start-teething

    https://www.babycenter.com/health/teething-and-tooth-care/baby-teething-timeline_10355502

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
    Chăm sóc bé 02/01/2019

    Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

    Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

    biểu đồ phát triển của bé
    Chăm sóc bé 15/01/2019

    Biểu đồ phát triển của bé

    Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

    Bà bầu và bệnh thiếu máu
    Mang thai 10/12/2018

    Bà bầu và bệnh thiếu máu

    Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

    Nguyễn Phước Mỹ Linh

    Avatar expert

    Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;